7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động có thu tại các cơ sở giáo dục đại học
1.1.4. Hiệu quả hoạt động có thu tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
1.1.4.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả
Theo Afonso và công sự (2006) thì Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí. Với cùng đầu vào cho trƣớc, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn.
Dù là doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh hay là đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc thì tuy nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động khác nhau nhƣng đều có chung một mục tiêu đó là tối đa hóa kết quả đầu ra và tối thiểu hóa chi phí hoạt động. Để làm đƣợc điều này thì các tổ chức này cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch hoạt động thật tỉ mỉ, với các mục tiêu cần đạt rõ ràng, dự toán đƣợc chi phí cần thiết để thực hiện hoạt động.
Trong quá trình thực hiện các kế hoạch đã đề ra, ban lãnh đạo thƣờng xuyên phải kiểm tra, giám sát các hoạt động. Để đánh giá đƣợc các hoạt động này thì công việc không thể thiếu đó là tính toán hiệu quả hoạt động của đơn vị mình nói chung và của từng bộ phận trong đơn vị nói riêng.
Theo Nguyễn Thị Thùy Trang và Võ Thị Thùy Trang (2016) thì hiệu quả kinh tế của một số hiện tƣợng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu đã xác định.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thỉ có thể đƣa ra khái niệm về hiệu quả kinh tế của các hoạt động của các đơn vị nhƣ sau: Hiệu quả kinh tế phản ánh mức độ tận dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt đƣợc mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra. Nói cách khác: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất dƣới góc độ giá trị. Mối quan hệ so sánh này có thể đƣợc thể hiện dƣới dạng so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối.
Thứ nhất, so sánh tuyệt đối:
H = K - C (1.1)
H: Là hiệu quả kinh tế K: Là kết quả đạt đƣợc
C: Là chi phí sử dụng các nguồn lực đầu vào Thứ hai, so sánh tƣơng đối:
H K
C 1 (1.2)
1.1.4.2. Phân biệt hiệu quả với năng suất và hiệu suất với kết quả
Nhƣ đã trình bày ở trên, hiệu quả là mối quan hệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất dƣới góc độ giá trị.
Trong đơn vị sản xuất, các nguồn lực đầu vào bao gồm: công cụ lao động, đối tƣợng lao động và lao động (nhân công). Các nguồn lực đầu vào này có hai thuộc tính, đó là giá trị và giá trị sử dụng. Trong khi đó, đầu ra là hàng hóa cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Theo đó, dựa trên những góc độ so sánh khác nhau: giá trị hay giá trị sử dụng mà ta có các chỉ tiêu so sánh khác nhau. Nếu xét dƣới góc độ giá trị ta có chỉ tiêu kết quả; dƣới góc độ giá trị sử dụng ta có chỉ tiêu năng suất. Nhƣ vậy, có thể khái quát rằng: Năng suất là quan hệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất dƣới góc độ giá trị sử dụng.
Hiệu suất là quan hệ so sánh giữa nguồn lực thực tế với nguồn lực dự báo (nguồn chuẩn).
Nếu xét mối quan hệ giữa hiệu quả với kết quả thì: Kết quả hoạt động của một tổ chức là tất cả những gì tổ chức đó đạt đƣợc sau một quá trình hoạt động nhất định. Kết quả hoạt động của một tổ chức có thể là những đại lƣợng cân đong đo đếm đƣợc nhƣ: số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,... và cũng có thể là các đại lƣợng chỉ phản ánh mặt chất lƣợng nhƣ uy tín, chất lƣợng sản phẩm.
Trong khi đó, công thức (1.2) lại cho thấy hiệu quả kinh tế là tỷ lệ giữa kết quả đầu ra và chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động. Kết quả đầu ra và chi phí đều có thể xác định đƣợc với đơn vị đo là hiện vật hoặc giá trị. Tuy nhiên, việc xác định kết quả đầu ra và chi phí bằng đơn vị tính hiện vật gặp đôi chút khó khăn do khác đơn vị tính nên kết quả đầu ra và chi phí thƣờng đƣợc xác định bằng đơn vị đo là tiền tệ hay đơn vị đo là giá trị. Hiệu quả kinh tế đƣợc sử dụng trong các tổ chức khác nhau thì lại có vai trò khác nhau. Một số tổ chức sử dụng hiệu quả kinh tế nhƣ là một mục tiêu cần hƣớng tới, ngƣợc lại một số tổ chức lại sử dụng hiệu quả kinh tế nhƣ một công cụ để đánh giá hoạt động.
