1.2. Cơ sở lý luận của môhình phát triển khu kinhtế qua biêngiới
1.2.5. Nội dung của môhình phát triển khu kinhtế qua biêngiới
Lord và Tangtrongjita (2014) đã đưa ra cách tiến cận theo từng cấp độ để phát triển một SBEZ tương đồng với các bước trong mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới được đề cập trong khuôn khổ luận văn này:
- Cấp độ 1: Thiết lập nền tảng của SBEZ và các hoạt động hỗ trợ ở một hoặc cả hai bên biên giới. Ở giai đoạn này, sự phát triển của Khu này dựa trên mô hình thương mại đơn giản xuất phát từ lợi thế tương đối của hai vùng ở khu vực biên giới, cũng như có thể dựa trên lợi thế thương mại với các quốc gia khác có liên quan [1]. Mỗi bên quốc gia đều có thể phát triển khu kinh tế biên mậu của riêng mình dựa trên các điều kiện hiện có, sự phát triển này cũng bước đầu phản ánh tính khả thi của việc xây dựng khu kinh tế qua biên giới.
- Cấp độ 2: Phát triển chuỗi giá trị xuyên biên giới, cơ cở hạ tầng cứng và mềm cho SBEZ: Cùng với sự phát triển thương mại của hai nước, các mối quan hệ hợp tác qua biên giới cũng sẽ có nhiều bước phát triển thể dưới hình thức các thoả thuận chính thức hoặc không chính thức các chính sách thống nhất liên quan đến phát triển và nâng cấp hệ thống giao thông
vận tải, chẳng hạn như đường sắt và đường bộ giữa hai nước. Ở giai đoạn này, hội đồng quản lý có thể được hình thành ở hai quốc gia láng giềng, và có thể thành lập một nhóm chuyên gia chung để phối hợp hoạt động của chính phủ và doanh nghiệp trong việc thiết kế và thực hiện các dựán đầu tư và thương mại xuyên biên giới [1].
- Cấp độ 3: Sự hợp tác trong hoạt động của SBEZ và hoạt động hỗ trợ. Bước cuối cùng của quá trình hợp tác liên quan đến một mô hình hoàn thiện bao phủ hoạt động thương mại, đầu tư xuyên biên giới, các dịch vụ, trung tâm đào tạo, phát triển ngành công nghiệp và bán lẻ và tài chính [1]. Ở giai đoạn này, một khung khổ hoạt động, thể chế chung cần phải được xây dựng để phối hợp tất cả các vấn đề nảy sinh ở cấp độ Nhà nước và doanh nghiệp, bao gồm các hệ thống trang thiết bị hiện đại qua biên giới, mối liên kết về cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, các khu thương mại, chính sách quản lý tài chính và chính sách tài khoá trong khu vực.
1.2.6. Các nhân tố tác động đến khu kinh tế qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế