Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu 110 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech của khách hàng cá nhân tại hà nội trên cơ sở khung lợi ích rủi ro cảm nhận,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG II DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu đề xuất mô hình về khung lợi ích - rủi ro nhận thức, trong đó bao gồm cả các biến có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quyết định sử dụng Fintech của người dùng. Theo các nghiên cứu trước, lợi ích và rủi ro nhận thức (Perceived Benefit - PB và Perceived Risk - PR) được coi là khung giá trị đa chiều nhằm xây dựng nên mô hình này. Ba khía cạnh chính của lợi ích nhận thức được khai thác là lợi ích kinh tế (Economic Benefit - EB), sự thuận tiện (Covenience - CV) và sự tiến bộ trong quá trình giao dịch (Transaction Process - TP). Trái ngược với lợi ích nhận thức là rủi ro nhận thức, với bốn khía cạnh bao gồm rủi ro tài chính (Financial Risk - FR), rủi ro pháp lý (Legal Risk - LR), rủi ro bảo mật (Security Risk - SR) và rủi ro hệ thống (Operational Risk - OR).

Bảng 2.3. Mô hình nghiên cứu

2.3.2. Các giả thuyết

Trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm dịch vụ có sẵn nào, khách hàng thường sẽ lập nên một danh sách bao gồm các sản phẩm có cùng mục đích hoặc tính chất sử dụng, để từ đó chọn lựa ra một dịch vụ đem lại giá trị tốt nhất đối với họ. Tuy nhiên theo Dan J.Kim, Donald L.Ferrin và Rao (2008), quyết định sử dụng của họ lại dựa trên những thông tin kém hoàn hảo (“less than complete and far from perfect”). Kết quả là, họ thường phải đối mặt với một mức độ rủi ro nhất định nào đó, hoặc sự không chắc chắn trong quyết định mua hàng của họ. Tuy nhiên rủi ro không phải là yếu tố nhạy cảm duy nhất tác động đến quyết định của họ, khi lợi ích nhận thức cho họ thêm động lực để thúc đẩy ý định mua hàng của mình.

Trong bài nghiên cứu này, lợi ích cảm nhận được định nghĩa như là niềm tin của người tiêu dùng về những tiềm năng mà Fintech có thể đem lại cho họ. Trong khi đó, rủi ro cảm nhận lại được coi là rào cản, trở ngại chính cho những đối tượng đang đứng trước quyết định có nên tiếp tục sử dụng Fintech trong tương lai. Vì vậy, định nghĩa về rủi ro cảm nhận trong nghiên cứu lần này là nhận thức của khách hàng về những hậu quả tiêu cực liên quan đến việc tiếp nhận Fintech. Dựa vào 2

định nghĩa trên, quyết định sử dụng Fintech sẽ phụ thuộc bởi 2 yếu tố là lợi ích cảm nhận và rủi ro cảm nhận. Từ đó ta đưa ra 2 giả thuyết:

H1: Lợi ích cảm nhận tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech

H2: Rủi ro cảm nhận tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech

Bên cạnh đó, lợi ích cảm nhận được chia ra làm 3 khía cạnh chính bao gồm: 1) Lợi ích kinh tế; 2) Sự tiện lợi; 3) Hiệu quả trong giao dịch. Lợi ích kinh tế, theo Kuo Chuen và E.G. Teo (2015) là động lức lớn và phổ biến nhất mà các nhà nghiên cứu xác định khi phát triển Fintech. Cụ thể, Fintech đưa ra mức phí dịch vụ rẻ hơn và tiết kiệm chi phí giao dịch, vận chuyển hơn so với các dịch vụ tài chính thông thường, từ đó đem lại lợi ích cho người sử dụng. Ngoài lợi ích về kinh tế, sự tiện lợi cũng được chỉ ra là một trong những điểm nhấn dễ thấy nhất của Fintech, liên quan đến sự linh hoạt trong thời gian và địa điểm sử dụng, dựa theo định nghĩa của Shintaro Okazaki và Felipe Mendez. Lợi ích nhận thức thứ ba được đưa ra là hiệu quả trong giao dịch, đề cập đến các lợi ích liên quan đến giao dịch tài chính trong sử dụng Fintech (ví dụ: mua, chuyển tiền, cho vay, đầu tư,...). Một giao dịch liền mạch mang lại lợi ích giúp cắt giảm bên thứ ba hay còn gọi là trung gian giao dịch bằng cách cho phép khách hàng thực hiện và quản lý các giao dịch tài chính của họ trên nền tảng hiệu quả về chi phí. Với quá trình giao dịch liền mạch, khách hàng của Fintech có thể tăng tốc độ và số lần giao dịch, đồng thời nâng cao hiệu quả khi giao dịch. Với ba lợi ích tiềm năng từ việc áp dụng Fintech nói trên, bao gồm lợi ích kinh tế, sự thuận tiện và hiệu quả trong quá trình giao dịch, mô hình đề xuất rằng đây sẽ là ba nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới lợi ích nhận thức của khách hàng. Ba gi ả thuyết được đưa ra là:

