Thực trạng trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 68 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.4. Thực trạng trong tiêu thụ sản phẩm đầu ra

a. Chuỗi dược liệu Cúc hoa

Bảng 3.5. Giá bán dƣợc liệu Cúc hoa qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

Giá trung bình đầu vụ triệu đồng/tấn 160 240 220 200 Giá trung bình giữa vụ triệu đồng/tấn 140 150 150 160 Giá trung bình cuối vụ triệu đồng/tấn 150 300 240 230 Giá trung bình cả vụ triệu đồng/tấn 150 230 203 196 Bảng 7 cho thấy giá dƣợc liệu Cúc hoa đƣợc chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn đầu vụ: Giá thƣờng cao hơn giá giữa vụ - Giai đoạn giữa vụ (chính vụ): Giá thấp nhất

- Giai đoạn cuối vụ: Giá cao nhất

Do đặc thù, dƣợc liệu Cúc hoa vàng đƣợc thu rải rác từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau. Giai đoạn đầu vụ (từ tháng 10 đến tháng 11): lúc này Cúc bắt đầu thu hoạch lƣợng Cúc thành phẩm chƣa nhiều nên giá đƣợc đẩy lên cao. Giai đoạn giữa vụ (chính vụ) từ tháng 12 đến tháng 1: đây là giai đoạn Cúc đƣợc thu ồ ạt, sản lƣợng lớn, giá đƣợc bán ra thị trƣờng là thấp nhất. Giai đoạn cuối vụ (từ tháng 1 đến tháng 5 năm sau): ở giai đoạn này, lƣợng Cúc còn lại rất ít, các nhà dân thƣờng lƣu giữ với số lƣợng không nhiều; lý do là Cúc hoa công kềnh chiếm nhiều diện tích kho bãi, đồng thời dễ bị hỏng trong quá trình bảo quản không đạt tiêu chuẩn; do đó giá Cúc hoa thƣờng đƣợc đẩy lên rất cao.

Đối với tiêu thụ dƣợc liệu Cúc hoa, trong quá trình trồng và chăm sóc dƣợc liệu, ngƣời dân phải tự nghiên cứu cách trồng, chăm sóc sao cho sản phẩm khi đem tiêu thụ đạt đƣợc yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lƣợng của thị trƣờng. Khi sản phẩm của các hộ đƣợc ngƣời thu gom đánh giá tốt thì mới đƣợc tham gia vào kênh tiêu thụ. Theo đó, dƣợc liệu Cúc hoa vàng đƣợc tiêu thụ bắt đầu xuất phát từ ngƣời trồng, thu hái dịch chuyển qua ngƣời thu gom, ngƣời chế biến, ngƣời bán buôn, tới cơ sở bán lẻ cho ngƣời tiêu dùng. Lƣợng Cúc hoa vàng phân phối qua kênh này chiếm khoảng 70% tổng khối lƣợng Cúc hoa vàng trên thị trƣờng. Ngƣời chế biến bán buôn trong kênh phân phối này thƣờng là các cơ sở chế biến thuốc, dƣợc liệu lớn tại huyện Văn Lâm, có mối liên hệ và kinh nghiệm kinh doanh thƣơng mại các

sản phẩm về thuốc với hệ thống đại lý bán lẻ dƣợc liệu cổ truyền, thuốc nam, thuốc bắc trong cả nƣớc. Thông qua kênh phân phối này sản phẩm Cúc hoa vàng tại thôn Nghĩa Trai đƣợc phân phối và phổ biến không chỉ ở địa bàn huyện Văn Lâm mà đã có mặt ở các của hàng bán thuốc cổ truyền, cơ sở thu mua trên địa bàn, các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc và bán cho các thƣơng lái Trung Quốc.

Trong kênh tiêu thụ này, tuy đã bắt đầu có sự quan tâm và tham gia của các doanh nghiệp lớn nhƣ Traphaco, Nam Dƣợc... đây là kênh có tiềm năng thúc đẩy sự gia tăng giá trị của hàng hoá một cách nhanh nhất và có tổng giá trị gia tăng của chuỗi là lớn nhất. Qua điều tra thực tế, hiện đã có nhiều doanh nghiệp tiến hành vào việc cải tiến mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm, tập trung vào thị trƣờng khách hàng mục tiêu là phụ nữ và hƣớng tới thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, số lƣợng dƣợc liệu các doanh nghiệp không tiêu thụ nhiều. Hiện nay, sản phẩm đƣợc tiêu thụ chủ yếu qua các tác nhân chế biến bán buôn và cơ sở bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, nhƣợc điểm của kênh tiêu thụ này là ngƣời trồng dƣợc liệu không thu đƣợc tiền ngay, bỏ ra nhiều công sức để tìm khách hàng để quảng bá sản phẩm. Sản phẩm khó kiểm soát chất lƣợng, giá thành không ổn định. Do vậy, kênh tiêu thụ này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhiều loại khách hàng khác nhau.

b. Chuỗi dược liệu Đinh lăng

Giá bán dƣợc liệu Đinh lăng của ngƣời dân đƣợc thể hiện ở bảng 6:

Bảng 3.6 Giá bán dƣợc liệu Đinh lăng qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

Giá triệu đồng/tấn 95 110 115 115 Giá trung bình tại thị trƣờng tự do triệu đồng/tấn 90 110 100 105

Bảng 4 cho thấy giá dƣợc liệu Đinh lăng có tỉnh ổn định cao. Điều này có đƣợc là do công ty CP Traphaco đã ký hợp đồng từ trƣớc vụ trồng. Đối với Đinh lăng là cây thu hoạch sau 3 năm, việc cam kết thu mua từ đầu vụ của công ty đảm bảo cho đầu ra để ngƣời dân có thể yên tâm trong sản xuất.

Bảng 7 cũng cho thấy giá thu mua của công ty luôn cao hơn hoặc bằng với giá bán trung bình tại thị trƣờng tự do.

Việc liên kết chặt chẽ với công ty Traphaco thông qua hợp đồng giúp cho ngƣời dân chủ động trong việc sản xuất, không phải tìm đầu ra. Về phía công ty, việc ký hợp đồng giúp cho công ty quản lý đƣợc chặt chẽ sản lƣợng và chất lƣợng đầu ra của sản phẩm.

c. Nhận xét chung

Đối với chuỗi Cúc hoa vàng, chƣa có sự liên kết về tiêu thụ đầu ra giữa công ty Traphaco đối với ngƣời dân một cách chặt chẽ. Điều này tiềm ẩn các rủi ro cho cả phía ngƣời dân cũng nhƣ cho doanh nghiệp về các lợi ích kinh tế, chất lƣợng và sản lƣợng.

Đối với chuỗi Đinh lăng, việc liên kết trong khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra đƣợc công ty và ngƣời dân thực hiện một cách chặt chẽ bằng hợp đồng từ đầu vụ (hợp đồng 3 năm). Điều này đảm bảo cho ngƣời dân tránh đƣợc các rủi ro khi sản xuất đồng thời giúp cho công ty kiểm soát đƣợc dƣợc liệu về chất lƣợng và khối lƣợng.

CHƢƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN CÂY DƢỢC LIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 68 - 72)