CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Sự đa dạng xạ khuẩn nội sinh trên cây Màng tang
3.2.1. Đa dạng xạ khuẩn nội sinh theo bộ phận của cây Màng tang
Trên cơ sở 25 chủng xạ khuẩn nội sinh đã thu nhận đƣợc, tiến hành phân tích, đánh giá mức độ đa dạng sinh học theo tỉ lệ xạ khuẩn trên bộ phận cây Màng tang (Hình 3.2).
Hình 3.2. Tỷ lệ xạ khuẩn nội sinh phân bố trên các bộ phận của cây Màng tang
Kết quả hình 3.2 cho thấy, xạ khuẩn có mặt ở tất cả các bộ phận của cây, trong đó số chủng xạ khuẩn phân lập từ rễ là cao nhất (đạt 40%); tiếp theo là thân (32%) và thấp nhất là lá (28%). Kết quả trên có chút khác biệt so với nghiên cứu của Zhao và cộng sự đã phân lập đƣợc 560 chủng xạ khuẩn từ 26 cây dƣợc liệu khác nhau tại vùng cao nguyên Panxi, Trung Quốc. Tỷ lệ phân lập các chủng xạ khuẩn nội cộng sinh cao nhất ở rễ (58,2%), thân (27,8%) và lá (14,0%) [73]. Tƣơng tự, nhóm nghiên cứu của Madhuarama (2014) đã công bố công trình nghiên cứu đánh giá đa dạng và tiềm năng của xạ khuẩn nội sinh trong ba cây dƣợc liệu (cây lô hội, bạc hà, hƣơng nhu tía) ở
Ấn Độ, trong đó tỷ lệ xạ khuẩn phân lập từ rễ, thân, lá đạt lần lƣợt: 70,0%; 17,5% ; 12,5% [41]. Đa số các nghiên cứu trên thế giới đã nhận định rằng xạ khuẩn phân lập từ mẫu lá luôn thấp hơn so với rễ và thân và mật độ xạ khuẩn phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của cây.
3.2.2. Đa dạng xạ khuẩn trên cây Màng tang theo môi trường phân lập
Theo các nghiên cứu về xạ khuẩn nội sinh, phƣơng pháp xử lý mẫu và thành phần môi trƣờng là yếu tố chính quyết định đến kết quả phân lập, đánh giá sự đa dạng của xạ khuẩn nội sinh và tìm ra các loài xạ khuẩn mới [47]. Kết quả đánh giá đa dạng các chủng xạ khuẩn phân lập dựa trên 8 loại môi trƣờng đặc hiệu đƣợc thể hiện trên hình 3.3.
0 1 2 3 4 5
TWYE HV TA SPA STA SA CA ISP5 2 5 4 3 4 2 3 2
Môi trường phân lập
Hình 3.3. Tỷ lệ xạ khuẩn nội sinh trên cây Màng tang đƣợc phân lập trên các loại môi trƣờng khác nhau
Kết quả cho thấy, tỷ lệ xạ khuẩn phân lập cao nhất trên môi trƣờng HV, SPA, SA ( 4-5 chủng) đạt từ 16% đến 20 % tổng số chủng xạ khuẩn, tỷ lệ các chủng xạ khuẩn phân lập trên các môi trƣờng nhƣ TWYE, CA, ISP5 thấp (2 chủng), dƣới 10% (Hình 3.3). Trên đối tƣợng cây sồi (Callitris preissii), cây bạch đàn đỏ (Eucalyptus camaldulensis), cây bạch đàn trắng (Eucalyptus microcarpa), cây son (Pittosporum phylliraeoides), Onuma và cộng sự đã phân lập 574 chủng xạ khuẩn từ 10 loại môi trƣờng có tỷ lệ phân lập xạ khuẩn lần lƣợt: MMY (5,5%), YECG (5,9%), HVA (9,4%), Xyl (10,1%), CMC (14,4%), GGXA (11,8%), Pec (8,5%), GGAG (11,8%), AA (11,6%), HVG (11,0%). Kết quả phân tích trình tự gen 16s rDNA định danh 17 chi khác
nhau, trong đó chi Streptomyces chiếm tỷ lệ cao nhất (71,7%), tiếp đó là các chị xạ khuẩn hiếm nhƣ: Promicromonospora (8,9%), Pseudonocardia (6,3%),
Kribbella (4,3%), Nocardioides (1,9%), Nocardia (1,7%), Amycolatopsis
(1,0%), Micromonospora (1,0%), Actinomycetospora (1,0%),
Actinopolymorpha (0,4%), Actinomadura (0,3%), Polymorphospora (0,3%),
Williamsia (0,3%), Gordonia (0,2%), Nocardiopsis (0,2%), Nonomuraea
(0,2%) Flindersiella (0,2%) [48].