H3: Lợi ích kinh tế ảnh hưởng tích cực đến lợi ích cảm nhận. H4: Sự tiện lợi ảnh hưởng tích cực đến lợi ích cảm nhận.

H5: Hiệu quả trong quá trình giao dịch ảnh hưởng tích cực đến lợi ích cảm nhận

Tương tự như lợi ích cảm nhận, rủi ro nhận thức cũng được phân biệt làm bốn rủi ro chính, đó là: 1) Rủi ro tài chính; 2) Rủi ro pháp lý; 3) Rủi ro bảo mật; và 4) Rủi ro hệ thống. Theo định nghĩa của Sandra Forsythe, Chuanlan Liu, David Shannon và Liu Chun Gardener cùng đưa ra trong nghiên cứu “phát triển thang đo lường lợi ích và rủi ro của việc mua hàng trực tuyến” (“Development of a scale to measure the perceived benefits and risks of online shopping”) (2006), rủi ro tài chính được cho là toàn bộ các nguy cơ gây ra thâm hụt tài chính khi thực hiện giao dịch thông qua Fintech. Đặc biệt hơn, đây là nhân tố được Melewar (2013) khẳng định chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người sử dụng các dịch vụ di động và trực tuyến. Rủi ro pháp lý liên quan đến khung pháp lý chưa được hoàn thiện và thiếu rõ ràng của Fintech. Trong khi đó, các quy định tài chính hiện hành lại ngăn chặn sự gia nhập của Fintech và thị trưởng, đồng thời cản trở sự phát triển của nó, đặc biệt là ở Việt Nam. Rủi ro bảo mật được định nghĩa là những tổn thất tiềm tàng do gian lận hoặc do các tin tặc, hacker gây ra nhằm đánh cắp thông tin cá nhân hoặc thực hiện những giao dịch tài chính không lành mạnh trong Fintech. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản của người dùng và vi phạm quyền riêng tư của họ, mà đồng thời chính bản thân họ cũng bị đe dọa. Theo Ming-Chi Lee (2009) trong bài viết “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng trực tuyến: Sự tích hợp giữa 2 mô hình TAM và TPB với rủi ro và lợi ích nhân thức”, tác giả chỉ ra rằng đây là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trực tuyến hiện nay. Rủi ro hệ thống đề cập đến những vấn đề đến từ bản thân ứng dụng Fintech hoặc nội bộ của các doanh nghiệp Fintech, như hệ thống phản hồi chậm, công ty không đứng ra chịu trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại đối với khách hàng sử dụng sản phẩm Fintech của họ. Nếu tình trạng này xảy ra mà không có sự khắc phục, doanh nghiệp có thể khiến khách hàng không hài lòng và đánh mất niềm tin của họ, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển và chấp nhận sử dụng Fintech của khách hàng. Do đó, bốn loại rủi ro trên có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro nhận thức, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng Fintech. Bốn giả thuyết liên quan bao gồm:

H6: Rủi ro tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận. H7: Rủi ro pháp lý ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận.

H8: Rủi ro bảo mật ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận. H9: Rủi ro hệ thống ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận.

Từ các giả thuyết nêu trên, phương trình hồi quy sẽ được xây dựng như sau: (1)AI = β 0 + β 1p B + β2 P R

(2)P B = γ0 + γ1E B + γ2cv + γ 3TP

Fund transfer Personal finance Personal loans Traditional deposits/ Insurance Wealth management savings accounts

Một phần của tài liệu 110 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech của khách hàng cá nhân tại hà nội trên cơ sở khung lợi ích rủi ro cảm nhận,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w