Kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 63 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng liên kết trong phát triển dƣợc liệu Cúc hoa vàng và dƣợc liệu

3.2.2. Kết quả sản xuất

a. Chuỗi dược liệu Cúc hoa vàng

Thực trạng sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa tại thôn Nghĩa Trai, xã Văn Lâm, huyện Tân Quang, tỉnh Hƣng Yên đƣợc thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1. Thực trạng sản xuất dược liệu Cúc hoa tại thôn Nghĩa Trai

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

Diện tích trồng ha 9,0 8,5 9,4 8,2 Số hộ tham gia hộ 44 40 48 41 Năng suất trung bình tấn/ha 1,30 1,29 1,35 1,33 Sản lƣợng bình quân tấn 11,70 10,97 12,69 10,91 Doanh thu trung bình triệu đồng/ha 195 296 274 260 Lợi nhuận trung bình triệu đồng/ha 40 44 43 43

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2015) Kết quả bảng 3 cho thấy:

- Năng suất trung bình của trồng Cúc hoa tƣơng dao động trong khoảng 1,20 - 1,40 tấn/ha. Điều này cho thấy quy trình trồng Cúc hoa vàng tại Nghĩa Trai có tính phù hợp cao và ổn định. Có thể lý giải do đây là cây thuốc đã đƣợc trồng tại địa phƣơng hàng trăm năm nay.

- Diện tích trồng và sản lƣợng Cúc hoa vàng tại thôn Nghĩa Trai có biến động giữa các năm 2012 đến 2015 và theo quy luật năm trƣớc tăng thì năm sau giảm, Tuy nhiên, diện tích dao động trong khoảng 8 - 10 ha và sản lƣợng trung bình từ 10 - 13 tấn.

- Lợi nhuận trung bình trên 1 ha Cúc hoa vàng giao động trong khoảng 40 - 45 ha. Điều này đƣợc lý giải do các yếu tố đầu vào trong sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa (vật tƣ phân bón, giống, nhân công) không có sự biến động lớn.

Nhƣ vậy, kết quả bảng 1 cho thấy việc sản xuất dƣợc liệu Cúc hoa vàng tại thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, việc diện tích và sản lƣợng giữa các năm tăng giảm theo chu kỳ năm trƣớc tăng năm sau giảm cho thấy có tiềm ẩn các rủi ro về thị trƣờng đầu ra. Đồng thời, năng suất và lợi nhuận không tăng cho thấy kỹ thuật canh tác không có sự cải tiến.

b.Chuỗi dược liệu Đinh lăng

Thực trạng sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng tại xóm 9, xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đƣợc trình bày trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Thực trạng sản xuất dƣợc liệu Đinh lăng tại thôn Nghĩa Trai

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

Diện tích trồng ha 7,2 8,7 12,0 16,5 Số hộ tham gia hộ 36 42 50 64 Năng suất trung bình tấn/ha 7,70 8,50 10,0 10,0 Sản lƣợng bình quân tấn 55,44 73,95 120,00 165,00 Doanh thu trung bình triệu đồng/ha/năm 243,67 311,67 383,33 383,33 Lợi nhuận trung bình triệu đồng/ha/năm 42,43 50,36 80,12 110,20

Kết quả bảng 4 cho thấy:

- Diện tích trồng đinh lăng tại Xóm 9 tăng 229% từ năm 2012 đến năm 2015. - Năng suất bình quân tăng 142% từ năm 2012 đến năm 2015

- Lợi nhuận trung bình mỗi năm tăng 261% từ năm 2012 đến năm 2015 Nhƣ vậy, có thể nói chuỗi sản xuất Đinh lăng tại xóm 9, Hải Toàn, Hải Hậu, Nam Định đang phát triển rất nhanh về diện tích, năng suất và lợi nhuận.

c. Nhận xét chung

Kết quả về sản xuất cho thấy chuỗi Cúc hoa không có sự tăng trƣởng về diện tích, số hộ dân tham gia, năng suất, sản lƣợng và lợi nhuận. Quy mô sản xuất tại địa phƣơng có xu hƣớng không ổn định thay đổi theo năm, tuy nhiên mức độ thay đổi không cao

Chuỗi Đinh lăng có sự tăng trƣởng mạnh về diện tích, số hộ tham gia, năng suât, sản lƣợng và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 63 - 65)