Dân số Huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 là 52.899 người với 7 dân tộc; trong đó người Mông chiếm 51,65%, Dao 23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,98%, Dáy 1,24%, Xã Phó 1,07% còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,87%.
Bảng 2.1 : Số lƣợng và cơ cấu dân tộc ít ngƣời huyện Sa Pa năm 2009 Thành phần dân tộc Số lƣợng
( người)
Tỷ lệ so với dân số huyện (%) Tổng số 52.899 100,00 Mông 27.323 51,65 Dao 12.187 23,04 Kinh 9.474 17,91 Tày 2.231 4,98 Dáy 656 1,24 Xa Phó 567 1,07
Các DTTS khác còn lại 461 0,87
Nguồn: Ban dân tộc tỉnh và các ngành ước tính năm 2010
Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng trung bình dân số giai đoạn 2005-2006 là 1.03%, giai đoạn 2006-2010 là 3,3%. Năm 2010, dân số huyện Sa Pa là 52.460 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 27.628 người chiếm 52.7%.
Như vậy, đây là nguồn nhân lực dồi dào, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
Cơ cấu dân cư trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 60 tuổi và từ 60 tuổi trở lên vẫn có khả năng lao động trên địa bàn huyện là 26.920 người (2010).
- Theo nhóm tuổi: Lực lượng lao động ở nhóm tuổi từ 15-19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 11,32%; nhóm tuổi 20-24 tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 9,55%; tiếp đến là các nhóm 25-29 tuổi chiếm 8,22%; nhóm tuổi 30-34 tuổi chiếm 7,69% và thấp nhất là nhóm 55-59 tuổi chiếm 2,83%. Từ 15 – 60 tuổi
chủ yếu ở nông thôn tới 76- 98% lực lượng lao động của huyện chủ yếu hoạt động trong ngành nông-lâm nghiệp chiếm tới 80,4%, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 7,66% và dịch vụ chiếm 11,5%. Những năm gần dây những làng nghề truyền thống đã được quan tâm khôi phục và phát triển.
Việc phát triển các làng nghề ở Sa Pa đã gắn với các điểm du lịch và thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao mức sống của nhiều hộ gia đình thông qua kinh doanh nhà nghỉ, bán hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm…
Ví dụ: Các làng Tả Van Giáy, Lý Lao Chải, Bản Dền, Sả Séng (Sa Pa) tỷ lệ hộ đói nghèo giảm khá nhanh nhờ du lịch. Du lịch cộng đồng cũng tác động tích cực đến sự phân bố ngành nghề lao động. Tiêu biểu là làng văn hóa Bản Dền (Bản Hồ – Sa Pa) xây dựng được 3 đội văn nghệ dân gian, 29 hộ kinh doanh phòng nghỉ, 4 hộ dệt thổ cẩm đã góp phần phát triển kinh tế gia đình, bình quân mỗi gia đình có thu nhập 40 triệu đồng/năm; 100% số hộ gia đình đã ngói hoá và có thuỷ điện thắp sáng. Làng văn hoá Sả Xéng (Tả Phìn, Sa Pa) phát triển nghề thổ cẩm, dịch vụ tắm lá thuốc và văn nghệ không chỉ phục vụ khách du lịch mà còn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.