Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần TRAPHACO

3.1.5. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Doanh thu của công ty không ngừng tăng trƣởng qua các năm trong đó năm 2014 đạt 1.650 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nƣớc 95,9 tỷ đồng, đem lại thu nhập ổn định cho ngƣời lao động với mức lƣơng trung bình 14 triệu/tháng, duy trì trả cổ tức tối thiểu 20%/năm.

Hiện nay, công ty đã có một hệ thống phân phối rộng khắp, với 18 chi nhánh, 6 công ty con, công ty liên kết và tổng cộng 18.000 khách khàng. Theo báo cáo của IMS đến hết quý 4/2014 thị phần của Traphaco chiếm 1.2% tổng thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam, xếp thứ 14 trong số 20 công ty có doanh thu đứng đầu thị trƣờng dƣợc phẩm.

Năm 2014, nối tiếp những giải thƣởng danh giá đã đạt đƣợc, Traphaco vinh dự đƣợc Bộ y tế trao giải thƣởng Ngôi sao thuốc việt cho 5 sản phẩm và 1 ngôi sao dành cho thƣơng hiệu Traphaco, doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dƣợc đƣợc công nhận là Thƣơng hiệu quốc gia - Vietnam Value 2014.

3.1.6. Chiến lược Con đường sức khỏe xanh

Từ những đánh giá, nhận định, Traphaco đã xây dựng chiến lƣợc “Sức khỏe xanh” nhằm phát huy những điểm mạnh, tận dụng cơ hội trong tình hình mới, phù hợp với vị thế thƣơng hiệu Đông dƣợc số 1 Việt Nam. Doanh nghiệp định hƣớng các mục tiêu chiến lƣợc cụ thể tùy vào từng lĩnh vực nhƣng đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống. Theo đó công ty đề ra mục tiêu chiến lƣợc đến năm 2015 là:

Hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, theo đuổi chuỗi giá trị Xanh: Nguồn nguyên liệu xanh - Công nghệ xanh - Sản phẩm Xanh - Dịch vụ Xanh

Đầu tƣ nâng cao nguồn lực con ngƣời, đổi mới công nghê, thiết bị hiện đại để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trƣờng

Tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm sử dụng công nghệ cao, giữ vững thị phần các sản phẩm thuốc đông dƣợc, đa dạng hóa dòng sản phẩm, mở rộng thị trƣờng quốc tế đảm bảo phát triển bền vững.

Quy hoạch và xây dựng vùng trồng dƣợc liệu tự nhiên. Traphaco sẽ là doanh nghiệp dƣợc tiên phong trong việc tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến từ khâu trồng và chế biến dƣợc liệu cho đến khâu sản xuất và đóng gói thành phẩm.

Duy trì thực hiện đúng các hoạt động quản lý chất lƣợng tiên tiến theo tiêu chuẩn GPs (GMP, GSP, GLP, GDP), tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 và 5S.

Phát triển hệ thống phân phối: Nâng cao năng lực của hệ thống phân phối trong nƣớc và mở rộng ra khu vực; hình thành hệ thống chi nhánh thay thế các đại lý. Tập trung xây dựng đội ngũ bán hàng.

Tiếp tục khẳng định và phát huy thƣơng hiệu Traphaco, thƣơng hiệu uy tín và chất lƣợng, của một doanh nghiệp luôn hƣớng tới ngƣời tiêu dùng với mục đích chăm lo sức khỏe cộng đồng.

Áp dụng hệ thống ERP toàn diện, đặc biệt chú trọng đến việc hoàn chỉnh hệ thống đánh giá công việc, phân công công tác.

Tiếp tục phát huy văn hóa Traphaco, đó là “chân thực, chia sẻ cam kết và thực hiện cam kết” để tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín - chất lƣợng - hiệu quả.

Hoạch định, phát triển nguồn nguyên liệu xanh

Traphaco là doanh nghiệp sử dụng dƣợc liệu nhiều nhất trong cả nƣớc, chiếm 17% khối lƣợng dƣợc liệu phục vụ công nghiệp dƣợc. Với hơn 100 loại dƣợc liệu đƣợc đƣa vào sản xuất, trong đó 80-90% là dƣợc liệu trong nƣớc. Một số dƣợc liệu chủ lực của công ty đã đƣợc phát triển thành những vùng trồng nhƣ Actiso, Bìm bìm, Rau đắng đất, Đinh lăng. Năm 2011, công ty đã sử dụng 19/30 dƣợc liệu có nhu cầu sử dụng lớn nhất để sản xuất thuốc trong nƣớc, trong đó khối lƣợng dƣợc liệu Actiso là 199,69 tấn, chiếm tỷ lệ 9,42% (tổng dƣợc liệu Actiso sử dụng để sản xuất thuốc trong nƣớc là 2.119,09 tấn). Công ty TNHH MTV Traphaco SaPa là nơi

thu mua Actiso, chè dây... ở SaPa để sơ chế, chế biến cao đặc trung bình 30 - 40 tấn/năm đáp ứng nhu cầu sử dụng của công ty. Chỉ tính đến doanh thu một sản phẩm BOGANIC (thành phần có Actiso chủ yếu) năm 2009 là 117 tỷ đồng, năm 2013 là 306 tỷ đồng tăng hơn 2,5 lần.

