Nâng cao hiệu quả công tác quản trị thực hiện hợp đồng trong phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp chung nhằm thúc đẩy liên kết trong phát triển cây dƣợc

4.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị thực hiện hợp đồng trong phát

cây dược liệu tại Công ty

Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản trị thực hiện hợp đồng liên kết trong phát triển dƣợc liệu tại TRAPHACO, trƣớc khi quyết định thực hiện liên kết kinh tế với nông dân trồng dƣợc liệu TRAPHACO cần tự hỏi xem liệu mình có thật sự cần thiết và có đủ điều kiện để thực hiện thành công liên kết với nông dân trồng dƣợc liệu hay không? Những điều kiện đó cần bao gồm:

 Có quan hệ kinh tế khách quan với nông dân;

 Có sự cần thiết thật sự phải sử dụng thể chế liên kết để thay thế hoặc hỗ trợ cho thị trƣờng nhằm đảo bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất;

 Có các hình thức phƣơng pháp có hiệu quả để kiểm soát mối quan hệ liên kết. Nếu quyết định thực hiện liên kết với nông dân trồng dƣợc liệu, TRAPHACO cần qui hoạch đúng vùng nguyên liệu cho mình. Việc qui hoạch vùng nguyên liệu cần chú ý kết hợp giữa vùng nguyên liệu tập trung với việc tận dụng những vùng có thể không thuận lợi về qui hoạch sản xuất nhƣng lại có yếu tố thuận lợi về xây dựng và kiểm soát quan hệ liên kết đó là những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng mới khai hoang, phục hóa có điều kiện phát triển liên kết tốt. Ngoài ra việc điều tra các

điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, lao động dân cƣ, tập quán sản xuất, hạ tầng kỹ thuật là việc phải chú ý để đảm bảo cho sự phát triển của cây, con thuộc ngành nguyên liệu của doanh nghiệp mình.

Lựa chọn đối tác để ký kết hợp đồng, đƣợc xem là khâu có ý nghĩa quan

trọng cho việc thực hiện thành công trong quan hệ liên kết nhằm phát triển cây dƣợc liệu tại TRAPHACO vì:

 Đặc điểm Công ty sản xuất dƣợc phẩm, sản phẩm chức năng từ cây thuốc và đặc điểm của nông dân trồng cây dƣợc liệu có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng liên kết.

 Việc lựa chọn đối tƣợng liên kết có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ việc lựa chọn phân khúc thị trƣờng trong marketing của doanh nghiệp, nếu chiến lƣợc lựa chọn đúng sẽ phát huy tác dụng to lớn đến kết quả và hiệu quả, nếu lựa chọn không phù hợp với đặc điểm của mình sẽ khó có kết quả tốt;

 TRAPHACO cần lựa chọn đối tƣợng liên kết phù hợp để tập trung đầu tƣ xây đắp mối quan hệ, không dàn trải nỗ lực làm tiêu tốn vô ích công sức, thời gian và vốn liếng của mình.

Với TRAPHACO vấn đề đặc ra là nên ƣu tiên thiết lập liên kết với loại nông dân nào?. Không nên có một định kiến chung chung mà cần phải xem xét điều kiện đặc điểm cụ thể của TRAPHACO để đề ra chiến lƣợc lƣợc chọn. Nếu vấn đề then chốt của việc cung ứng dƣợc liệu cho Công ty là số lƣợng do đang thiếu nguyên liệu thì cần khai thác sự tham gia của mọi đối tƣợng nông dân; không kể qui mô sản xuất của họ lớn hay nhỏ; kinh nghiệm của họ nhiều hay ít; dân tộc nào; là nông dân cá thể hay tập thể. Nếu vấn đề then chốt của nguồn cung ứng dƣợc liệu là chất lƣợng sản phẩm để phục vụ xuất khẩu thuốc và thực phẩm chức năng, để thích ứng với trình độ công nghệ cao trong chế biến, để cung ứng cho khách hàng tiêu thụ khó tính, chuyên biệt; thì cần có chiến lƣợc phân biệt đối tƣợng nông dân để ký hợp đồng. Đó là những nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc xử lý phân loại sản phẩm theo yêu cầu của tiêu chuẩn chất lƣợng của doanh

nghiệp, có trình độ văn hóa nhất định để hiểu và thực hiện các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng hoặc ghi chép sổ sách chứng từ theo yêu cầu của qui trình xác nhận nguồn gốc xuất xứ. Nếu vấn đề then chốt mà TRAPHACO đang phải đối mặt là qui mô nhỏ, thiếu vốn để đầu tƣ cho nông dân, thiếu nguồn nhân lực để quản lý vùng dƣợc liệu và hợp đồng, thì cần ƣu tiên lựa chọn các đối tƣợng nông dân có qui mô sản xuất lớn, có vốn để tự đầu tƣ hoặc xử dụng mô hình trung gian để thực hiện hợp đồng. Các trung gian đó có thể là hợp tác xã, tổ nhóm nông dân hoặc là thông qua một doanh nghiệp khác. Với những đối tƣợng nông dân đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí quản lý và nguồn vốn đầu tƣ cho vùng dƣợc liệu.

