Kinhnghiệm quốctế về môhình phát triển khu kinhtế qua biêngiới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 47)

1.2. Cơ sở lý luận của môhình phát triển khu kinhtế qua biêngiới

1.2.7. Kinhnghiệm quốctế về môhình phát triển khu kinhtế qua biêngiới

1.2.7.1. Khu kinh tế qua biên giới Trung Quốc – Mông Cổ

Vào tháng 8/2014, trong chuyến thăm Mông Cổ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước đã ký kết Bản ghi nhớ về việc thành lập Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung Quốc - Mông Cổ. Dự kiến khu vực hợp tác này bao gồm thành phố Erenhot thuộc khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc và thị trấn Zamyn Üüd của Mông Cổ. Bản ghi nhớ đã nêu rõ những nguyên tắc, cơ sở và các yêu cầu cụ thể về cơ sở vật chất kỹ thuật để xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới này. Đây được coi là sự kiện nổi bật trong chuyến công du của chủ tịch Tập Cận Bình, thể hiện nỗ lực và thiện chí của cả hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Trong hội nghị, cả hai bên đã nhất trí đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu hợp tác xuyên biên giới để sớm thúc đẩy các hoạt động thương mại, tăng cường hợp tác và đầu tư, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân cả hai nước. Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Thương mại Trung Quốc Tào Hồng Anh và Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Mông Cổ Badelehan đã cùng ký kết bản kỷ yếu hội nghị, thống nhất những nội dung quan trọng trong dự án. Theo yêu cầu của phía Mông Cổ, đại diện của hai nước đã tiến hành nghiên cứu thực địa ở Trung tâm Hợp tác quốc tế Horgos thuộc khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung Quốc - Kazakhstan để khảo sát và học hỏi

kinhnghiệm [12].

Sau hội nghị trên, các ban ngành có liên quan thuộc khu tự trị Nội Mông đã phối hợp với Bộ Thương mại Trung Quốc trong việc hỗ trợ chính quyền thành phố Erenhot xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới, và phấn đấu để đạt được kế hoạch hoạt động đã đề ra từ đầu năm. Phía Mông Cổ cũng triển khai kế hoạch đề ra một cách hiệu quả, công tác nghiên cứu quy hoạch và xây dựng được triển khai.

Theo dự kiến, dự án xây dựng khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung Quốc - Mông Cổ sẽ là nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại Trung Quốc - Mông Cổ. Đối với khu tự trị Nội Mông nói riêng, đây sẽ là điều kiện quan trọng để mở cửa nền kinh tế vốn khép kín của khu vực này, giúp tăng cường thu hút ngoại tệ, góp phần điều chỉnh cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy sự phát triển của khu vực dịch vụ. Sau khi đi vào hoạt động, dự án này hứa hẹn sẽ đóng vai trò như một điểm tựa quan trọng của vành đai kinh tế ven biên giới, đưa Erenhot trở thành đầu cầu thương mại trong khu vực tự trị ở phía bắc Trung Quốc [12].

1.2.7.2. Đặc khu kinh tế biên giới Thái Lan - Myanmar [18]

Truyền thông Thái Lan đưa tin Nội các nước này thông qua dự thảo xây dựng đặc khu kinh tế tại khu vực biên giới miền Tây Bắc giáp Myanmar, phát triển hành lang kinh tế kết nối miền Đông và miền Tây Thái Lan.

Theo quy hoạch, kế hoạch xây dựng giai đoạn đầu đặc khu kinh tế sẽ có diện tích khoảng 8,96 km2, trong đó có kế hoạch xây cây cầu hữu nghị thứ hai tại biên giới Thái Lan-Myanmar để giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu hữu nghị Thái Lan-Myanmar hiện nay.

Quy hoạch đặc khu kinh tế còn bao gồm xây dựng khu công nghiệp, trung tâm vận chuyển và tập trung tàu thuyền, khu miễn thuế, kho ngoại quan, trạm kiểm tra hải quan.

Ngoài ra, Nội các Thái Lan cũng nhất trí đầu tư ban đầu 51 tỷ baht để xây dựng cơ sở hạ tầng tại nhiều tỉnh miền Trung và miền Bắc. Trước đó, ngày 17/12/2012, Tổng thống Myanmar U Thein Sein và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã có cuộc trao đổi về sự phát triển của Đặc khu Kinh tế Dawei SEZ, theo đó, Thái Lan chịu trách nhiệm thực hiện phát triển hạ tầng như xây dựng đường xá, cảng biển nước sâu, khu công nghiệp, nhà máy điện, hệ thống xử lý và cung cấp nước, thông tin, và đường sắt cao tốc tại Đặc khu Kinh tế này.Hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Dawei SEZ từ hồi tháng 5/2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)