Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu 110 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech của khách hàng cá nhân tại hà nội trên cơ sở khung lợi ích rủi ro cảm nhận,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG II DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu

Đề tài bài nghiên cứu thu thập thông tin từ hai nguồn là số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp, trong đó:

• Số liệu thứ cấp: bao gồm các định nghĩa, các thông tin, giả thuyết và các đánh giá từ các báo cáo nghiên cứu trước, sách báo có liên quan đến chủ đề nghiên

cứu. Cụ thể, đó là khung lý thuyết về rủi ro và lợi ích cảm nhận, “thuyết hành động

hợp lý” - TRA, “thuyết hành vi dự đinh” - TPB, “thuyết sức hút ròng” - Net Valence Theory”. Đặc biệt là mô hình về rủi ro và lợi ích cảm nhận và ảnh hưởng của nó đến quyết định sử dụng, là cơ sở chính để xây dựng khung lý thuyết cho bài

nghiên cứu.

• Số liệu sơ cấp: Là số liệu được khảo sát trực tiếp nhằm phục vụ cho bài nghiên cứu, với đối tượng khảo sát là các cá nhân đang sinh sống và làm việc tại thủ

đô Hà Nội.

2.2.2. Bảng hỏi

Được xây dựng dựa trên các lý thuyết và các bảng hỏi tham khảo của những nghiên cứu đi trước, và được trả lời thông qua thang đo likert 5 điểm. Bảng hỏi bao gồm hai phần chính là phần thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát và phần câu hỏi đánh giá mức độ liên quan đến những rủi ro và lợi ích cảm nhận khi sử dụng Fintech. Đối tượng khảo sát sẽ chọn một trong 5 mức đánh giá cho mỗi câu hỏi, trong đó (1) là hoàn toàn không đồng ý; (2) là không đồng ý; (3) là bình thường; (4) là đồng ý và (5) là hoàn toàn không đồng ý. Nội dung chi tiết của bảng hỏi sẽ được trình bày ở cuối bài nghiên cứu.

2.2.3. Mầu nghiên cứu

a) Quy trình lấy mầu khảo sát và điều kiện của từng mầu quan sát

xã hội và các bản in. Nhằm đảm bảo liệu đối tượng đó có hiểu được toàn bộ nội dung và mục đích của bảng khảo sát, trước khi đến với các câu hỏi chính về việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Fintech, họ phải trả lời các câu hỏi cá nhân được liệt kê dưới đây để xác định xem họ đã sử dụng Fintech hay chưa. Các kết quả của mẫu khảo sát được thu thập ở bảng sau:

40- 49 2 4 11.9 % Đại học 1 0 52.5 % 1 năm 49 24.3% Hàng tháng 56 27.7% P2P 27 >5 0 8 .0%4 ThạcsỹTiến sỹ 162 30.7% 1.5 năm 34 16.8% 3 tháng/ lần 26 12.9% CF 18 0 5 .0% 2 năm 25 12.4% 6 tháng/ lần 13 6 .4% Giáo sư 3 1 .5% Hơn 2 năm 40 19.8% 6 tháng - 1 năm/ lần 8 4 .0% 1 năm - 2 năm/ lần 5 2 .5% Tổ n 2 02 100 .0% Tổn g ____ 100. 0% Tổng________________ 20 100. 0% Tổng 20 2 100. 0% Tổng________________ 202 100. 0%

Nguồn: Kết quả khảo sát của nghiên cứu.

Có rất nhiều loại Fintech được sử dụng tại Việt Nam như đã nêu trên, tuy nhiên chiếm phần lớn vẫn là bốn loại Fintech với mục đích chính bao gồm “công cụ thanh toán” (mobile payment - MP), “dịch vụ chuyển tiền” (mobile remittance - MR), “phương tiện huy động vốn” (crowdfunding - CF) và “phương tiện cho vay ngang hàng” (peer-2-peer lending - P2P), vì vậy bài nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào các đối tượng đã sử dụng những loại Fintech này.

Điều kiện để đối tượng đó được tham gia làm bảng khảo sát phải đảm bảo ba yếu tố:

Thứ nhất, đối tượng đó phải là người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, và cụ thể là ở khu vực Hà Nội.

Thứ hai, đối tượng đó đã và đang sử dụng ít nhất một trong bốn loại Fintech nêu trên.

Thứ ba, đối tượng đó phải có phản ứng và thái độ tích cực khi trả lời các câu hỏi nêu trên.

Nếu đối tượng đó chưa sử dụng Fintech bao giờ hay có phản ứng tiêu cực với các câu hỏi về thông tin cá nhân của họ, đối tượng đó lập tức sẽ bị loại khỏi mẫu khảo sát để đảm bảo tính xác thực và chính xác cho mẫu khảo sát.

b) Thống kê mẫu khảo sát

Qua việc trả lời câu hỏi, có tổng cộng 202 người phù hợp các yêu cầu trên để đưa vào mẫu khảo sát, trong đó:

Xét về giới tính: không xuất hiện nhiều sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ trong mẫu với tỷ lệ lần lượt là 59,4% và 40,6%.

Xét về độ tuổi: chiếm đa số là các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 20 đến 29 và 30 đến 39 với tổng tỷ lệ của hai độ tuổi này chiếm đến 84,1%. Điều này phản ánh tương đối chính xác so với thực tế hiện nay ở Việt Nam khi đây là nhóm độ tuổi còn trẻ, sẵn sàng thích ứng, chấp nhận các ứng dụng công nghệ mới. Các đối tượng còn lại từ sau 40 đến 49 tuổi và từ 50 tuổi trở lên lần lượt chiếm 11,9% và 4%.

Xét về trình độ giáo dục: bậc Đại học và Thạc sỹ chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 52,5% và 30,7%.

Xét về thời gian sử dụng: không có sự khác biệt quá lớn.

Xét về tần suất sử dụng: theo khảo sát, đa số loại Fintech thường dùng phổ biến hiện nay là các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, với số lần giao dịch nhiều, từ đó phản ánh số người có tần suất sử dụng cao (nhiều hơn 1 lần/ tháng) chiếm phần đông trong mẫu khảo sát với tổng tỷ lệ là 74,3%.

2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu khảo sát

Để xử lý dữ liệu đã được khảo sát, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng. Phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm tra mô hình và các giả thuyết là phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (PLS). Lý do lựa chọn phương pháp này là:

Thứ nhất, PLS được khuyến khích sử dụng trong trường hợp phát triển lý thuyết trong các nghiên cứu thăm dò, khám phá. Hơn thế nữa, nghiên cứu này được

thực hiện nhằm dự đoán một mô hình mạng lý thuyết nghiên cứu các yếu tố lợi ích và rủi ro ảnh hưởng đến ý định sử dụng Fintech, vì vậy việc áp dụng PLS là hoàn toàn phù hợp.

Thứ hai, trong mô hình này, hai biến “lợi ích cảm nhận” và “rủi ro cảm nhận” là hai biến hình thành cấu trúc mô hình bậc hai, nên PLS là phương pháp phù hợp để xác nhận mô hình đề xuất. Theo khuyến nghị của Gefen và các cộng sự (2000), quy trình phân tích hai giai đoạn (two-stage analysis) được thực hiện để phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu 110 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech của khách hàng cá nhân tại hà nội trên cơ sở khung lợi ích rủi ro cảm nhận,khoá luận tốt nghiệp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w