Trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm dịch vụ có sẵn nào, khách hàng thường sẽ lập nên một danh sách bao gồm các sản phẩm có cùng mục đích hoặc tính chất sử dụng, để từ đó chọn lựa ra một dịch vụ đem lại giá trị tốt nhất đối với họ. Tuy nhiên theo Dan J.Kim, Donald L.Ferrin và Rao (2008), quyết định sử dụng của họ lại dựa trên những thông tin kém hoàn hảo (“less than complete and far from perfect”). Kết quả là, họ thường phải đối mặt với một mức độ rủi ro nhất định nào đó, hoặc sự không chắc chắn trong quyết định mua hàng của họ. Tuy nhiên rủi ro không phải là yếu tố nhạy cảm duy nhất tác động đến quyết định của họ, khi lợi ích nhận thức cho họ thêm động lực để thúc đẩy ý định mua hàng của mình.
Trong bài nghiên cứu này, lợi ích cảm nhận được định nghĩa như là niềm tin của người tiêu dùng về những tiềm năng mà Fintech có thể đem lại cho họ. Trong khi đó, rủi ro cảm nhận lại được coi là rào cản, trở ngại chính cho những đối tượng đang đứng trước quyết định có nên tiếp tục sử dụng Fintech trong tương lai. Vì vậy, định nghĩa về rủi ro cảm nhận trong nghiên cứu lần này là nhận thức của khách hàng về những hậu quả tiêu cực liên quan đến việc tiếp nhận Fintech. Dựa vào 2
định nghĩa trên, quyết định sử dụng Fintech sẽ phụ thuộc bởi 2 yếu tố là lợi ích cảm nhận và rủi ro cảm nhận. Từ đó ta đưa ra 2 giả thuyết:
H1: Lợi ích cảm nhận tác động tích cực đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech
H2: Rủi ro cảm nhận tác động tiêu cực đến quyết định sử dụng dịch vụ Fintech
Bên cạnh đó, lợi ích cảm nhận được chia ra làm 3 khía cạnh chính bao gồm: 1) Lợi ích kinh tế; 2) Sự tiện lợi; 3) Hiệu quả trong giao dịch. Lợi ích kinh tế, theo Kuo Chuen và E.G. Teo (2015) là động lức lớn và phổ biến nhất mà các nhà nghiên cứu xác định khi phát triển Fintech. Cụ thể, Fintech đưa ra mức phí dịch vụ rẻ hơn và tiết kiệm chi phí giao dịch, vận chuyển hơn so với các dịch vụ tài chính thông thường, từ đó đem lại lợi ích cho người sử dụng. Ngoài lợi ích về kinh tế, sự tiện lợi cũng được chỉ ra là một trong những điểm nhấn dễ thấy nhất của Fintech, liên quan đến sự linh hoạt trong thời gian và địa điểm sử dụng, dựa theo định nghĩa của Shintaro Okazaki và Felipe Mendez. Lợi ích nhận thức thứ ba được đưa ra là hiệu quả trong giao dịch, đề cập đến các lợi ích liên quan đến giao dịch tài chính trong sử dụng Fintech (ví dụ: mua, chuyển tiền, cho vay, đầu tư,...). Một giao dịch liền mạch mang lại lợi ích giúp cắt giảm bên thứ ba hay còn gọi là trung gian giao dịch bằng cách cho phép khách hàng thực hiện và quản lý các giao dịch tài chính của họ trên nền tảng hiệu quả về chi phí. Với quá trình giao dịch liền mạch, khách hàng của Fintech có thể tăng tốc độ và số lần giao dịch, đồng thời nâng cao hiệu quả khi giao dịch. Với ba lợi ích tiềm năng từ việc áp dụng Fintech nói trên, bao gồm lợi ích kinh tế, sự thuận tiện và hiệu quả trong quá trình giao dịch, mô hình đề xuất rằng đây sẽ là ba nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới lợi ích nhận thức của khách hàng. Ba gi ả thuyết được đưa ra là:
H3: Lợi ích kinh tế ảnh hưởng tích cực đến lợi ích cảm nhận. H4: Sự tiện lợi ảnh hưởng tích cực đến lợi ích cảm nhận.
H5: Hiệu quả trong quá trình giao dịch ảnh hưởng tích cực đến lợi ích cảm nhận
Tương tự như lợi ích cảm nhận, rủi ro nhận thức cũng được phân biệt làm bốn rủi ro chính, đó là: 1) Rủi ro tài chính; 2) Rủi ro pháp lý; 3) Rủi ro bảo mật; và 4) Rủi ro hệ thống. Theo định nghĩa của Sandra Forsythe, Chuanlan Liu, David Shannon và Liu Chun Gardener cùng đưa ra trong nghiên cứu “phát triển thang đo lường lợi ích và rủi ro của việc mua hàng trực tuyến” (“Development of a scale to measure the perceived benefits and risks of online shopping”) (2006), rủi ro tài chính được cho là toàn bộ các nguy cơ gây ra thâm hụt tài chính khi thực hiện giao dịch thông qua Fintech. Đặc biệt hơn, đây là nhân tố được Melewar (2013) khẳng định chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người sử dụng các dịch vụ di động và trực tuyến. Rủi ro pháp lý liên quan đến khung pháp lý chưa được hoàn thiện và thiếu rõ ràng của Fintech. Trong khi đó, các quy định tài chính hiện hành lại ngăn chặn sự gia nhập của Fintech và thị trưởng, đồng thời cản trở sự phát triển của nó, đặc biệt là ở Việt Nam. Rủi ro bảo mật được định nghĩa là những tổn thất tiềm tàng do gian lận hoặc do các tin tặc, hacker gây ra nhằm đánh cắp thông tin cá nhân hoặc thực hiện những giao dịch tài chính không lành mạnh trong Fintech. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài sản của người dùng và vi phạm quyền riêng tư của họ, mà đồng thời chính bản thân họ cũng bị đe dọa. Theo Ming-Chi Lee (2009) trong bài viết “Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ngân hàng trực tuyến: Sự tích hợp giữa 2 mô hình TAM và TPB với rủi ro và lợi ích nhân thức”, tác giả chỉ ra rằng đây là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trực tuyến hiện nay. Rủi ro hệ thống đề cập đến những vấn đề đến từ bản thân ứng dụng Fintech hoặc nội bộ của các doanh nghiệp Fintech, như hệ thống phản hồi chậm, công ty không đứng ra chịu trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại đối với khách hàng sử dụng sản phẩm Fintech của họ. Nếu tình trạng này xảy ra mà không có sự khắc phục, doanh nghiệp có thể khiến khách hàng không hài lòng và đánh mất niềm tin của họ, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển và chấp nhận sử dụng Fintech của khách hàng. Do đó, bốn loại rủi ro trên có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro nhận thức, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng Fintech. Bốn giả thuyết liên quan bao gồm:
H6: Rủi ro tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận. H7: Rủi ro pháp lý ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận.
H8: Rủi ro bảo mật ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận. H9: Rủi ro hệ thống ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro cảm nhận.
Từ các giả thuyết nêu trên, phương trình hồi quy sẽ được xây dựng như sau: (1)AI = β 0 + β 1p B + β2 P R
(2)P B = γ0 + γ1E B + γ2cv + γ 3TP
Fund transfer Personal finance Personal loans Traditional deposits/ Insurance Wealth management savings accounts
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng sử dụng Fintech
3.1.1. Thực trạng phát triển và sử dụng Fintech trên thế giới
Tốc độ phát triển của các dịch vụ tài chính càng ngày càng tăng, thể hiện sự thôi thúc cho ngành tài chính ngân hàng. Các tổ chức tài chính chính thống đang nhanh chóng nắm lấy bản chất đột phá của FinTech và củng cố các mối quan hệ đối tác nhằm nỗ lực tăng cường hiệu quả hoạt động và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối thông qua các dịch vụ nhanh chóng và sáng tạo hơn.
Dựa theo báo cáo được thực hiện bởi PwC năm 2017 trên quy mô toàn cầu, với mẫu khảo sát dựa trên 1308 cá nhân bao gồm các CEO, giám đốc, trưởng bộ phận quản lý IT và công nghệ, và cả các quản lý cấp cao đến từ 71 quốc gia trên thế giới, tỷ lệ mong đợi Fintech sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng trong vòng 3-5 năm tới là 82%. Còn đối với chuỗi khối Blockchain, 77% hy vọng rằng hệ thống này sẽ được áp dụng chính thức như là một phần của hệ thống dịch vụ tài chính vào năm 2020. 20% số người hy vọng rằng chỉ số hoàn vốn đầu tư ROI (Return on investment) cho các công ty và dự án liên quan đến Fintech sẽ tăng trưởng.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, sự phát triển của FinTech, theo các chuyên gia trong ngành dự đoán, có thể mang lại những rủi ro nhất định liên quan đến với sự phát triển công ty của họ, khi chỉ số này tăng từ 83% lên 88% chỉ sau 1 năm từ 2016 đến 2017. Dưới đây là biểu đồ thể hiện phần trăm các ngành hàng, dịch vụ FinTech mà khách hàng sẵn sàng hợp tác. Lĩnh vực đứng đầu là Thanh toán, kế tiếp là Quỹ chuyển đổi, Tài chính cá nhân, Cho vay cá nhân, Gửi tiền/tiết kiệm truyền thống, Bảo hiểm, Quản lý sức khỏe.
Hình 3.1. Sự sẵn sàng hợp tác của từng lĩnh vực đối với Fintech
Nguồn: Khảo sát toàn cầu của PwC năm 2017
Nguồn vốn đổ vào công nghệ Fintech được dự đoán sẽ đạt khoảng 150 tỷ đô la Mỹ, theo đó, CEMC - một tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp về vốn đầu tư thiết bị kinh doanh tại Mỹ đã đưa ra 6 dự báo về các xu hướng mà các doanh nghiệp FinTech nên tập trung nghiên cứu và phát triển, gồm:
• Tập trung xây dựng niềm tin người dùng: trong thời kì tranh tối tranh sáng như hiện nay, có được niềm tin của người dùng là một trong những điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp phát triển;
• Thói quen mua sắm thay đổi từ môi trường ngoại tuyến offline sang trực tuyến online;
• Xu hướng di động tiếp tục phát triển: với lượng người dùng các thiết bị di động ngày càng tăng, tập trung vào môi trường di động sẽ giúp các Fintech mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
• Blockchain: với xu hướng này, doanh nghiệp có thể thực hiện các
giao dịch và xác minh trên mạng ngay lập tức.
• Mức độ an toàn tiếp tục cải thiện: Dữ liệu của khách hàng luôn là miếng mồi ngon của tin tặc, bảo vệ dữ liệu của khách hàng
• Nhiều cơ hội tiếp cận hơn cho khách hàng: FinTech đã cho phép
dụ, các ngân hàng trực tuyến đã cho phép khách hàng mở tài khoản với số dư thấp hơn và không tốn phí duy trì.
Cuộc chiến Fintech ngày càng trở nên gay gắt, khi gần đây nhất, Facebook cho phép người dùng gửi tiền qua lại trên Messenger bằng hệ thống TransferWise và Gmail của Google giờ đây cũng cho phép người dùng gửi tiền cho nhau trên phiên bản di động.
Hình 3.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp Fintech
Nguồn: Khảo sát toàn cầu của PwC năm 2017
3.1.2. Thực trạng và xu hướng phát triển Fintech tại Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, Fintech đã dần trở nên phổ biến đối với xã hội và người sử dụng. Thuật ngữ Fintech dần được xuất hiện nhiều hơn qua lời nói, các mặt báo hay cả trên đài truyền hình và trở thành từ khóa dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán. Với dân số Việt Nam lên đến 90 triệu người, trong đó khoảng 85% người dân sử dụng Internet và 70% sử dụng Smartphone, theo công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, đây là lý do chính để các chuyên gia đánh giá Việt Nam là thị trường rất tiềm năng để phát triển và ứng dụng công nghệ Fintech. Trên thực tế, con số sử dụng thẻ ngân hàng chỉ chiếm 30% dân số và 3% trong số đó sử dụng thẻ tín dụng, 70% còn lại sẽ là cơ hội cho nhiều
doanh nghiệp hợp tác nhằm lấp đầy chỗ trống hoặc thay thế ngân hàng phục vụ đối tượng này.
Theo số liệu được Topica Founder Institue thống kê, vào năm 2016, tổng giá trị các thương vụ liên quan đến Fintech đạt con số 129 triệu đô la Mỹ, chiếm 63% tổng giá trị các thương vụ Startup. Trong đó, nổi bật hơn cả là thương vụ đầu tư 28 triệu đô la Mỹ từ Quỹ Standard Charter Private Equity và Ngân hàng Goldman Sachs vào công ty cổ phần M_Service, đơn vị sở hữu ví điện tử MoMo. Thống kê tháng 2 năm 2017, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho biết, khởi điểm của Fintech bắt đầu từ năm 2007 với 9 đơn vị thử nghiệm dịch vụ thanh toán trung gian thì 8 năm sau (2015), con số này đã lên đến 20. Và chỉ 2 năm sau, tức đến thời điểm hoàn thành bảng thống kê (2017), đã có đến 40 đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực Fintech, tăng gấp đôi so với 2015.
