7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động có thu tại một số cơ sở giáo
giáo dục đại học công lập
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động có thu
1.2.1.1. Trường Đại học Kinh tế uốc dân.
Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những cơ sở giáo dục đại học lớn nhất cả nƣớc về đào tạo các ngành thuộc khối ngành kinh tế, kinh doanh, quản lý. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo đa ngành, đa cấp từ trình độ cử nhân đến trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Ngoài đào tạo sinh viên hệ chính quy, trƣờng còn đào tạo hệ liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn về kinh tế, kinh doanh và quản lý. Các hoạt động này đã mang lại nguồn thu lớn cho trƣờng.
Ngoài công tác đào tạo, trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân còn là nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh tế phục vụ cho Chính phủ ban hành các chính sách kinh tế xã hội. Trƣờng thƣờng xuyên đƣợc Chính phủ, các Bộ, Ban ngành giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trƣờng cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.
Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân cũng tích cực trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo với nhiều trƣờng đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng ở nhiều quốc gia khác nhau nhƣ: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan... Cùng với đó
trƣờng cũng thƣờng xuyên nhận đƣợc các khoản tài trợ của nhiều tổ chức quốc tế nhƣ: UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vƣơng quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới,... để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, đào tạo. Đồng thời, trƣờng cũng liên kết, hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc để tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội tham quan, học tập thực tế, thực tập để nâng cao kinh nghiệm thực tế.
1.2.1.2. Học viện Ngân hàng
Trong thời gian qua học viện Ngân hàng đã có những bƣớc phát triển lớn mạnh từ một trƣờng đại học chỉ đào tạo duy nhất chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng đến nay đã trở thành một trƣờng đại học đa ngành. Đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trƣờng ngày càng có trình độ cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trƣờng đã đƣợc các doanh nghiệp, ngân hàng đón nhận, năng lực của sinh viên đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Học viện Ngân hàng cũng đã tích cực xây dựng các mối quan hệ quốc tế từ đó tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên có cơ hội tham gia các chƣơng trình, khóa học trao đổi, liên kết đào tạo với các trƣờng đại học danh tiếng trên thế giới. Học viện Ngân hàng cũng tích cực triển khai nghiên cứu khoa học, chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp, ngân hàng. Chính vì vậy mà học viện ngân hàng càng ngày càng thu hút sinh viên, ngoài hoạt động đào tạo ra học viện ngân hàng còn có một số hoạt động dịch vụ để tăng thu cho nhà trƣờng nhƣ cho thuê căng-tin tổ chức đám cƣới, cho thuê hội trƣờng tổ chức hội nghị… Các hoạt động của trƣờng học viện ngân hàng khá đa dạng và thu hút đƣợc nhiều nguồn lực, hơn nữa học viện ngân hàng liên kết với nhiều ngân hàng để xin học bổng cho sinh viên, vừa kích thích đƣợc tinh thần học tập của sinh viên, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Hơn nữa để thu hút sinh viên cho trƣờng, học viện ngân hàng có liên kết rất nhiều với các nhà tuyển dụng là các ngân hàng, các tổ chức kiểm toán nhƣ Ernst & Young… tổ chức kỹ năng mềm cho sinh
viên của tổ chức IFM… điều này nâng cao chất lƣợng đầu ra cho sinh viên, và nâng cao uy tín của nhà trƣờng.
1.2.1.3. Trường Đại học Bách Khoa à Nội
Theo quy định của Nhà nƣớc thì Trƣờng đƣợc sử dụng nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp và nguồn thu sự nghiệp để chi trả cho các hoạt động của trƣờng, nhƣ: chi hoạt động thƣờng xuyên, chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, chi đầu tƣ phát triển, chi các nhiệm vụ đột xuất đƣợc giao và các khoản chi khác. Tuy nhiên, nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp là nguồn có giới hạn, do vậy Trƣờng đã có nhiều giải pháp nhằm gia tăng nguồn thu sự nghiệp, trên cơ sở đó tăng hiệu quả hoạt động có thu cho trƣờng. Trong các năm qua, Trƣờng đã không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo, uy tín và thƣơng hiệu của nhà trƣờng, tuyển chọn và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên. Nhờ có vậy, hoạt động có thu của Trƣờng rất đa dạng và phong phú. Nhà trƣờng tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, các hoạt động đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng, phát triển các doanh nghiệp trong nhà trƣờng, tham gia sản xuất của cải vật chất, phát huy vai trò của nhà trƣờng là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Ngoài ra, Trƣờng còn tận dụng mọi nguồn viện trợ thông qua chƣơng trình hợp tác song phƣơng và đa phƣơng đối với các nƣớc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... để tăng nguồn đầu tƣ cho giáo dục. Nhà trƣờng còn huy động đƣợc từ các nguồn khác, nhƣ: cho thuê các phƣơng tiện và cơ sở vật chất của nhà trƣờng, các dịch vụ cộng đồng...) hay đạt giải thƣởng lớn nhỏ.
