Thực trạng hợp tác kinhtế biêngiới ViệtNam với các nƣớc có chung đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 106)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hợp tác kinhtế biêngiới ViệtNam với các nƣớc có chung đƣờng

3.2.1. Hoạt động biên mậu Việt Nam – Trung Quốc

3.2.1.1. Hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua ( 2007 -2017) đã có những bước tiến vượt bậc trong mối quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trên nhiều khía cạnh:

- Về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có nhiều bước tăng trưởng lớn. Đến hết 2017, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam 7.

- Hoạt động đầu tư giữa hai nước cũng có những bước tăng trưởng nhanh chóng: tính đến hết tháng 4/2018, Trung Quốc xếp thứ 7 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 1.900 dự án, tổng vốn đầu tư trên 12,5 tỷ USD8

.

- Ngoài ra Việt Nam và Trung Quốc còn tham gia ký kết các văn bản hợp tác kinh tế giữa hai nước, các khung khổ hợp tác chiến lược mà hai nước cùng tham gia như: “ Hai hành lang, một vành đai”, “Một vành đai, một con đường…”

3.2.1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

7 https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/trung-quoc-tro-thanh-thi-truong-xuat-khau-lon-nhat-cua-viet-nam- 752949.vov

8

Trong giai đoạn 2007 - 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này tăng nhanh qua các năm, từ 3,64 tỷ USD năm 2007 lên 35,46 tỷ USD năm 2015, tương ứng tăng 9,7 lần. Tuy nhiên, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam thậm trí còn tăng mạnh hơn từ 12,71 tỷ USD năm 2007 tăng lên 58,23 tỷ USD năm 2017, tương ứng tăng lên 4,58 lần.

Bảng 3.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sangTrung Quốc giai đoạn 2007 -2017

Năm

Kim ngạch XK của VN sang Trung Quốc

(triệuUSD) Kim ngạch NK của VN từ Trung Quốc (triệuUSD) 2007 3.646,1 12.710,0 2008 4.850,1 15.973,6 2009 5.403,0 15.411,3 2010 7.742,9 20.203,6 2011 11.613,3 24.866,4 2012 12.836,0 29.035,0 2013 13.177,7 36.886,5 2014 14.928,3 43.647,6 2015 16.567,7 49.458,0 2016 21.950,4 50.018,8 2017 35.462,7 58.228,6 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

3.2.1.3. Hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam - TrungQuốc Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2016 đạt 3,34 tỷ USD, tăng 44,2% so với năm 2015 và tăng 55,1% so với năm 2014. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 56,7% so với năm 2015 và tăng 47,1% so với năm 2014; Nhập

khẩu đạt 1,01 tỷ USD, giảm 12,8% so với năm 2015 nhưng tăng 8,1% so với năm 2014.

a. Tại tỉnh QuảngNinh

Theo Sở Công Thương Quảng Ninh, trong năm 2016, có 962 doanh nghiệp cả nước hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới trên địa bàn của tỉnh (tăng 7% so với năm 2015), với tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu ước đạt 14,55 tỷ USD, tăng 47,5% so với năm 2015. Trong đó, xuất khẩu trực tiếp đạt 5,47 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2015; hàng hóa tạm nhập, tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan đạt khoảng 9,08 tỷ USD, tăng 99,6% so với năm 2015. Năm 2016, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chịu nhiều tác động từ cơ chế, chính sách của cả Việt Nam và Trung Quốc về quản lý biên giới, trao đổi thương mại biên giới.Tổng giá trị hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái đạt trên 14.700 triệu USD năm 2017

b. Lạng Sơn

Theo Sở Công Thương Lạng Sơn, năm 2016, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt trên 3,4 tỷ USD, trong đó riêng xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, tăng 45%, nhập khẩu đạt trên 1,4 tỷ USD, giảm 27% so với năm 2015. Nguyên nhân của việc xuất

khẩu tăng mạnh là do cộng động doanh nghiệp đã phát huy tốt kinh nghiệm tổ chức kinh doanh với thị trường Trung Quốc. Ngay từ đầu năm 2016, các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc đã chủ động mở rộng thị trường hai bên và đẩy mạnh quan hệ trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, các ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Trung Quốc (đến nay Trung Quốc đã cắt giảm cho Việt Nam 95,4% tổng số dòng thuế, chiếm 91,6% kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó hầu hết là các mặt hàng nông, thủy sản.

c. Lào Cai

Theo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Lào Cai, năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh ước đạt 1,83 tỷ USD, đạt 80% kế hoạch đề ra, giảm khoảng 18% so với năm 2015. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 1,15 tỷ USD, giảm 7% so với năm 2015 (chiếm 62% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Nhập khẩu đạt khaorng 681 triệu USD, giảm 32% so với năm 2015 (chiếm 32% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu).

Năm 2016, các hoạt động tại cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu tác động lớn của những chính sách biên mậu, xuất nhập khẩu từ Trung Quốc ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu. Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu là do có tới 50% hàng hóa xuất nhập khẩu đi qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thường xuyên không ổn định. Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm 2016, nhiều mặt hàng không thể thông quan do Trung QUốc siết quản lý biên mậu.

Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới tiếp giáp với Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và đề ra nhiều các yêu cầu kiểm dịch gắt gao đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó Trung Quốc tiếp tục tiến hành điều chỉnh dải kinh tế biên giới khu khai phát thí điểm quốc gia Đông Hưng, Quảng Tây, tăng cường các biện pháp siết chặt quản lý hàng hóa từ Việt Nam theo loại hình kho ngoại quan (KNQ), tạm nhập tái xuất (TNTX) nhập vào các địa phương thuộc khu vực phía Đông khu khai phát thí điểm quốc gia Đông Hưng; duy trì hoạt động tuần tra kiểm soát 24/24, nhất là tại khu vực đường biên giới xã Bắc Sơn - Hải Sơn, Hải Hòa và khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Hải Hà). Xây dựng khung nhà sắt cách sông biên giới khoảng 30m để làm chốt trực quản lý, kiểm soát người và phương tiện ra vào; đặt bê tông trên một số con

đường nhằm ngằn chặn vận chuyển hàng lậu nhập từ bờ sông biên giới vào nội địa Trung Quốc; xây dựng thêm 03 nhà ở, làm việc của lực lượng liên ngành (Công an, Biên phòng và Hải quan); đăng biểu ngữ với nội dung ngăn chặn hành vi buôn lậu hàng hóa và xây dựng các tuyến hào sâu 1-2m dọc biên giới để ngăn chặn việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam tại khu vực địa điểm xuất hàng như Đại Vai, Lục Chắn. Ngoài ra, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) đã xây dựng các hàng rào quốc phòng tiêu chuẩn 4,5m và áp dụng chương trình chống buôn lậu “tuyến 1 bịt kín, tuyến 2 đóng chặt, chỉnh đốn thị trường”.

Tại một số lối mở, trong năm 2016, Trung Quốc đã bịt kín 186 tuyến đường mòn biên giới và tiếp tục thúc đẩy cơ chế hợp tác chống buôn lậu qua biên giới tổng hợp với 4 tỉnh của Việt Nam là Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang và Lạng Sơn.

3.2.2. Hoạt động biên mậu Việt Nam –Campuchia

3.2.2.1. Hợp tác kinh tế Việt Nam – Campuchia

Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua ( 2007 - 2017) đã có những bước tiến vượt bậc trong mối quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trên nhiều khía cạnh:

- Về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có nhiều bước tăng trưởng lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia hiện đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN và đứng thứ 23 trong khoảng hơn 200 thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (năm 2016).

- Hoạt động đầu tư giữa hai nước cũng có những bước tăng trưởng nhanh chóng: hiện Việt Nam có khoảng 206 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký 3,02 tỷ USD, nằm trong 5 nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất tại Campuchia. Về phía Campuchia, cũng có 18 dự án

đầu tư ở Việt Nam với tổng trị giá 58,1 triệu USD9

.

- Ngoài ra Việt Nam và Campuchia còn triển khai các thỏa thuận hợp tác kết nối mạng lưới giao thông khu vực biên giới và các hành lang giao thông khác, tạo điều kiện thông thương giữa hai nước.

3.2.2.2. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam Campuchia Trong giai đoạn 2007 - 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia mặc dù có xu hướng tăng nhanh nhưng không ổn định, tăng từ 1041,1 triệu USD năm 2007 lên 2.929,9 triệu USD năm 2012 và giảm còn 2199,4 triệu USD năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh nhất vào các năm 2008, 2010 và 2011, với mức tăng lần lượt là 47,1%, 34,06% và 61,08%. Tính chung cả giai đoạn 2007 - 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này đạt bình quân 10,9%/năm, thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn (16,1%/năm). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần, nhưng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia còn thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và có xu hướng giảm, từ 2,14% (năm 2007) xuống 1,25% (năm 2016).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia hiện đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN và đứng thứ 23 trong khoảng hơn 200 thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (năm 2016). Điều đó cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế trong phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.

Trong giai đoạn này, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt

9

Nam sang Campuchia trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Campuchia mặc dù có xu hướng giảm dần (từ 29,3% năm 2007 xuống 17,8% năm 2016) nhưng vẫn đạt tỷ lệ khá cao. Năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Campuchia đạt 12,37 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam đạt 2,199 tỷ USD).

Tính chung cả giai đoạn 2007 - 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và chiếm 29,4% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Campuchia.

Như vậy, sau 10 năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia tăng 2 lần, nhưng tỷ trọng của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước giảm.