Cũng tƣơng tự nghiên cứu trên, Li và cộng sự (2012) đã phân loại 228 chủng xạ khuẩn thuộc 19 chi nhƣ: Promicromonospora (11,4%),
Pseudonocardia (6,6%), Nocardia (4,8%), Nonomuraea (4,4%), Rhodococcus
(3,5%), Kribbella (3,1%), Micromonospora (3,1%), Actinomadura (2,6%),
Streptosporangium (1,3%), Amycolatopsis (1,3%), Dactylosporangium
(0,9%), Blastococcus (0,4%), Glycomyces (0,4%), Kocuria (0,4%),
Micrococcus (0,4%), Gordonia (0,4%), Microbispora (0,4%),
Phytomonospora (0,4%) và Streptomyces chiếm 53,9% trên sáu loại môi trƣờng đặc hiệu [37].
Nhìn chung, tỷ lệ phân lập xạ khuẩn nội sinh thuộc chi Streptomyces
luôn chiếm tỷ lệ cao (>50%) nên các nhóm nghiên cứu trên thế giới luôn ƣu tiên sử dụng các phƣơng pháp, lựa chọn các loại môi trƣờng đặc hiệu nhằm phân lập các chủng xạ khuẩn hiếm không thuộc chi Streptomyces.
3.2.3. Đa dạng xạ khuẩn nội sinh đánh giá theo nhóm màu khuẩn ty
Sự khác biệt về màu sắc hệ khuẩn ty xạ khuẩn đƣợc hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dƣỡng, pH... Chính vì vậy, mầu sắc khuẩn ty đƣợc coi là tiêu chí cơ bản để chọn lọc các chủng xạ khuẩn trên môi trƣờng phân lập, tránh chọn lọc các chủng có cùng đặc điểm hình thái, màu sắc giống nhau… Kết quả phân nhóm xạ khuẩn nội sinh phân lập đƣợc trên các mẫu Màng tang trong nghiên cứu đƣợc thể hiện trên hình 3.4.
0 2 4 6 8 10 Trắng Vàng Xám Xanh Đỏ Nâu Tím 10 10 3 2 0 0 0 Nhóm màu
Hình 3.4. Tỷ lệ các chủng xạ khuẩn nội sinh đƣợc phân theo nhóm màu Trên cơ sở 25 chủng xạ khuẩn đã đƣợc phân lập và thuần khiết, các chủng có màu sắc hệ khuẩn ty thuộc 4/7 nhóm màu xuất hiện với tỷ lệ khác nhau (Hình 4). Theo đó, xạ khuẩn thuộc nhóm màu vàng là 10 chủng đạt (40%), và trắng là 10 chủng đạt (40%) chiếm ƣu thế, tiếp theo xám là 3 chủng đạt (12%), và thấp nhất là xanh 2 chủng đạt (8%) và không phát hiện xạ khuẩn thuộc nhóm màu đỏ, nâu hay tím. Kết quả trên cũng gần giống với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khi phân lập xạ khuẩn từ đất và biển cũng nhận thấy nhóm màu trắng thƣờng chiếm tỷ lệ cao hơn [4], [20].
Tuy nhiên, màu sắc của khuẩn ty khí sinh hay khuẩn ty cơ chất là đặc điểm dễ thay đổi, phụ thuộc vào thành phần môi trƣờng dinh dƣỡng, tuổi của chủng và các điều kiện vật lý. Kết quả phân lập và đánh giá đa dạng của xạ khuẩn nội sinh chứng tỏ Màng tang là cây chủ có nhiều loài xạ khuẩn nội sinh tồn tại và phát triển và kết quả cũng chỉ ra đây là những khảo sát đầu tiên về xạ khuẩn nội sinh trên cây Màng tang tại Việt Nam.