Để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch phục vụ sản xuất, dự án Nguyên liệu xanh (GreenPlan) đã ra đời vào cuối năm 2009 mở đầu cho chiến lƣợc Sức khỏe xanh của công ty. Dự án Greenplan ra đời là một sự tất yếu, thực hiện nhiệm vụ: quy hoạch và phát triển vùng trồng tạo nguồn cung dƣợc liệu đầu vào có chất lƣợng cao, ổn định, lâu dài, hoàn thành chuỗi giá trị của công ty.

Mục tiêu của dự án Greenplan: Nghiên cứu phát triển dƣợc liệu theo GACP- WHO là chiến lƣợc sống còn, trọng điểm, bền vững. Căn cứ theo mục tiêu đó, dự án Greenplan hƣớng tới 3 trọng tâm chính là:

Một là, chọn cây dƣợc liệu chủ lực để phát triển vùng trồng dƣợc liệu. Căn cứ vào những nguyên liệu chính để sản xuất ra những sản phẩm chủ lực của công ty, Traphaco sẽ xây dựng những vùng nguyên liệu chủ lực để phục vụ cho sản xuất.

Hai là, cây dƣợc liệu có thế mạnh tại từng địa phƣơng. Lựa chọn những địa phƣơng có thổ nhƣỡng phù hợp với trồng từng loại dƣợc liệu. Từ đó hƣớng tới tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm và hạn chế đƣợc việc phải sử dụng những sản phẩm hỗ trợ và bảo vệ thực vật.

Ba là, phát triển bền vững. Công ty Traphaco hƣớng sẽ hƣớng tới làm chủ những quy trình sản xuất theo hƣớng phát triển bền vững. Từ khâu lai tạo ra giống, đến quy trình trồng trọt, thu hái, chế biến với công nghệ cao.

Là doanh nghiệp tiên phong trong áp dụng tiêu chuẩn GACP-WHO vào vùng trồng nguyên liệu, Traphaco gặp không ít những khó khăn, thử thách, dự án đã thực hiện những cuộc khảo sát ngang dọc khắp cả nƣớc với hàng trăm chuyến đi, hàng nghìn giờ làm việc với ngƣời dân, đối tác, nhà khoa học và nhà quản lý. Ngày 27/05/2014, Cục quản lý Y dƣợc cổ truyền (Bộ Y tế) đã chính thức công nhận 827 ha diện tích trồng và thu hái dƣợc liệu tự nhiên cho 4 cây thuốc Actiso, Bìm bịp bếc, Rau đắng đất và Đinh lăng của Traphaco đạt chuẩn GACP-WHO. Với kết quả này

Traphaco trở thành doanh nghiệp dƣợc đầu tiên miền Bắc nhận đƣợc chứng chỉ GACP- WHO cho vùng dƣợc liệu, đánh giá bƣớc thành công đầu tiên trong chuỗi giá trị xanh mà công ty theo đuổi. Kết thúc năm 2014, sản lƣợng dƣợc liệu đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất và có nguồn gốc từ dự án Greenplan chính thức đạt 145 tấn. Với việc áp dụng tích cực những công nghệ mới vào sản xuất dƣợc liệu, dự báo trong năm 2015, sản lƣợng dƣợc liệu có thể đạt đến 354 tấn, đáp ứng 13% nguyên liệu cần để phục vụ sản xuất cho Traphaco. Dự kiến đến năm 2020, những vùng nguyên liệu này sẽ đƣợc mở rộng để tăng sản lƣợng đủ để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của Traphaco.

3.2. Thực trạng liên kết trong phát triển dƣợc liệu Cúc hoa vàng và dƣợc liệu Đinh lăng cung cấp cho công ty Traphaco tại Hƣng Yên và Nam Định Đinh lăng cung cấp cho công ty Traphaco tại Hƣng Yên và Nam Định

3.2.1. Chuỗi liên kết trong phát triển chuỗi dƣợc liệu Cúc hoa vàng và Đinh lăng a. Chuỗi dƣợc liệu Cúc hoa vàng a. Chuỗi dƣợc liệu Cúc hoa vàng

Nội dung liên kết trong sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa tại thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm đƣợc mô hình hóa trong sơ đồ nhƣ :

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ liên kết trong sản xuất dược liệu Cúc