Về việc thực hiện quá trình đàm phán ký kết hợp đồng:

Việc thực hiện quá trình đàm phán ký kết hợp đồng nhằm:

 Chia sẽ quyền quyết định giữa TRAPHACO với nông dân trồng dƣợc liệu, một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công của quan hệ liên kết trong phát triển cây dƣợc liệu tại Công ty;

 Đảm bảo cho hợp đồng phản ánh đúng nhu cầu và điều kiện, đặc điểm của hai bên, nâng cao tính khả thi của hợp đồng.

Nội dung trọng tâm của khâu này trong tình hình hiện nay là phải cải thiện vai trò của nông dân trồng dƣợc liệu tham gia vào quá trình đàm phán trƣớc khi ký kết hợp đồng; theo đó, TRAPHACO cần:

Thực hiện đàm phán hợp đồng với ngƣời trồng dƣợc liệu một các gián tiếp. Tổ chức điều tra thăm dò nguyện vọng nông dân trồng dƣợc liệu, hội nghị hội thảo mời đại diện ngƣời trồng dƣợc liệu tham gia ý kiến, tổ chức đàm phán với đại diện nông dân thông qua ban chủ nhiệm HTX, trƣởng tổ nhóm nông dân, hội nông dân…

TRAPHACO cần phát huy vai trò của UBND các xã trong tham gia ý kiến vào việc hình thành hợp đồng khi ký xác nhận hợp đồng, khi làm việc với ngƣời trồng dƣợc liệu.

Trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng cần qui định rõ các điều khoản thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên trong hợp đồng; cần có

điều khoản chia sẻ rủi ro giữa hai bên trong hợp đồng. Cần qui định rõ TRAPHACO phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng nhƣ thế nào nếu chậm hoặc không mua hết sản lƣợng, thanh toán chậm tiền cho nông dân trồng dƣợc liệu. Ngƣợc lại ngƣời trồng dƣợc liệu sẽ phải bồi thƣờng cho TRAPHACO nếu vi phạm hợp đồng chủ yếu trên hai trách nhiệm bán đủ sản lƣợng và trả đủ nợ theo hợp đồng.

Về công tác tổ chức, cán bộ thực hiện hợp đồng.

Công tác tổ chức, cán bộ thực hiện hợp đồng là khâu trọng yếu của quá trình thực hiện hợp đồng liên kết phát triển cây dƣợc liệu tại TRAPHACO vì:

 Đặc điểm phân tán của vùng trồng dƣợc liệu và số lƣợng đông đảo nông dân tham gia trồng đặt ra thách thức rất lớn cho công tác quản lý, kiểm soát hợp đồng tại Công ty. Để thực hiện tốt điều này, TRAPHACO cần phải có bộ máy quản lý thích hợp, có hiệu lực mới có thể nâng cao đƣợc tính khả thi của hợp đồng;

 Trong thể chế hợp đồng phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cƣờng khả năng kiểm soát ngƣời nông dân hợp đồng với yêu cầu tiết giảm chi phí hạ giá thành để nâng cao giá mua sản phẩm cho nông dân;

 Yếu tố thành công trong thực hiện liên kết với nông dân của TRAPHACO là phải tạo đƣợc uy tín và xây đắp lòng tin cho nông dân. Điều đó chỉ có thể thực hiện đƣợc thông qua hành vi của các nhân viên của TRAPHACO khác với loại giao dịch khác khi mà ngƣời quản lý có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng của mình.

Để làm tốt công tác tổ chức, cán bộ thực hiện hợp đồng TRAPHACO cần:

 Có hình thức tổ chức thích hợp với qui mô, đặc điểm của TRAPHACO. Nếu qui mô vùng trồng dƣợc liệu lớn hoặc phân bố trên một địa bàn rộng, cần hình thành các chi nhánh để quản lý vùng dƣợc liệu đó. Nếu qui mô nhỏ hoặc vùng dƣợc liệu tập trung, có thể chỉ quản lý thông qua phòng nguyên liệu ở văn phòng công ty.