1.2.2. Bài học rút ra
Thứ nhất, không thể dựa vào kinh phí cấp phát của Nhà nƣớc. Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn khó khăn chung, nhất là trong tình trạng hụt thu ngân sách nhà nƣớc thì việc tăng thêm ngân sách cho giáo dục đại học là một bài toán nan giải. Vì thế, để phát triển giáo dục đại học không thể chỉ dựa vào
kinh phí cấp phát của Nhà nƣớc mà điều quan trọng nhất là xác định đúng vị trí, vai trò của Nhà nƣớc trong nền giáo dục quốc dân, từ đó có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đa dạng từ xã hội đầu tƣ cho giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng.
Thứ hai, tăng cƣờng xã hội hóa giáo dục, tích cực vận động các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc đầu tƣ vào hoạt động giáo dục. Các trƣờng đại học cần tích cực mở rộng kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trƣờng. Các hoạt động kết nối bao gồm: (1) hợp tác trong công tác đào tạo, trƣờng đại học giúp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho doanh nghiệp, trƣờng đại học mở các lớp đào tạo ngắn hạn để đào tạo lại, nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên của trƣờng đại học đến học tập thực tế, thực tập. (2) hợp tác trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, trƣờng đại học giúp doanh nghiệp nghiên cứu, giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, đề xuất các giải pháp cải tiến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp tài trợ vốn cho các trƣờng đại học tiến hành các hoạt động nghiên cứu,doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao các nghiên cứu khoa học phù hợp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với các trƣờng đại học chia sẻ lợi ích thu đƣợc.
Thứ ba, Để tăng hiệu quả hoạt động có thu thì việc đảm bảo chất lƣợng đào tạo, nâng cao thƣơng hiệu và uy tín của Trƣờng là nhân tố hàng đầu. Các trƣờng đại học cần đặt mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội lên hàng đầu. Thông qua hoạt động này có giúp nhà trƣờng có thêm uy tín, tạo đƣợc sức hút sinh viên theo học nhà trƣờng từ đó tăng nguồn thu. Bên cạnh đó các trƣờng đại học phải biến mình thành một trung tâm nghiên cứu, trung tâm chuyển giao công nghệ. Việc nghiên cứu khoa học không chỉ giúp cho giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhu cầu giảng dạy mà còn tăng nguồn thu cho các trƣờng.
Thứ tƣ, các trƣờng đại học tự tạo nguồn kinh phí thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÓ THU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Tổng quan về trƣờng Đại học Hùng Vƣơng tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng là trƣờng Đại học công lập, đa ngành, đa cấp đầu tiên trên quê hƣơng đất Tổ, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tỉnh Phú Thọ và các tinh lân cận. Trong gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã vƣợt qua biết bao khó khăn gian khổ và góp phần cùng cả nƣớc làm lên những trang sử hào hùng của dân tộc. Quá trình xây dựng và phát triển chia ra làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ 1961- 1978 nhiệm vụ của Nhà trƣờng là đào tạo giáo viên cấp 1 có trình độ 7+1, giáo viên cấp 2 có trình độ 7+2 và có trình độ 10+3. Khi Đế quốc Mỹ tăng cƣờng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và thứ hai, nhà trƣờng liên tục phải thay đổi địa điểm về các xã Vãn Bán, Tam Sơn huyện cẩm Khê, xã Đông Lĩnh huyện Thanh Ba... Mặc dù trong điều kiện kinh tế khó khăn của thời chiến và sự đánh phá ác liệt của để quốc Mỹ nhƣng thầy và trò nhà trƣờng vẫn quyết tâm dạy tốt, học tốt. Thời kỳ này, nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc một đội ngũ giáo viên đông đảo phục vụ nhu cầu của xã hội, chuẩn bị cho việc cải cách giáo dục lần thứ 2 và nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông.
- Giai đoạn thứ 2: Từ năm 1978 - 2002 đây là giai đoạn trƣờng 10+3 đƣợc nâng cấp thành Trƣờng Cao đẳng sƣ phạm thuộc hệ thống giáo dục Đại học theo Quyết định số 164/TTg ngày 21/3/1978 của Thủ tƣớng Chính phủ. Nhà trƣờng đã từng bƣớc xây dựng trở thành một trƣờng Cao đẳng sƣ phạm (CĐSP) vững mạnh về mọi mặt. Ngoài nhiệm vụ chính trị của mình, Trƣờng CĐSP Vĩnh Phú còn tích cực giúp đỡ các trƣờng sƣ phạm 10+3, trung cấp sƣ phạm 12+2 cho các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc, đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ CĐSP và giúp đỡ giáo viên của các trƣờng
này làm quen với chƣơng trình đào tạo CĐSP. Ngày 6/10/1995 Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú quyết định sáp nhập Trƣờng Trung học sƣ phạm 12+2 vào Trƣờng CĐSP Vĩnh Phú. Nhiệm vụ đào tạo của nhà truờng đã thay đổi từ chỗ chỉ đào tạo giáo viên Trung học cơ sở nay đào tạo thêm giáo viên Mầm non và Tiểu học, đồng thời còn là trung tâm nghiên cứu khoa học của tỉnh.
