CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu Luận án bao gồm nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ cấp liên quan đến hoạt động về thương mại Việt Nam với các nước láng giềng, cơ sở lý luận về mô hình phát triển qua biên giới. Đối với dữ liệu thứ cấp, đây là dữ liệu do người khác thu thập, những dữ liệu này có thể là dữ liệu đã xử lý hoặc dữ liệu chưa xử lý (dữ liệu thô). Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các giáo trình, các báo cáo, đề án, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành; Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê, các báo cáo điều tra thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp bán lẻ của Bộ Công thương, viện Nghiên cứu Thương mại….
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để: tổng hợp và thống kê, phân tích những dữ liệu về quan hệ thương mại; tổng hợp, phân tích và đánh giá xu hướng vận động của quan hệ thương mại của Việt Nam và các nước có chung biên giới nhằm tìm ra mô hình khu kinh tế qua biên giới thích hợp.
Đây là phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu lý thuyết (phần cơ sở lý luận) và đánh giá thực trạng (chủ yếu ở chương 3, chương 4). Để có thể lựa chọn được mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới, Luận văn đã đi phân tính thực trạng hợp tác, phát triển kinh tế giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới. Trong đó, Luận văn đã đi phân tích từng khía cạnh quan trọng như: Tìm hiểu về các văn bản đã ký kết giữa hai nước, thực trạng phát triển thương mại (kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu xuất nhập khẩu), tình hình đầu tư giữa hai nước, đặc biệt là thực trạng thương mại khu vực biên mậu giữa Việt Nam với các nước này. Từ các kết quả của việc thu thập thông tin, xử lý số liệu, Luận văn sẽ diễn giải, phân tích triển
vọng của việc phát triển mô hình kinh tế qua biến giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đưa ra các đánh giá về lựa chọn mô hình phù hợp trong chương 4.
Đây cũng là phương pháp dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu những cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới, nội dung và quy trình xây dựng mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới.
Luận văn đã tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá nguồn dữ liệu thứ cấp để làm tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng chương tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu, chương cơ sở lý luận về phát triển mô hình khu kinh tế qua biên giới, cũng như khi phân tích thực trạng phát triển khu kinh tế qua biên giới.
2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu các nội dung của luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với lựa chọn mô hình khu kinh tế qua biên giới của Việt Nam với các nước lạng giềng phù hợp nhất.
Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoàinước
-Những tồn tại và những vấn đề mang tính mới mà luận văn cần giảiquyết
-
Cơ sở lý luận
- Một số khái niệm liênquan
- Các nhân tố hình thành mô hình khu kinh tế qua biên giới
- Các điều kiện xây dựng hô hình khu kinh tế qua biên giới
- Nội dung của mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốctế
- Phân loại các mô hình phát triển khi kinh tế qua biên giới
- Kinh nghiệm quốc tế về mô hình phát triển khu kinh tế qua biêngiới
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng
-Phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích kinhtế -Phương pháp chuyêngia
-Đánh giá các nhân tố tác động phát triển mô hình khu kinh tế qua biêngiới
Bối cảnh và các điều kiện phát triển khu kinh tế qua biên giới
-Bối cảnh kinh tế, chính trị trong và ngoàinước
- Thực trạng hợp tác kinh tế biên giới Việt Nam với các nước có chung đường biêngiới
+ Hoạt động biên mậu Việt Nam - Trung Quốc + Hoạt động biên mậu Việt Nam - Campuchia + Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Lào
- Thực trạng triển khai mô hình kinh tế qua biên giới của Việt Nam với các nước có chung đường biên giới hiệnnay
Mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
- Đề xuất mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
+ Mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của Việt Nam với Trung Quốc + Mô hình phát triển khu kinh tế qua biên giới của Việt Nam với Lào
CHƢƠNG 3: BỐI CẢNH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ QUA BIÊN GIỚI CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị trong và ngoài nƣớc
3.1.1. Bối cảnh trong nước
3.1.1.1. Bối cảnh của Việt Nam
* Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người của nước ta theo giá thực tế đạt khoảng3.000 USD, tương ứng gấp gần 1,5 lần so với GDP bình quân đầu người hiện nay (năm 2014, GDP bình quân đầu người đạt 43,4 triệu đồng, tương đương 2052 USD). Đồng thời, thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010 và thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư… Như vậy, trong thời gian tới, cùng với những giải pháp tích cực để thực hiện và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, với mong muốn thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư đòi hỏi cần có sự đầu tư vào các khu vực, địa bàn kinh tế kém phát triển, mức sống người dân thấp như các khu vực biên giới.
* Định hướng phát triển khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Nhằm khai thác lợi thế khu vực biên giới đất liền trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau nghiên cứu xây dựng và phát triển các khu hợp tác kinh tế biên giới Việt - Trung. Những định hướng trong phát triển khu hợp tác kinh tế biên giới Việt - Trung là một trong những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc. Quá trình hợp tác sẽ tạo ra những thuận lợi/cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với phát
triển kinh tế, thương mại của mỗi nước.Hợp tác kinh tế biên giới Việt - Trung trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng cao sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại và dịch vụ qua biên giới Việt - Trung.
- Tiếp tục phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, cũng như những tương đồng về văn hóa, chính trị, đặc biệt là việc xác định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Trung Quốc có ảnh hưởng đến hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
Thứ nhất, quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới tiếp tục phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế về vị trí địa lý, có chung đường biên giới. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại biên giới của Việt Nam với Trung Quốc, từ đó góp phần phát triển quan hệ thương mại chung giữa hai nước. Đồng thời, với lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam còn là cửa ngõ để các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực ASEAN và nhiều nước trong khu vực.
Cùng với đó, với sự tương đồng về văn hóa, chính trị cũng vẫn tiếp tục là những nhân tố tạo thuận lợi đối với phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước thời gian tới.
Thứ hai, sự phát triển của hai tuyến hành lang kinh tế (gồm hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh và hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc (bao gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và tỉnh Hải Nam, Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây của Trung Quốc) trong thời gian tới cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Hai tuyến hành lang và một vành đai sẽ được khai thác và phát huy hiệu quả hơn, cùng với đó, hàng hóa luân chuyển giữa hai nước sẽ thuận lợi hơn, tạo điều kiện gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước.
Thứ ba, với việc xác định “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” được xác định từ năm
2008 nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 5/2008) đã và sẽ tiếp tục tạo cơ sở cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại hai nước phát triển ổn định, lâu dài.
* Định hướng phát triển khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia: Thể hiện ở mục tiêu phát triển thương mại biên giới với hai nước này:
Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển thƣơng mại biên giới
Tầm nhìn Mục tiêu Định
hƣớng
- Chiến lược
thương mại quốc tế - Hội nhập sâu vào khu vực và quốc tế
- Hợp tác nhiều mặt với các nước có chung biên giới
- Quan hệ láng giềng của các địa phương biên giới
- Giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường
- Bảo đảm an ninh quốc phòng
- Cầu nối trung chuyển hàng hóa và dịch vụ
- Năng động, có sức cạnh tranh cao
- Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội
- Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước
- Tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
- Thu hẹp khoảng cách phát triển
- Hàng hóa - Thương nhân và cư dân biên giới
- Cửa khẩu và chợ biên giới
- Thuế, phí, lệ phí
- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ
- Kho bãi, kinh doanh, giao nhận, vận chuyển
- Trang thiết bị kỹ thuật và thủ tục hành chính
Nguồn: Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới
3.1.1.2. Bối cảnh của các nước láng giềng
a. Trung Quốc
Chính trị Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XVIII của Trung Quốc.
Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XVIII của Trung Quốc đã xác định những điểm mới đối với phát triển kinh tế - xã hội, là định hướng xuyên suốt cho chiến lược phát triển kinh tế và thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn tới, từ đó có ảnh hưởng đến quan hệ thương mại của Trung Quốc với các nước, trong đó có Việt Nam. Cụ thể một số điểm mới trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XVIII của Trung Quốc như sau:
Thứ nhất là mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Từ năm 1992, Trung Quốc nêu lên mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa sau đó qua 2 nghị quyết Trung ương 3 khóa 14 và Trung ương 3 khóa 16 đã đặt vấn đề hoàn thiện thể chế này. Tại Đại hội 18, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa bằng cách bồi dưỡng các chủ thể của thị trường để thị trường phát triển một cách đồng bộ, không chỉ thị trường về vốn, thị trường bất động sản, công nghệ, laođộng…
Thứ hai là chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế.Tại Đại hội XVII, Trung Quốc đã đặt ra vấn đề chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế.Những năm qua, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư, xuất khẩu. Đại hội lần này đặt ra vấn đề: Tăng trưởng không chỉ dựa vào đầu tư và xuất khẩu mà còn phải coi trọng cả vấn đề tiêu dùng. Đồng thời, cần phải tiếp tục thúc đẩy cải cách thể chế chính trị, hoàn thiện cơ chế có sự thống nhất hữu cơ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý theo pháp luật và nhân dân làmchủ.
Thứ ba là xây dựng cường quốc văn hóa, trong đó có nhấn mạnh sẽ tiếp tục gia tăng sức mạnh mềm của văn hoám đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, biến công nghiệp văn hóa trở thành một trụ cột của nền kinh tế quốc dân.
lên trong Đại hội lần này là phấn đấu đến năm 2020, GDP và thu nhập của cả dân thành thị và nông thôn sẽ tăng gấp đôi so với năm2010.
Thứ năm là xây dựng “văn minh sinh thái”.Đây là điểm mới, chính thức đưa vào văn kiện đại hội.Trong 3 thập kỷ phát triển mạnh mẽ vừa qua, vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành một thách thức lớn của Trung Quốc. Vì vậy, xây dựng văn minh sinh thái, tiết kiệm năng lượng là quốc sách của Trung Quốc, trong đó cần đẩy mạnh 3 phát triển: phát triển xanh, phát triển tuần hoàn và phát triển khí các bonthấp.
Như vậy, với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ bền vững, bao gồm cả về chất lượng và tốc độ tăng trưởng, đòi hòi cần khắc phục những mất cân bằng đối với mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Xu hướng phát triển này có tác động trực tiếp tới cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng hóa xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, từ đó có ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong đó có việc triển khai, xây dựng mô hình KTTQBG.
Cùng với những định hướng nêu trên, triển vọng về phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong thời gian tới có ảnh hưởng lớn đến quan hệ hợp tác kinh tế của Trung Quốc với các nước, trong đó có Việt Nam, cụ thể như sau:
+ Theo dự báo của ngân hàng thế giới và Goldman Sachs, Trung Quốc có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2025 và sẽ có sự “trỗi dậy nổi bật”. Đến năm 2050, Trung Quốc sẽ giải quyết được các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đẩy mạnh cải cách chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng. Theo đó, Trung Quốc sẽ tiến tới chia quyền lãnh đạo thế giới với Mỹ, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do vậy các tranh chấp về tài nguyên, lãnh thổ sẽ gay gắt hơn.
Theo kết quả dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đến năm 2030, mặc dù Mỹ là quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc lại là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. Việt Nam là một trong
những nước láng giềng với quốc gia lớn mạnh này cũng sẽ chịu ảnh hưởng của những nhân tốnày.
Sự phát triển thần kỳ của Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục có tác động cả tích cực và tiêu cực đối với phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước thời gian tới, vừa tạo ra cơ hội lớn, vừa là thách thức không nhỏ đối với các hoạt động kinh tế, thương mại của Việt Nam nói chung, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Đơn vị tính: ngàn tỷ USD
Hình 3.1: Dự báo 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đến năm 2030
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - United States Department of Agriculture.
+ Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, nhu cầu hàng hóa nhập khẩu của quốc gia này cũng sẽ có sự thay đổi theo hướng khắt khe hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn. Khi đó, hàng hóa xuất khẩu của các nước nói chung, trong đó có Việt Nam tới thị trường Trung Quốc nếu không nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn.
* Định hướng kinh tế đối ngoại và hội nhập của Trung Quốc:
Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục xác định đưa Trung Quốc trở thành cường quốc lớn có khả năng chi phối kinh tế toàn cầu thông qua hai công cụ chính là thương mại và đầu tư. Ban lãnh đạo mới đã