Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc ít người thông qua hoạt động của các doanh nghiệp, Đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 69 - 74)

hoạt động của các doanh nghiệp, Đoàn thể

2.2.4.1. Các doanh nghiệp

Sự phát triển của các doanh nghiệp trực tiếp tạo nhiều việc làm cho xã hội. Theo thống kê của sở Lao động TB & XH Lào Cai, doanh nghiệp dân doanh và công ty cổ phần chiếm gần 87% tổng số lao động có việc làm

thường xuyên trong cả tỉnh, từ năm 2006 - 2010 loại hình doanh nghiệp này đã thu hút thêm 2440 lao động gấp nhiều lần so với loại hình doanh nghiệp 100% vốn Nhà Nước. Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng về số lượng chất lượng đòi hỏi nhiều nhân lực có trình độ chuyên môn vững vàng. Mặc dù không có số liệu chính xác số lao động ít người hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhưng ước tính con số lao động ít người chiếm khoảng 10% trong tổng số lao động.

Nhiều hợp tác xã và doanh nghiệp, tiêu biểu như: HTX Thanh Xuân, HTX Hoa Đào; Công ty Nông Liên Đài Loan, Công ty Tam Đỉnh, Công ty TNHH MTV Mường Hoa, Công ty Hoa Phát, Công ty Cát Lợi Lai. Các đơn vị đã mua hoặc thuê đất lâu dài trong khu vực thị trấn Sa Pa, các xã: Sa Pả, Tả Phìn, Tả Van để phát triển mô hình trồng rau an toàn. Từ năm 2008 đến năm 2010, các công ty đã sản xuất trên 2.000 tấn rau các loại, chủ yếu là bắp cải, cải thảo, tỏi… Thông qua mô hình của các doanh nghiệp, nông dân ở khu vực thị trấn và một số xã lân cận được tham quan học tập, áp dụng trồng rau an toàn với 150 ha, năng suất đạt từ 15 - 17tạ/ha, sản lượng đạt hơn 2.250 tấn. Qua các mô hình liên kết, người dân đã được trang bị những kiến thức căn bản về sản xuất rau nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng, nâng cao nhận thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với mô hình trồng rau an toàn, mô hình trồng hoa cao cấp cũng đem lại thu nhập khá cao cho người sản xuất. Nếu như năm 2000, toàn huyện mới có khoảng 5 ha hoa, thì đến nay tổng diện tích đã lên tới trên 100 ha và có khoảng 60.000 chậu, giò hoa địa lan, phong lan các loại. Hoa Sa Pa do hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên sinh trưởng, phát triển tốt, được thị trường ưa chuộng. Nghề trồng hoa hồng và hoa lan đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người trồng hoa. Ngoài các HTX, doanh nghiệp

như: HTX Hoa Hồng, HTX Thanh Xuân, Công ty Hoa Phát trồng hoa với quy mô lớn, ở Sa Pa hiện nay còn có khoảng trên 200 hộ dân phát triển nghề trồng hoa hồng, địa lan và phong lan, nhiều người trở thành triệu phú nhờ trồng hoa. Mô hình nuôi cá nước lạnh, mô hình trồng chè Ô Long… tuy mới phát triển, nhưng đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2.4.2. Các tổ chức, đoàn thể

Nhờ làm tốt công tác vận động, truyên truyền, kết hợp với những đổi mới trong công tác hoạt động, đến nay, Hội Phụ nữ thị trấn có 23 chi hội với 1.852 hội viên tham gia sinh hoạt. Trong phong trào giúp nhau phát triển kinh tế luôn được chị em hội viên, phụ nữ thường xuyên quan tâm, thực hiện và duy trì bằng nhiều hình thức như giúp nhau ngày công lao động, con giống, cây giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất...Bên cạnh đó, Hội phối hợp với các ban, ngành vận động, hướng dẫn hội viên, phụ nữ sử dụng những loại cây trồng có hiệu quả, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, thâm canh tăng vụ, xây dựng các mô hình vườn chuồng, duy trì phong trào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, duy trì mô hình 2-3 gia đình khá, giầu giúp đỡ 1 hội viên nghèo làm chủ. Hỗ trợ ngày công cho hộ gia đình nghèo có địa chỉ, cho vay không tính lãi cho 22 hội viên với số tiền trên 106 triệu đồng. Ngay từ đầu năm, Hội Phụ nữ thị trấn đã đề ra kế hoạch phối hợp với Ngân hàng Chính sách huyện tạo điều kiện, hướng dẫn phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và những vùng sản xuất kinh doanh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình, với tổng vốn cho vay trên 4 tỷ đồng . Từ các nguồn vay vốn, nhiều chị em đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng màu, vườn tạp và buôn bán để phát triển kinh tế gia đình và ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, gương phụ nữ làm kinh tế giỏi.