- Giai đoạn thứ 3: Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTG ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ, trên cơ sở của Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Phú Thọ. Là trƣờng Đại học công lập, đa ngành, đa cấp đầu tiên trên quê hƣơng đất Tổ, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho tinh Phú Thọ và các tỉnh lân cận, một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
Nhà trƣờng luôn coi việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sƣ phạm của giảng viên là ƣu tiên hàng đầu. Nhờ có đó mới nâng cao đƣợc chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong những năm gần đây, từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nhất là yêu cầu của công tác đào tạo đại học, trƣờng tăng đã cƣờng cử cán bộ, giảng viên đi đào tạo tiến sỹ và thạc sỹ. Vì vậy, trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy đƣợc nâng lên nhanh chóng. Hiện nay, tổng số cán bộ, giảng viên của trƣờng trên 432 cán bộ, viên chức, trong đó có 14 Giáo sƣ và Phó giáo sƣ, 63 tiến sỹ, 265 thạc sỹ, 70 cử nhân và 20 ngƣời ở các trình độ khác.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, vƣợt qua nhiều khó khăn thử thách, tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên nhà trƣờng đã nỗ lực phấn đấu và đạt đƣợc thành tích to lớn nhiều mặt, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Đến nay trƣờng Đại học Hùng Vƣơng bƣớc đầu đã khẳng định đƣợc vị thế và uy tín của mình trong khu vực và cả nƣớc. Với uy tín, chất lƣợng đào tạo, trƣờng Đại học Hùng Vƣơng ngày
càng thu hút đƣợc nhiều học sinh của Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực. Hiện tại nhà Trƣờng có 9 khoa (Kỹ thuật - Công nghệ; Khoa học Tự nhiên; Khoa học Xã hội và Văn hóa du lịch; Ngoại ngữ; Giáo dục Tiểu học và Mầm non; Nông - Lâm - Ngƣ; Kinh tế & Quản trị kinh doanh; Nghệ thuật và Thể dục thể thao; Chính trị và Tâm lý giáo dục); 06 phòng (Văn phòng; Công tác Chính trị và Học sinh sinh viên; Đào tạo; Kế hoạch Tài chính; Hợp tác quốc tế; Khoa học & Công nghệ); 06 trung tâm (Hợp tác đào tạo, Truyền thông và Hỗ trợ sinh viên; Bồi dƣỡng Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục; Ngoại ngữ - Tin học; Thông tin - Tƣ liệu - Thƣ viện; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Đảm bảo chất lƣợng); 01 Viện (Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển); 01 trạm (Y tế) với trên 400 cán bộ, giảng viên, công nhân viên và hơn 7.000 sinh viên các hệ đào tạo.
Điều quan tâm hàng đầu của nhà trƣờng trong tất cả các thời kỳ là phấn đấu nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện về văn hóa, nghiệp vụ và tƣ tƣởng đạo đức cho sinh viên.
Trong những năm qua, nhà trƣờng luôn giữ đƣợc nề nếp, kỷ cƣơng trong công tác đào tạo, kiên trì thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đảm bảo chất luợng đào tạo. Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng theo định hƣớng ứng dụng, tăng thời lƣợng thực hành, thực tế cho sinh viên. Lãnh đạo Nhà trƣờng chỉ đạo giảng viên thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến chuẩn bị bài giảng, lên lớp, coi chấm thi và đánh giá chất lƣợng. Việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, phƣơng pháp học tập của sinh viên đƣợc triển khai ở các Khoa, Bộ môn, các lớp sinh viên; đồng thời Nhà trƣờng đã liên kết với các trƣờng Đại học để tổ chức các hội thảo, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới phƣơng pháp dạy Đại học. Nhà trƣờng đặc biệt chú trọng quản lý chặt chẽ công tác tuyển sinh, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ.
Công tác rèn nghề luôn đƣợc Nhà truờng coi là công tác trọng tâm trong quá trình đào tạo. Trƣờng đã biên soạn nội dung, chƣơng trình, xây dựng quy trình, kế hoạch rèn nghề, thực tập cho sinh viên tất cả các ngành, các hệ đào tạo. Hằng năm, tổ chức thi nghiệp vụ cho từng lớp, từng khối ở cấp khoa và cấp trƣờng. Công tác rèn nghề đƣợc đông đảo cán bộ giảng viên hƣởng ứng. Chất lƣợng đào tạo, rèn nghề của sinh viên Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã đƣợc kiểm nghiệm, cọ sát trong các đợt thi, các Hội giao lƣu của sinh viên các trƣờng đại học, cao đẳng trong nƣớc và khu vực.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) không ngừng đƣợc đẩy mạnh. Hội đồng nghiên cứu khoa học đƣợc củng cố từ cấp Trƣờng đến cấp Khoa, Bộ môn trực thuộc. Định hƣớng công tác NCKH của trƣờng trong thời gian tới là: Xây dựng Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng thành một Trung tâm nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ, có đủ điều kiện và khả năng hội nhập với các trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ phát triển của Quốc gia và khu vực. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động NCKH và chuyển giao công nghệ phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội