Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế về liên kết phát triển dƣợc liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 72 - 74)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế về liên kết phát triển dƣợc liệu

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Thứ nhất, nhu cầu về dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc YHCT

và thuốc hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu) có xu hướng ngày càng tăng, nhất

là ở các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh đó xu thế trên thế giới con ngƣời thích

sử dụng các loại thuốc chữa bệnh và bồi dƣỡng sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dƣợc hơn là sử dụng thuốc tân dƣợc vì nó ít độc hại hơn và ít tác dụng phụ hơn. Hơn nữa hiện còn nhiều triệu chứng và bệnh hiểm nghèo chƣa có thuốc đặc hiệu để chữa trị, ngƣời ta hi vọng rằng từ nguồn động thực vật tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng, qua nghiên cứu sàng lọc có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh nhƣ mong muốn. Xu thế nghiên cứu sàng lọc cây thuốc hiện cũng đƣợc chú trọng ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực nhƣ dƣợc liệu, công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm ...

Thứ hai, trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đang đẩy mạnh

việc liên kết, hợp tác nghiên cứu, bào chế và sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc

thiên nhiên từ cây thuốc để hỗ trợ, phòng ngừa và điều trị bệnh. Chính vì vậy, sản

xuất dƣợc liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

Thứ ba, hoạt động liên kết, hợp tác của các nước trên thế giới với Việt Nam

với trong nghiên cứu sản xuất liệu đang được triển khai mạnh mẽ

Cho đến nay đã có nhiều hình thức liên kết, hợp tác quốc tế với các tổ chức hoặc cá nhân nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…bằng nhiều hình thức trong việc nghiên cứu, phát triển sản xuất và sàng lọc cây thuốc (về mặt hóa học) cũng nhƣ cung cấp giống cây thuốc mới để sản xuất nguyên liệu sau đó xuất khẩu ra nƣớc ngoài.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Thứ nhất. Việt Nam có điều kiện tự nhiên ƣu đãi cho đất nƣớc và con ngƣời

là một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Tính đến năm 2005 đã ghi nhận 3.948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc, tính đến nay có trên 4000 loài. Trong đó có hơn 200 loài đã đƣợc giới thiệu và cho khai thác, cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nƣớc và xuất khẩu (mỗi năm khai thác từ 10.000 - 20.000 tấn dƣợc liệu các loại). Với hệ thực vật phong phú về thành phần loài, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về mặt cây thuốc trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai, hiện nay dân số Việt Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới với trên 90

triệu ngƣời và là nƣớc có dân số trẻ 60% dưới 30 tuổi,63% trong độ tuổi lao động, 40%

ở khu vực thành thị. Theo dự báo năm 2020, dân số Việt Nam sẽ vƣợt qua Nhật Bản

(nƣớc đang có số dân giảm) và đứng thứ tƣ châu Á chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia và với tốc độ tăng trƣởng dân số trung bình 1.3%/năm thì dân số Việt Nam đạt 100 triệu vào 2025.Tỷ lệ phát triển dân số sẽ có những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc chuyển dịch dân số vào khu thành thị và tăng mạnh lực lƣợng lao động (những ngƣời đƣa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Nền kinh tế tiêu thụ sẽ trở thành một yếu tố lớn trong tổng quan kinh tế. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đƣa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.

Thứ ba, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng việc xây dựng các chiến

lược, quy hoạch phát triển dược liệu và các chính sách xã hội hóa đã kích thích nhu

cầu sử dụng thuốc từ dƣợc liệu và nhờ chính sách xã hội hóa này trong việc phát triển dƣợc liệu và mở rộng hệ thống phục vụ y tế bằng Y- Dƣợc học cổ truyền của Nhà nƣớc nên trong những năm gần đây, việc sản xuất dƣợc liệu và thuốc Đông dƣợc không ngừng đƣợc cải thiện và phát triển, các đơn vị sản xuất trên cả nƣớc đã phát triển đăng ký thuốc ở cả 2 lĩnh vực tân dƣợc và đông dƣợc. Tuy nhiên, sản xuất thuốc tân dƣợc vẫn chiếm đa số (94,87%) và tỉ lệ tân dƣợc chiếm nhiều hơn đông dƣợc cũng phản ánh đúng thực trạng dùng thuốc của ngƣời dân.

Thứ tư, số lượng các doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng mạnh sau khi Bộ Y tế ban hành các nguyên tắc nhằm nâng cao điều kiện sản xuất và đảm bảo chất

lượng toàn diện từ khâu con giống, trồng trọt đến thu hoạch. Cho đến nay, số lƣợng

các doanh nghiệp triển khai các nguyên tắc tăng mạnh qua từng năm. Theo các chuyên gia về GMP của Tổ chức y tế thế giới, của Úc, của Nhật đều đánh giá Việt Nam đã triển khai GMP nhanh và có chất lƣợng. Nhiều xí nghiệp đã nhận đƣợc các đơn đặt hàng sản xuất nhƣợng quyền cho các công ty nƣớc ngoài, hoặc có sản phẩm xuất khẩu đi nƣớc ngoài. Chất lƣợng thuốc của các doanh nghiệp đạt GMP đều bảo đảm, các doanh nghiệp dƣợc đã quan tâm nhiều đến độ ổn định của thuốc và đƣa ra phân phối ngoài thị trƣờng những thuốc có chất lƣợng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên kết phát triển cây dược liệu của công ty cổ phần Traphaco (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)