Khi xét đến hiệu quả kinh tế cần phải xem xét một cách đầy đủ để tránh việc vì muốn tối đa hóa hiệu quả kinh tế mà làm mất đi những lợi ích lâu dài trong tƣơng lai. Khi xem xét tối đa hóa hiệu quả kinh tế cần phải xem xét kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và môi trƣờng sống, sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định thu nhập của ngƣời lao động.
Một tổ chức đƣợc coi là hoạt động có hiệu quả tiết kiệm tối đa các chi phí đầu vào và khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có nhằm đạt đƣợc kết quả lớn nhất.
- Hiệu quả phản ánh khả năng tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có với chi phí thấp nhất để tạo ra kết quả đầu ra nhiều nhất.
- Hiệu quả là công cụ tốt để tiến hành đánh giá, lựa chọn các phƣơng án thực hiện tốt nhất cho một hoạt động của một tổ chức.
1.1.4.3. Phân loại hiệu quả
a. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế - hội
Hiệu quả kinh tế cá biệt là hiệu quả thu đƣợc từ các hoạt động của từng tổ chức riêng lẻ. Biểu hiện của hiệu quả kinh tế này là lợi ích mà tổ chức này đạt đƣợc đồng thời là chất lƣợng việc thực hiện sứ mạng mà xã hội đặt ra cho tổ chức đó.
Hiệu quả kinh tế xã hội là những lợi ích mà tổ chức mạng lại cho nền kinh tế quốc dân. Cụ thể là sự đóng góp vào việc phát triển kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng thu ngân sách, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập của ngƣời dân.
Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hiệu quả kinh tế cá biệt sẽ là cơ sở đóng góp vào hiệu quả kinh tế xã hội. Mỗi một tổ chức hoạt động có hiệu quả sẽ là một nhân tố thúc đẩy toàn xã hội hoạt động có hiệu quả hơn. Ngƣợc lại khi có hiệu quả kinh tế xã hội sẽ thúc đẩy các tổ chức hoạt động tốt hơn mang lại hiệu quả kinh tế cá biệt.
Vì vậy, trong hoạt động của các tổ chức cần quan tâm, kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội.
b. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả hội và hiệu quả kinh tế hội
Hiệu quả xã hội phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực khan hiếm của một quốc gia để thực hiện các mục tiêu xã hội trọng tâm nhƣ: giảm thất nghiệp, nâng cao trình độ dân trí cho ngƣời dân, nâng cao mức sống cho các tầng lớp dân cƣ, đáp ứng đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh, giáo dục, giải
quyết các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng. Hiệu quả xã hội thƣờng đƣợc quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
Hiệu quả kinh tế nhƣ đã đƣợc nêu ở phần trên; hiệu quả kinh tế đƣợc quan tâm nghiên cứu ở các hai giác độ vĩ mô và vi mô.
c. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Hiệu quả tuyệt đối là lƣợng hiệu quả đƣợc tính toán cho từng phƣơng án cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu đƣợc với lƣợng chi phí bỏ ra. (Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân, 2019)
Hiệu quả tƣơng đối đƣợc xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phƣơng án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phƣơng án. (Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân, 2019)
Hiệu quả tuyệt đối là căn cứ để xác định hiệu quả tƣơng đối. Tuy nhiên có những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tƣơng đối lại không đƣợc xác định dựa trên hiệu quả tuyệt đối. Ví dụ khi lựa chọn các dự án có chi phí thấp nhất thì không nhất thiết phải xác định hiệu quả tuyệt đối mà chỉ cần xác định chi phí cần thiết cho mỗi dự án từ đó lựa chọn ra dự án có chi phí thấp nhất.
d. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Căn cứ vào những lợi ích của tổ chức nhận đƣợc trong khoảng thời gian ngắn hay dài mà phân chia hiệu quả thành hiệu quả trƣớc mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trƣớc mắt là những lợi ích mà tổ chức nhận đƣợc trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả trƣớc mắt bao gồm nhiều lợi ích nhỏ của tổ chức phụ thuộc vào mục tiêu ngắn hạn của tổ chức. Hiệu quả lâu dài là những lợi ích mà tổ chức nhận đƣợc trong khoảng thời gian dài. Hiệu quả lâu dài phụ thuộc vào mục tiêu dài hạn của tổ chức. Hiệu quả trƣớc mắt có những chỉ tiêu có thể mâu thuẫn với các chỉ tiêu của hiệu quả lâu dài nhƣng vẫn là các mục tiêu thành phần giúp đạt đƣợc các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
Đối với tất cả các đơn vị dù sản xuất kinh doanh hay hành chính sự nghiệp, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của đơn vị cũng có những mục tiêu khác nhau. Nhƣng có thể nói rằng trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay mọi đơn vị sản xuất kinh doanh hay hành chính sự nghiệp đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối thiểu hóa chi phí, tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị. Để đạt đƣợc mục tiêu này đòi hỏi các đơn vị phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc kinh doanh và phát triển thích ứng với các biến động của thị trƣờng, phải xây dựng, kế hoạch hóa các hoạt động của đơn vị và đồng thời phải tổ chức thực hiện các kế hoạch đặt ra một cách có hiệu quả.