Hình 3.3. Các doanh nghiệp Fintech hiện nay ở Việt Nam
Nguồn: Fintech Meetup Việt Nam
Lợi thế của FinTech là các khoản vay nhỏ (vì ở nhiều nước, ngân hàng thường bỏ qua những người vay nhỏ do e ngại những rủi ro về mặt tín dụng tiêu dùng). Thực tế, hiện nay, thị trường Việt Nam đang phát triển ở mảng thanh toán dịch vụ với những khoản tiền chuyển nhỏ hơn 5 triệu đồng (theo số liệu khảo sát dựa trên các bưu điện, báo cáo của Liên hợp quốc và Smartlink - đơn vị trung gian thanh toán, nay đã nhập vào Banknet).
Tuy nhiên, bất lợi tại thị trường Việt Nam là tính e ngại sử dụng các phương thức thanh toán, chuyển đổi tiền “ảo”, do đó 2 cái tên nổi trội trong ngành FinTech Việt là MoMo và Payoo đã đầu tư mạnh vào hệ thống giao dịch vật lý khi MoMo có hơn 4000 điểm giao dịch trải dài rộng khắp 45 tỉnh thành và Payoo là gần 5000 điểm thanh toán trên toàn quốc.
Mục tiêu của MoMo đạt đến 11000 điểm giao dịch phủ sóng toàn quốc trong khi Payoo vẫn tập trung vào việc thanh toán hóa đơn điện, nước, truyền hình và mở rộng liên kết với các kinh doanh nhà xe, du lịch để đa dạng dịch vụ và đặc biệt là không tập trung vào mảng ứng dụng di động. “Có hai nguyên nhân chính khiến chúng tôi không đẩy mạnh kênh này trong thời điểm hiện tại: Thứ nhất, các dịch vụ trực tuyến chưa đủ để hấp dẫn số đông người sử dụng trên Internet. Thứ hai, bản thân Payoo cũng cung cấp dịch vụ Internet banking và mobile banking cho các doanh nghiệp đối tác, việc tham gia cạnh tranh trong một thị trường chưa đủ lớn không đem lại lợi ích”, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng Giám đốc VietUnion cho biết.
Hình 3.4. Thiết bị công nghệ Fintech được tập trung đầu tư
■ Large FinTech ■ Large Financial Institutions
Nguồn: Khảo sát toàn cầu của PwC năm 2017
Bên cạnh các công ty Fintech, hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn cũng đã nhảy vào cuộc đua áp dụng công nghệ này nhằm tận dụng lượng người sử dụng sẵn có. Điển hình có thể kể đến Zion, công ty con của VNG, đã giới thiệu sản phẩm ZaloPay tới 70 triệu người dùng Zalo, hoạt động đồng thời cùng với cổng thanh toán 123pay trước đó.
Dịch vụ trò chơi trực tuyến Garena hay dịch vụ gọi và đặt xe Grab cũng đã bắt đầu sử dụng công cụ thanh toán trực tuyến. Ví điện tử TopPay được Garena giới thiệu thông qua chi nhánh VietnamEsport tại Việt Nam với hơn 20000 điểm giao dịch trên toàn quốc, đạt số lượt tải ứng dụng trên PlayStore lên đến 100000 lần. Grab cũng tận dụng số lượng khách hàng lên đến 27 triệu người giới thiệu sản phẩm GrabPay đi kèm với các dịch vụ khuyến mãi trên toàn Đông Nam Á nhằm thu hút và tăng độ tin cậy của khách hàng. Đối với hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong TPBank là một ví dụ điển hình của việc áp dụng Fintech vào hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng thông qua chatbot trả lời tự động.
Tóm lại, Việt Nam vẫn đang là thị trường rất tiềm năng cho sự phát triển của Fintech. “Theo nhận định của một số chuyên gia, thị trường Fintech ở Việt Nam sẽ là sân chơi dành cho các ông lớn trong các lĩnh vực tài chính, công nghệ và dịch vụ Internet. Các start-up hiện có trên thị trường thực tế đang là sân sau của một số ông lớn hoặc được đầu tư nguồn vốn khổng lồ”. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích dễ