Công tác thực hiện các chính sách liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 74 - 76)

quyết việc làm

Chương trình 134 có 5 chính sách, nhưng hầu hết các huyện mới tập trung thực hiện 2 chính sách, đó là hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt tập trung, còn 3 chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ gia đình thực hiện không đáng kể; nhất là chính sách giải quyết đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán - Đến nay huyện còn nhiều xã chưa có đề án hoặc có kế hoạch cụ thể về giải quyết đất sản xuất cho đồng bào, còn lúng túng chưa đưa ra được giải pháp phát triển ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất; mặt khác một số huyện công tác rà soát, xét duyệt đối tượng chưa chính xác, nhu cầu đất sản xuất chưa thực sự bức xúc do mức độ diện tích đất thiếu không đáng kể và cơ bản là thiếu đất sản xuất nông nghiệp có chất lượng tốt. Chất

lượng công trình hỗ trợ, đầu tư một số nơi chưa tốt: Nhà ở của đồng bào ở một số huyện chưa có tính bền vững; một số công trình nước sinh hoạt tập trung mới chỉ đưa vào đã biểu hiện xuống cấp, phải sửa chữa; một số công trình chỉ sử dụng được trong mùa mưa; công tác quản lý, khai thác, bảo trì sau khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng chưa được các huyện quan tâm, chưa có qui chế cụ thể, ý thức bảo vệ của đối tượng được hưởng lợi chưa cao, nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của công trình.

Điều này gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết việc làm, bởi các khu vực thực hiện chính sách 134 là nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Về tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm: mặc dù thông qua các dự án, hoạt động của chương trình đã làm thị trường có bước chuyển biến tích cực, thúc đẩy tạo việc làm cho người lao động, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn song còn nhiều hạn chế. Như: công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về việc làm chưa được thường xuyên, liên tục nên người lao động vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội tiếp cận thông tin thị trường lao động, nhất là các đồng bào dân tộc ít người sống xa trung tâm xã, huyện, lại thiếu các hạ tầng kỹ thuật cần thiết nên lại càng gặp nhiều khó khăn hơn; Các dự án vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm giao cho Ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn từ khâu hướng dẫn lập dự án, thẩm định và trình định cho vay, thu hồi vốn,… nên chưa chú trọng mục tiêu giải quyết việc làm; Dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động chưa rõ ràng, chỉ tập trung ở một số vùng trọng điểm thị trường phát triển mạnh, các tỉnh miền núi rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ từ Trung ương; Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rất nhỏ, nhỏ và vừa nên khó khăn trong việc tạo việc làm tại chỗ cho người lao động; Cán bộ

cấp tỉnh, huyện kiêm nghiệm nhiều công việc nên chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tại cơ sở.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do Sa Pa là huyện miền núi, địa bàn rộng, dân cư phân tán, trình độ dân trí chưa đồng đều. Do vậy, cần có sự hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin thị trường lao động; Mức vay của các dự án từ quỹ quốc gia hiện nay còn thấp, cần sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định chưa phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)