Hiệu quả hoạt động có thu trong các cơ sở giáo dục đại học công lập là mối quan hệ so sánh giữa tổng nguồn thu sự nghiệp và tổng chi phí của đơn vị cho hoạt động đó dƣới góc độ giá trị.
Riêng đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập thì hiệu quả còn mang tính định tính phản ánh những đặc trƣng riêng, đó là tính phục vụ cộng đồng và tính phục vụ xã hội cao. Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng có vị trí hết sức quan trọng và có vai trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đất nƣớc cũng nhƣ trên toàn thế giới. Một xã hội văn minh, hiện đại là một xã hội dự trên trí thức, phát huy đƣợc mọi tiềm năng của con ngƣời.
1.1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động có thu tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
- Hiệu quả sử dụng chi phí
Hiệu quả sử dụng chi phí = Tổng thu sự nghiệp Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng chi phí bỏ ra để phục vụ các hoạt động của đơn vị trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc giao.
- iệu quả sử dụng chi phí đ u tư ây d ng cơ sở vật chất
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Tổng thu sự nghiệp Tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng đầu tƣ TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc giao.
- Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng = Tổng thu sự nghiệp Tổng chi phí tiền lƣơng
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng chi phí tiền lƣơng bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu ngoài ngân sách Nhà nƣớc giao.
- Sức sinh lời của chi phí
Sức sinh lời của tổng chi phí = Lợi nhuận Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sinh ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của đơn vị càng cao.
- ức sinh lời của chi phí tiền lương
Sức sinh lời của chi phí tiền lƣơng = Lợi nhuận
Tổng chi phí tiền lƣơng
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng chi phí tiền lƣơng bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng của đơn vị càng cao.
- T lệ thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN so với t ng chi phí
Tỷ lệ thuế TNDN so với tổng chi phí = Thuế TNDN Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội, nó cho biết bình quân một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thì đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc bao
nhiêu đồng thuế TNDN. Chỉ số này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của đơn vị càng cao.
- T lệ thuế thu nhập doanh nghiệp so với tài sản cố định
Tỷ lệ thuế TNDN so với tài sản cố định = Thuế TNDN Tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội, nó cho biết bình quân một đồng đầu tƣ tài sản cố định trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng thuế TNDN đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc. Chỉ số càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định là càng cao.
1.1.4.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động có thu tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
a. Nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố thuộc bản thân của từng cơ sở giáo dục đại học công lập. Có thể kể tới các nhân tố này bao gồm:
- Chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên đ u vào.
Nhƣ đã đề cập ở trên, trong nhóm các hoạt động có thu của các trƣờng thì hoạt động đào tạo là hoạt động chủ yếu tạo ra phần lớn thu nhập của các trƣờng. Nguồn thu này lại phụ thuộc vào số lƣợng sinh viên đầu vào và mức học phí. Tuy nhiên, nhƣ đã nói thì mức học phí của mỗi trƣờng đều phải tuân thủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tức là không đƣợc vƣợt quá mức trần quy định. Do vậy, chỉ tiêu quyết định tới nguồn thu này là số lƣợng học sinh đầu vào của mỗi trƣờng. Chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trƣờng lại do Bộ giáo dục và Đào tạo quyết định. Trƣờng nào có chỉ tiêu tuyển sinh càng cao, càng tạo điều kiện có thể nâng cao số lƣợng sinh viên tuyển sinh, tạo điều kiện gia tăng nguồn thu và nâng cao hiệu quả hoạt động có thu của trƣờng.
Vị trí địa lý có ảnh hƣởng khá lớn tới hiệu quả hoạt động có thu của các trƣờng. Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiên và đƣợc đặt tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn thì các trƣờng sẽ có lợi thế tuyển sinh. Khi đó, khả năng thu hút sinh viên đầu vào của các trƣờng càng cao. Mặt khác, điều này cũng tạo điều kiện gia tăng các nguồn thu sự nghiệp khác của các trƣờng, ví dụ nhƣ: thu từ dịch vụ, thu từ hoạt động sản xuất,….
- Định mức thu
Ngoài định mức học phí mà các trƣờng phải tuân thủ theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo thì các định mức thu sự nghiệp khác của các trƣờng