Bảng 3.3.Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang

Campuchia giai đoạn 2007 - 2016

Năm

XK của Việt Nam sang Campuchia Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (triệu USD) Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Campuchia (triệu USD) Tỷ lệ kim ngạch XK của Việt Nam

sang Campuchia/tổ

ng KN xuất khẩu của Việt

Nam (%) Tỷ lệ kim ngạch XK của Việt Nam sang Campuchia/tổ ng KN nhập khẩu của Campuchia (%) Kim ngạch (triệu USD) Chỉ số phát triển (%) 2007 1041,1 33,37 48561,4 3554,8 2,14 29,3 2008 1531,6 47,11 62685,1 4416,6 2,44 34,7 2009 1166,5 -23,84 57096,3 3905,7 2,04 29,9 2010 1563,8 34,06 72236,7 4902,5 2,16 31,9 2011 2519,0 61,08 96905,7 6143,3 2,60 41,0 2012 2929,9 16,31 114529,2 7466,7 2,56 39,2 2013 2934,0 0,14 132032,9 8231,5 2,22 35,6 2014 2685,4 -8,47 150042,0 9702,4 1,79 27,7 2015 2395,2 -10,81 162439,0 10668,9 1,47 22,5 2016 2199,4 -8,17 175900,0 12371,0 1,25 17,8 2007- 2016 20.965,9 10,91 1.072.428,3 71.363,4 2,0 29,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

3.2.2.3. Hoạt động thương mại biên mậu Việt Nam – Campuchia ở một số tỉnh Biên giới

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia trong năm 2016 đạt 719,9 triệu USD, giảm 11,2% so với năm 2015, nhưng tăng 20,1% so với năm 2014. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 266,8 triệu USD, tăng 13,2% so với năm 2015 và tăng 19,6% so với năm 2014; Nhập khẩu đạt 453,1 triệu USD, giảm 22,4% so với năm 2015, nhưng tăng 0,5% so với năm 2014.

* Tây Ninh:

Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới của tỉnh Tây Ninh ước đạt 732,83 triệu USD, giảm 18% so với năm 2015. Trong đó, xuất khẩu đạt 393,01 triệu USD, giảm 7,51%; nhập khẩu đạt 339,82 triệu USD, giảm 27,65% so với năm2015.

Năm 2016, hoạt động thương mại biên giới của tỉnh Tây Ninh gặp nhiều khó khăn, dẫn đến kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh giảm mạnh. Nguyên nhân, do phía Campuchia ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ đã làm giảm kim ngạch nhập khẩu từ Campuchia qua các cửa khẩu của Tây Ninh và gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra, chính sách thiết chặt hoạt động thu thuế đối với hàng hóa do các doanh nghiệp Việt Nam xuấtsang Campuchia (trước đây thu thuế đối với từng xe hàng xuất khẩu, nay thu thuế theo số lượng, theo mặt hàng và một số mặt hàng bên phía Campuchia đánh thuế cao) làm giảm kim ngạch xuất khẩu qua biên giới của tỉnh. Bên cạnh đó, các lực lượng đối lập của Campuchiatăng cường tuyên truyền kêu gọi tẩy chay hàng Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam cũng hạn chế xuất khẩu, mở rộng sản xuất, kinh doanh tại thị trường Campuchia.

Theo số liệu của Sở Công Thương An Giang thì Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới trong giai đoạn 2007 - 2016 không ổn định và còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 233,05 triệu USD (năm 2007) lên 999,3 triệu USD (năm 2013) và giảm còn 301,6 triệu USD (năm 2016). Đồng thời, tỷ lệ của kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh tăng từ 36,5% năm 2007 lên 64,9% năm 2012 và giảm còn 37,7% năm 2016. Tính chung cả giai đoạn 2007 - 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới của Tỉnh đạt khoảng 4,61 tỷ USD, chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh.

Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới giảm mạnh trong các năm 2014, 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới còn phụ thuộc nhiều vào giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh.

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh trong giai đoạn 2007 - 2016 mặc dù còn thấp, đạt bình quân 2,91%/năm nhưng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch xuât khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh (đạt 2,54%/năm) và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của kim ngạch xuât khẩu hàng hóa qua cảng Mỹ Thới (đạt 2,32%/năm). Điều đó cho thấy xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh thời gian qua được cải thiện nhưng còn chậm. Tuy nhiên, chỉ số phát triển của kim ngạch xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh trong giai đoạn này không ổn định, đạt mức tăng trưởng cao vào các năm 2010, 2011, 2012 (đạt lần lượt 63,07%; 48,01%; 48,18%) và giảm mạnh vào năm 2014 (giảm 64,93%).

3.2.3. Hợp tác biên mậu Việt Nam –Lào

Việt Nam và Lào trong thời gian qua ( 2007 -2017) đã có những bước tiến vượt bậc trong mối quan hệ hợp tác kinh tế hai nước trên nhiều khía cạnh:

- Về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có nhiều bước tiến, tuy nhiên sự tăng trưởng là chưa ổn định qua các năm.

- Hoạt động đầu tư giữa hai nước cũng có những bước tăng trưởng nhanh chóng: Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký đầu tư vào Lào 411 dự án với khoảng 3,7 tỷ USD, lũy kế tổng vốn thực hiện đạt trên 1,6 tỷ USD, tương đương 43%, nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt kết quả tốt.

- Ngoài ra Việt Nam và Lào còn triển khai các thỏa thuận hợp tác khác. Ngày 5/2/2018, hai bên đã ký 12 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế giúp quan hệ Việt – Lào có cơ sở phát triển lên tầm cao mới.

3.2.3.2. Hoạt động thương mại Việt Nam –Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)