Bối cảnh quốctế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị trong và ngoài nƣớc

3.1.2. Bối cảnh quốctế

Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế. Từ nay đến năm 2030, cục diện đa cực định hình rõ nét hơn do thay đổi nhanh chóng tương quan sức mạnh giữa các quốc gia. Mỹ vẫn là siêu cường, tuy nhiên Trung Quốc tiếp tục phát triển và có tiếng nói ngày càng quan trọng trong nhiều vấn đề khu vực và thế giới.Ấn Độ và một số quốc gia ở các khu vực khác tiếp tục vươn lên trở thành những nền kinh tế có quy mô khá lớn, gia tăng ảnh hưởng tại khu vực và trong tương quan với các nước lớn khác.Quá trình tiến tới trật tự đa cực có thể tiềm ẩn những căng thẳng, thậm chí xung đột, kể cả giữa các nước lớn.

Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng gia tăng.Quá trình tiến tới trật tự

5http://vietstock.vn/2011/01/lao-toan-canh-kinh-te-vi-mo-va-co- hoi-dau-tu-1566-178739.htm)

6

đa cực có thể tiềm ẩn những căng thẳng thậm chí xung đột giữa các nước.Chính sách khó dự báo từ chính quyền Mỹ sẽ tạo nguy cơ bất ổn kinh tế toàn cầu. Điển hình nhất là chính sách áp thuế của Mỹ với hàng Trung Quốc gần đây gây nguy cơ “chiến tranh thương mại” giữa hai quốc gia dẫn đầu trong thương mại quốc tế. Xu hướng này ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa các quốc gia, trong đó có quan hệ thương mại giữa Việt Nam với 02 đối tác XNK lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc.

Ở khía cạnh khác, chính sách thương mại tăng bảo hộ thị trường nội địa, tạo căng thẳng leo thang của Mỹ, sự suy giảm trong thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu tại các quốc gia phát triển (Mỹ, EU) có thể khiến thương mại toàn cầu bị cản trở. Đặc biệt với Việt Nam, độ mở cao và thị trường các quốc gia phát triển là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nên những biện pháp bảo hộ như chống bán phá giá, chống trợ cấp, rào cản kỹ thuật... sẽ là yếu tố không thuận lợi cho phát triển XNK.

Xu thế khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, điển hành là Châu Á – Thái Bình Dương. Xu hướng kết hợp các Hiệp định FTA đã có thành một hiệp định duy nhất nhằm tận dụng tối đa lợi ích thương mại có chiều hướng phát triển mạnh.

EU và RCEP sẽ được triển khai. Ý tưởng hình thành các FTA khác như Khu vực tự do hóa thương mại châu Á - Thái Bình Dương (FTA AP) và khu vực tự do thương mại Á - Âu (ASEM) có thể tiếp tục được đẩy mạnh nghiên cứu. Các hình thức hội nhập kinh tế khác như hội nhập tiểu vùng và hội nhập xuyên biên giới diễn ra song song. Sự tự do di chuyển của vốn, con người, hàng hóa…. bởi sự hình thành của cộng đồng kinh tế ASEAN…

Tình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột, sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực cũng là những nhân tố có ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa các nước trên thế

giới, cũng như quan hệ thương mại Việt Nam với các nước láng giềng.

Trong dài hạn, kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục quá trình tái cơ cấu, phục hồi và tăng trưởng trở lại. Theo dự báo, tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới từ nay đến năm 2050 là 3%/năm; quy mô nền kinh tế thế giới sẽ gấp đôi vào năm 2037; Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được thúc đẩy bởi tăng dân số, tiến bộ công nghệ, tự do hóa thương mại giữa các nước và quá trình đô thị hóa. Tương quan sức mạnh kinh tế tiếp tục thay đổi, nhiều khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong thập kỷ tới; Ấn Độ có tiềm năng vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo sức mua vào năm 2050; Việt Nam và Ni – giê – ri – a có thể trở thành các nền kinh tế phát triển nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2050 ( Worldin 2050 tại WC.co.uk/economics, 2015)

Từ nay đến năm 2030, thế giới tiếp tục phải đối phó với nhiều vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước, an ninh mạng… cùng với đó, dân số thế giới tăng và cơ cấu dân số thay đổi theo hướng già hóa, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh, đặc biệt ở các nước đang phát triển, tiếp tục đặt ra những thách thức về tạo công ăn việc làm, đảm bảo phúc lợi, phát triển hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận chăm sóc ý tế, giáo dục, di cư bên trong và ngoài các quốc gia.

Sự phát triển của khoa học công nghệ tiếp tục tái định hình nền kinh tế toàn cầu. Khoa học và công nghệ phát triển nhanh, vượt bậc trong một số lĩnh vực, điển hình là công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo và tự động mới như công nghệ phát triển năng lượng mặt trời, công nghệ sinh học, công nghệ sắp xếp gien, thương mại điện tử… Xu hướng phát triển này làm có tác động làm thay đổi xu hướng sản xuất và thương mại toàn cầu.

Cạnh tranh kinh tế ngày càng phức tạp, các nước lớn cạnh tranh nhằm tập hợp lực lượng ngày càng quyết liệt thông qua đẩy mạnh các sáng kiến liên kết kinh tế. Một số nền kinh tế ở các khu vực khác đang nổi lên với

nhiều thế mạnh sẽ cạnh tranh với các nền kinh tế châu Á trong tương lai. Trong thập kỷ tới, các nền kinh tế tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi chiến lược và mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xu thế thay đổi tư duy kinh tế và phát triển. Nhiều hình thái kinh tế mới đang được định hình như kinh tế mạng, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, các chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu mở rộng nhanh chóng.

3.2. Thực trạng hợp tác kinh tế biên giới Việt Nam với các nƣớc có chung đƣờng biên giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)