Các tác nhân tham gia liên kết gồm có:Các hộ dân trồng dƣợc liệu; Cơ sở thu gom đóng vai trò trung gian; Thu mua gồm có công ty Traphaco, các công ty dƣợc hoặc trà khác trong nƣớ, các cơ sở YHCT và thƣơng lái Trung Quốc trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng

90%

Công ty Traphaco

Công ty, cơ sở YHCT trong nƣớc khác

Xuất đi Trung Quốc Hộ nông dân trồng dƣợc liệu Cơ sở thu gom Ngƣời tiêu dùng 10%

Các tác nhân chính trong sơ đồ liên kết sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa gồm có: - Các hộ dân trồng dƣợc liệu:

- Các cơ sở thu gom:

- Các đơn vị bao tiêu đầu ra - Ngƣời tiêu dùng

Nhận xét:

- Quá trình liên kết trong cung ứng đầu vào của ngƣời dân trong Cúc hoa vàng gồm có giống, vật tƣ nông nghiệp, vốn, đất và nhân công thƣờng không đƣợc hình thành một cách rõ nét; không phải quá trình liên kết quan trọng đến chuỗi giá trị Cúc hoa vàng. Do các yếu tố trong liên kết này đều thông dụng và ngƣời dân có thể tự chuẩn bị

- Quá trình liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình cũng khộng phải là quá trình liên kết ảnh hƣởng quan trọng đến chuỗi giá trị Cúc hoa do quy trình truyền thống đã gắn chặt trong tƣ tƣởng ngƣời dân, đồng thời quy trình này vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân. Do đó, nhu cầu cũng nhƣ sự can thiệp của các quy trình mới gặp khó khăn và chƣa cần thiết đối với ngƣời dân.

- Khâu quan trọng nhất trong chuỗi sản xuất Cúc hoa vàng là liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

90% các sản phẩm Cúc hoa vàng từ các hộ dân sản xuất đƣợc chuyển qua các cơ sở thu gom trong vùng hoặc lân cận; chỉ khoảng 10% các hộ sản xuất bán trực tiếp cho các đơn vị thu mua lớn - chủ yếu là các hộ có sản lƣợng và diện tích lớn. Các hoạt động mua bán chủ yếu là bằng “hợp đồng miệng”.

Các cơ sở thu gom sẽ bán cho các công ty sản xuất, các đơn vị YHCT hoặc là xuất cho các lái luôn Trung Quốc (gọi tắt là các đơn vị sản xuất) sau đó là đến tay ngƣời tiêu dùng.

Đặc điểm của các đơn vị sản xuất là ký hợp đồng “miệng” với các cơ sở thu gom từ đầu vụ hoặc đầu năm. Sau đó các cơ sở thu gom sẽ đặt hàng “miệng” với các hộ dân. Đến khi thu mua có thể có (hoặc không) các hợp đồng mua bán với các cơ sở thu gom. Đặc điểm của liên kết này là dựa trên sự tin tƣởng.

Khi phỏng vấn ngƣời dân, đa phần các hộ dân đều không muốn kí hợp đồng từ đầu vụ. Lý do: khi ký hợp đồng từ đầu vụ, ngƣời dân phải cam kết đúng về số lƣợng và giá bán. Trong khi đó, do nhu cầu thị trƣờng đang cân bằng với năng lực sản xuất; số lƣợng các đơn vị bao tiêu nhiều; do đó ngƣời dân cũng không chịu nhiều sức ép phải ký hợp đồng bao tiêu. Mặt khác, không ký hợp đồng ngƣời dân không bị ràng buộc bởi các điều khoản cũng nhƣ họ có thể cất trữ hàng hóa đến cuối vụ hoặc đầu vụ để bán với giá cao hơn.

Khi phỏng vấn doanh nghiệp, trừ các công ty lớn nhƣ Traphaco hay Nam Dƣợc (10% số đơn vị đƣợc phỏng vấn) thì có nhu cầu ký hợp đồng từ trƣớc khi trồng. Khi ký hợp đồng từ đầu vụ, công ty sẽ chắc chắn đƣợc về sản lƣợng, chất lƣợng, giá cả cũng nhƣ thời gian giao hàng hóa.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp hay các cơ sở khác cũng không có nhu cầu ký hợp đồng trƣớc khi trồng do không tiên lƣợng trƣớc đƣợc thị trƣờng và khả năng tài chính không đủ để đề phòng các rủi ro nếu không tiêu thụ đƣợc cho ngƣời dân.

Nhƣ vậy, liên kết chủ yếu trong sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa vàng là “hợp đồng miệng” dựa trên sự tin tƣởng lẫn nhau không dựa trên cơ sở pháp lý. Điều này tiềm ẩn những rủi ro khi thị trƣờng có biến động lớn.

b. Chuỗi dược liệu Đinh lăng

Nội dung liên kết trong sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng xóm 9, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu đƣợc mô hình hóa trong hình 4 sau :

Sơ đồ 3.2:Sơ đồ liên kết trong sản xuất dược liệu Đinh lăng

Trong sản xuất Đinh lăng, công ty CP Traphaco đóng vai trò là then chốt trong việc hình thành và phát triển chuỗi.