 Việc tuyển chọn nhân viên quản lý thực hiệm hợp đồng tại TRAPHACO cần chú ý phẩm chất đạo đức, tác phong, năng khiếu giao tiếp với quần chúng nông dân. Nếu có điều kiện có thể ƣu tiên chọn ngƣời địa phƣơng để làm nhân viên cho mình để họ thuận lợi hơn trong quản lý và giao tiếp với nông dân.

 Bên cạnh đội ngũ nhân viên có năng lực, TRAPHACO cần có lực lƣợng cộng tác viên ngƣời địa phƣơng để hỗ trợ nhân viên thực hiện nhiệm vụ quản lý;

 TRAPHACO cần có chính sách trả lƣơng cho nhân viên, cộng tác viên phù hợp, đáp ứng mặt bằng chung. Hình thức trả lƣơng thích hợp mà TRAPHACO có thể áp dụng nhƣ khoán sản lƣợng, diện tích sản xuất và thu mua cho họ để họ an tâm làm nhiệm vụ và hạn chế những hành vi tiêu cực nhũng nhiễu nông dân trồng dƣợc liệu.

Về hoàn thiện các giải pháp xử lý tranh chấp, là tháo gỡ một vƣớng

mắc, ách tắt nhất, cấp bách nhất của thực tiễn thực hiện liên kết trong phát triển dƣợc liệu giữa TRAPHACO và các hộ nông dân hiện nay là:

 Nâng cao chất lƣợng và tính khả thi cho hợp đồng;

 Hạn chế các biểu hiện vi phạm hợp đồng, các tranh chấp hợp đồng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cả hai bên doanh nghiệp..

Để làm tốt này, TRAPHACO cần: Hoàn thiện các điều khoản hợp đồng mới có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp; tạo các kênh nhằm tiếp nhận và giải đáp các ý kiến phản hồi, khiếu nại của ngƣời trồng dƣợc liệu. Để cùng nhau tháo gỡ, giải quyết các tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan đoàn thể nhằm nắm bắt tốt tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời trồng dƣợc liệu, qua đó có những giải pháp kịp thời giúp cho ngƣời trồng dƣợc liệu an tâm phát triển cây dƣợc liệu.

4.3.3. Nhóm giải pháp mang tính chiến lược

4.3.3.1. Xây dựng mô hình liên kết 4 nhà và thúc đẩy hoạt động kiểm soát thị trƣờng, phát huy vai trò nhà nƣớc

Chất lƣợng của sản phẩm dƣợc liệu hiện nay phụ thuộc vào sự trung thực của ngƣời chế biến, hiện chƣa có sự minh bạch trong việc nhận dạng chất lƣợng dƣợc liệu. Các giao dịch thƣơng mại hiện nay chƣa có theo nguyên tắc thị trƣờng, rằng buộc bằng các hợp đồng, văn bản. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, thực hiện quyết liệt công tác quản lý thị trƣờng, tạo tính minh bạch và sự rằng buộc rõ ràng về trách nhiệm, tài chính giữa các bên tham gia mô hình liên kết. Hơn thế nữa, cần có ngay quy hoạch cụ thể về khu vực trồng cây dƣợc liệu, cần có các chính sách hỗ trợ, giám sát quá trình trồng và thu hái sản phẩm cây dƣợc liệu, tạo sự ổn định nguồn nguyên liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chất lƣợng đầu vào của sản phẩm.

Đầu tƣ các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trƣờng, kiểm soát chất lƣợng vệ sinh an toàn tại các cơ sở chế biến, minh bạch thông tin về sản phẩm, nguồn gốc, thành phần trong nhãn mác hàng hoá. Nghiên cứu, cải thiện các hình thức bảo quản, bao gói sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dƣợc liệu, bởi sản phẩm cây dƣợc liệu không chỉ đơn thuần là một sản phẩm dƣợc liệu mà còn mang yếu tố văn hoá của ngƣời Việt Nam.

Tăng cƣờng các hoạt động cung cấp dịch vụ, thông tin thị trƣờng cho các tác nhân tham gia mô hình liên kết. Phát huy vai trò của các hiệp hội, tổ chức nông dân, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các mắt xích của mô hình liên kết 4 nhà phát triển dƣợc liệu, tạo dựng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dƣợc liệu Việt Nam với các sản phẩm dƣợc liệu nhập khẩu của các nƣớc khác trên thị trƣờng.

