Chất lượng và cơ cấu ngành nghề của lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 77 - 79)

Nhìn tổng quát, Sa Pa có chất lượng lao động thấp, đặc biệt là lao động dân tộc ít người. Mặt khác, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế chưa hợp lý đã gây không ít khó khăn cho quá trình phân công lao động, giải quyết việc làm, nhất là khu vực nông thôn còn rất nhiều khó khăn, số người có nhu cầu giải quyết việc làm khá lớn, lại chưa qua đào tạo.

Trình độ học vấn của lực lượng lao động huyện Sa Pa đến thời điểm năm 2010 vẫn thấp hơn mức trung bình cả tỉnh và tương đương với mức trung bình của các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc. Lực lượng lao động chủ yếu có trình độ từ không biết chữ đến tốt nghiệp THCS khá cao (khoảng 85,5%) đây là

một lực lượng lao động có trình độ học vấn thấp, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao.

Cơ cấu bên trong ngành nghề và bậc đại học người lao động qua đào tạo còn có sự bất hợp lý đối với nhu cầu sử dụng. Lao động là công nhân kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong số lao động được đào tạo, tập trung ở một số ngành nghề thông dụng. Đặc biệt ở một số lĩnh vực cần thiết đòi hỏi kỹ thuật lao động và năng lực tổ chức thực hiện, cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lại rất hạn chế, ví dụ như một số ngành nghề cần thiết như: khai khoáng, kỹ thuật chế biến nông - lâm sản, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi vẫn chưa được đáp ứng trong thời kỳ mới. Hơn nữa, đội ngũ chuyên môn kỹ thuật bậc cao đáp ứng yêu cầu công nghệ mới còn quá thiếu,… số cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số rất ít.

Vẫn còn một bộ phận lớn cán bộ, đồng bào nặng tư tưởng bảo thủ, quen tập quán canh tác giản đơn, ngại ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, còn tồn tại tâm lý tiểu nông, tính tự giác trong lao động kém, ý thức kỷ luật còn hạn chế, mang tính tự cấp, tự túc trong hoạt động sản xuất dẫn tới kinh tế manh múm, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn mang dáng dấp kinh tế tự nhiên, hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng yếu kém. Người lao động chưa thực sự thích nghi với môi trường điều kiện làm việc mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn diễn ra chậm chạp, chủ yếu là lao động giản đơn, tư liệu sản xuất lạc hậu, thủ công nên tính chuyên môn, chuyên nghiệp hóa của người lao động thấp kém. Từ đó gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vấn đề đặt ra là Sa Pa cần đa dạng hóa cơ cấu các ngành nghề, hướng tới các ngành nghề thủ công truyền thống, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, vừa duy trì, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh; Mặt khác, huyện cũng cần nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cho các lao động ít người để số lao động này nhanh

chóng đáp ứng được yêu cầu của về năng lực chuyên môn, kỹ thuật, sớm tự tìm kiếm được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn thấp là do thiếu thốn về các điều kiện chăm sóc sức khỏe., chưa kể đến sự thiếu thốn về vật chất cơ sở kỹ thuật trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngoài ra, huyện còn khó khăn, thiếu thốn về cán bộ ngành y cũng như cán bộ ngành dược. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ y tế ở các huyện, các xã vùng sâu, vùng xa. Khiến cho tỷ lệ chết thô của dân số của tỉnh còn ở mức cao 7,5%. Điều này dẫn tới chất lượng nguồn lao động ở tỉnh còn ở tình trạng thấp kém, đặc biệt là về thể lực, gây khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm.

Do đó, một vấn đề nữa cần đặt ra là phải nâng cao chất lượng các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe để chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện, từ đó tăng khả năng tìm kiếm việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)