Công ty Traphaco ký hợp đồng đầu vụ với ngƣời dân cam kết thu mua sản phẩm sau 3 năm trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho ngƣời dân. Đây là vấn đề then chốt trong phát triển dƣợc liệu nói riêng và cây nông nghiệp nói chung. Việc cam kết thu mua về số lƣợng và giá là cơ sở bền vững cho sự hoạt động của chuỗi.

Công ty đã có những tác động tích cực đến chuỗi giá trị bao gồm:

- Các yếu tố đầu vào: Xây dựng trung tâm giống cung cấp cho ngƣời dân với giá ƣu đãi

- Quy trình kỹ thuật: Cải tiến quy trình, giảm chi phí sản xuất

- Cam kết bao tiêu đầu ra với giá cả ổn định và cao hơn thị trƣờng bên ngoài. - Các tác động khác: Công ty cũng đã kết nối với các tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ ngƣời dân. Viện Dƣợc liệu Công ty Traphaco tiêu thụ Ngƣời tiêu dùng Tổ hợp tác Trung tâm giống Dự án Biotrade Công ty Traphaco Ngƣời dân trồng dƣợc liệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Do đó, công ty đã tạo đƣợc cơ sở vững chắc với ngƣời dân để ngƣời dân yên tâm sản xuất đồng thời tạo ra nguồn dƣợc liệu chất lƣợng cho công ty.

c. Nhận xét chung

- Trong chuỗi Cúc hoa, ngƣời dân sản xuất dƣợc liệu liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm rất lỏng lẻo thông qua các “hợp đồng miệng” hoặc không có hợp đồng; Chƣa có các mối liên kết trong cung ứng đầu vào và chuyển giao khoa học kỹ thuật.

- Trong chuỗi Đinh lăng, ngƣời dân và doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau thông qua hệ thống hợp đồng đƣợc ký kết từ đầu mỗi vụ; các yếu tố đầu vào đƣợc liên kết thông qua trung tâm giống; các yếu tố về chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ đƣợc liên kết giữa Viện, Trƣờng và ngƣời dân thông qua doanh nghiệp.

3.2.2. Kết quả sản xuất

a. Chuỗi dược liệu Cúc hoa vàng

Thực trạng sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa tại thôn Nghĩa Trai, xã Văn Lâm, huyện Tân Quang, tỉnh Hƣng Yên đƣợc thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Thực trạng sản xuất dược liệu Cúc hoa tại thôn Nghĩa Trai

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

Diện tích trồng ha 9,0 8,5 9,4 8,2 Số hộ tham gia hộ 44 40 48 41 Năng suất trung bình tấn/ha 1,30 1,29 1,35 1,33 Sản lƣợng bình quân tấn 11,70 10,97 12,69 10,91 Doanh thu trung bình triệu đồng/ha 195 296 274 260 Lợi nhuận trung bình triệu đồng/ha 40 44 43 43

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2015) Kết quả bảng 3 cho thấy:

- Năng suất trung bình của trồng Cúc hoa tƣơng dao động trong khoảng 1,20 - 1,40 tấn/ha. Điều này cho thấy quy trình trồng Cúc hoa vàng tại Nghĩa Trai có tính phù hợp cao và ổn định. Có thể lý giải do đây là cây thuốc đã đƣợc trồng tại địa phƣơng hàng trăm năm nay.

- Diện tích trồng và sản lƣợng Cúc hoa vàng tại thôn Nghĩa Trai có biến động giữa các năm 2012 đến 2015 và theo quy luật năm trƣớc tăng thì năm sau giảm, Tuy nhiên, diện tích dao động trong khoảng 8 - 10 ha và sản lƣợng trung bình từ 10 - 13 tấn.

- Lợi nhuận trung bình trên 1 ha Cúc hoa vàng giao động trong khoảng 40 - 45 ha. Điều này đƣợc lý giải do các yếu tố đầu vào trong sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa (vật tƣ phân bón, giống, nhân công) không có sự biến động lớn.

Nhƣ vậy, kết quả bảng 1 cho thấy việc sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa vàng tại thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, việc diện tích và sản lƣợng giữa các năm tăng giảm theo chu kỳ năm trƣớc tăng năm sau giảm cho thấy có tiềm ẩn các rủi ro về thị trƣờng đầu ra. Đồng thời, năng suất và lợi nhuận không tăng cho thấy kỹ thuật canh tác không có sự cải tiến.

b.Chuỗi dược liệu Đinh lăng

Thực trạng sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng tại xóm 9, xã Hải Toàn, huyện Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 56)