Thực hiện các biện pháp quản lý, thanh kiểm tra chất lƣợng sản phẩm dƣợc liệu lƣu thông trên tại các vùng/miền của Việt Nam, xây dựng thƣơng hiệu dƣợc liệu VIệt Nam để giữ bản quyền và nâng cao giá trị cho sản phẩm. Đẩy mạnh vai trò kiểm soát, quản lý thị trƣờng, quản lý chất lƣợng sản phẩm, cần có các văn bản hƣớng dẫn, quy định cụ thể để làm căn cứ giáo dục, cũng nhƣ các văn bản làm cơ sở pháp lý trong việc sử lý các hiện tƣợng gian lận thƣơng hại, ép cấp, ép giá với ngƣời sản xuất hoặc làm giảm uy tín, chất lƣợng của sản phẩm cây dƣợc liệu chất lƣợng thực tốt trên thị trƣờng.

Đẩy mạnh công tác truyền thông, tập huấn cho các tác nhân và cộng đồng về các kiến thức thị trƣờng, những tác động và rủi ro trong cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trƣờng, thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ của các tác nhân tham gia mô hình liên kết 4 nhà, không chỉ về mặt thông tin trao đổi mà còn là các hình thức, biện pháp để gia tăng gia trị sản phẩm và tự bảo vệ mình trong sự tranh trên thị trƣờng.

Phát huy vai trò của Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các cá nhân, tổ chức tham gia vào mô hình liên kết phát triển dƣợc liệu, nhằm giảm bớt sự bất công bằng giữa các tác nhân tham gia vào mô hình liên kết, tạo điều kiện về hành lang pháp lý và các điều kiện cơ bản để ngƣời nghèo, nhóm yếu thế có thể tham gia vào mô hình liên kết 4 nhà phát triển dƣợc liệu.

4.3.3.2 Xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ thƣơng hiệu dƣợc liệu

vững, cần có sự quan tâm thích đáng của các cơ quan quản lý và chuyên môn và cộng đồng địa phƣơng, hỗ trợ công đồng phát triển cây dƣợc liệu, cụ thể cần có sự nghiên cứu nghiêm túc sự phát triển và hiệu quả của các loại cây dƣợc liệu ở mỗi vùng/miền khác nhau trên cả nƣớc, khả năng thích nghi với điều kiện nuôi trồng, quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, điều kiện chính sách, hỗ trợ cho ngƣời dân phát triển cây dƣợc liệu, xây dựng thƣơng hiệu, chính sách quản lý nhãn hiệu, chất lƣợng dƣợc liệu để tránh những rủi ro về thị trƣờng không đáng có khi thị trƣờng dƣợc liệu đƣợc phát triển hơn nữa. Sự tham gia của các cơ quan chức năng, chuyên môn đƣợc khái quát nhƣ sau (sơ đồ 4.1).

Sơ đồ 4.1. Mô hình liên kết và quản lý chất lƣợng dƣợc liệu

Cần có sự thống nhất về thƣơng hiệu cho sản phẩm dƣợc liệu Việt Nam, xây dựng nhãn hiệu tập thể, logo các sản phẩm dƣợc liệu nhất quán, sản phẩm đƣa ra thị trƣờng cần đƣợc cải thiện hơn nữa về mẫu mã bao bì, tạo sự riêng biệt và hấp dẫn

KVSản xuất KV Thƣơng mại KV Tiêu dùng

Mũi tên xanh: Hoạt động hỗ trợ

Mũi tên vàng: Hoạt động trao đổi thông tin, hỗ trợ Mũi tên đỏ: Hoạt động quản lý, giám sát

Đường liền: Tác động trực tiếp Đường gạch đứt: Tác động gián tiếp

Trồng, thu hái, chế biến Ngƣời Tiêu Dùng QUAN CHUYÊN MÔN CƠ QUAN NHÀ NƢỚC Tác nhân kinh doanh Trong nƣớc Thị trƣờng Xuất khẩu

cho sản phẩm, tránh sự phát triển tự phát nhƣ hiện nay, tiềm ẩn những rủi ro về kinh tế và xã hội trong tƣơng lai gần. Hơn thế nữa, sản phẩm dƣợc liệu còn mang giá trị văn hoá và bản sắc của ngƣời Việt Nam.

Để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất cây dƣợc liệu cần có quyết tâm lớn của các cấp quản lý, cơ quan chuyên môn ở các địa phƣơng, cộng đồng dân cƣ. Đây là yếu tố hỗ trợ tối quan trọng, tạo sân chơi tốt, bình đẳng cho các đối tƣợng khi tham gia vào mô hình liên kết 4 nhà phát triển dƣợc liệu.

4.4. Nhóm giải pháp cụ thể đối với các vùng trồng dƣợc liệu của công ty Traphaco Traphaco

4.4.1. Đối với dược liệu Đinh Lăng tại Hải Hậu, Nam Định

Thứ nhất, Tăng cường liên kết bằng việc đẩy mạnh quy hoạch chuyển đổi cơ

cấu cây trồng và các hoạt động hỗ trợ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 78)