Nhờ có mô hình hội viên phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình đến nay số hộ nghèo trên thị trấn đã giảm đáng kể xuống còn 30%. Có

thể nói, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo đã thật sự là phong trào đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm cho đời sống của chị em phụ nữ ngày cao. góp phần tích cực trong phong trào "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc", góp sức cùng địa phương thực hiện hiệu quả công tác xóa đói giảm, nghèo bền vững.

Ví dụ: Để phát triển nghề thêu dệt - thổ cẩm, Hội phụ nữ các xã Tả Phìn, Suối Thầu, Nậm Cang đã tổ chức các câu lạc bộ sản xuất thổ cẩm với hàng trăm hội viên tham gia. Các câu lạc bộ này được các tổ chức phi chính phủ tư vấn về mẫu mã sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm bước đầu. Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn, tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho người dân. Nhờ vậy mỗi người tham gia sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch đều có thu nhập ổn định. Bình quân mỗi người thu nhập từ 300.000 - 500.000đ/tháng. Một hội viên như chị Lý Mẩy Chạn, Lý Tả Dùng, Lý Mẩy Pham, Chảo Mẩy Cói... của xã Tả Phìn thu nhập mỗi năm từ 4 - 7 triệu đồng nhờ bán các sản phẩm cho du khách. Một số hội viên vừa sản xuất vừa trực tiếp bán sản phẩm mỗi tháng cũng thu nhập từ 1 - 2 triệu đồng.

Hội Nông dân Sa Pa đã tổ chức tuyên truyền giáo dục, dạy những ngành nghề vốn là tiềm năng, thế mạnh của đồng bào dân tộc ít người. Hội nông dân chọn nghề dệt thổ cẩm, trồng phong lan và nghề thuốc lá tắm gia truyền tổ chức dạy cho bà con, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Để tạo tiền đề cho phong trào xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội Nông dân huyện Sa Pa đã quan tâm, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cả về số lượng và chất lượng. Phong trào đã được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân đồng tình hưởng ứng, qua đó đã khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường của mỗi hộ gia đình, phát huy cao độ bản chất sáng tạo của giai cấp nông dân, khai thác được những tiềm năng của địa phương, tạo nên những bước phát triển nổi bật kinh tế nông thôn. Từ phong trào đã xuất

hiện nhiều mô hình cho thu nhập cao, tiêu biểu như: Mô hình trồng su su kết hợp với chăn nuôi của gia đình ông Nguyễn Phúc Minh tổ 13 thị trấn Sa Pa, cho thu nhập 480 triệu đồng/năm. Mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng của ông Chảo Duần Seng thôn Can Hồ A xã Bản Khoang, cho thu nhập 300 triệu đồng/năm, Mô hình tổng hợp của gia đình ông Vù A Páo thôn Nậm Than xã Nậm Cang cho thu nhập 357 triệu đồng/năm…Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” của huyện đã góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tăng tình đoàn kết, mối tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư, góp phần ổn định cuộc sống trong nhân dân...

Để đạt được kết quả đó, bên cạnh sự nỗ lực, chủ động của hội viên nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, luân canh, xen canh lúa hoa mầu, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, cụ thể như tổ chức cho hội viên đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm; tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội; mở các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tổ chức các lớp dạy nghề; hỗ trợ nông dân mua máy móc nông nghiệp, vật tư, phân bón; triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình, dự án làm điểm để hội viên, nông dân học tập và nhân rộng ...

Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của các cấp Ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện, tổ chức Hội Nông dân Sa Pa không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, phát huy được vị thế của Hội trong hệ thống chính trị. Công tác Hội và phong trào nông dân từng bước được khẳng định với vai trò trung tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Ví dụ : Tả Séng là bản có số người theo nghề thổ cẩm nhiều nhất, với gần 100 hộ. Bà Chảo Sử Mẩy, nhóm trưởng Câu lạc bộ Phát triển nghề thổ cẩm bản cho biết, trước chưa được học nghề thổ cẩm, thu hoạch lúa xong là

bà con lại lên rừng chặt củi, làm rẫy để sinh sống. Vì không có nghề phụ, cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, nên cả bản đói quanh năm. Bà Tẩn Sử Mẩy, nhà có 7 miệng ăn, nhưng chỉ có 3 sào ruộng. Năm 2009, bà Tẩn Sử Mẩy được Hội nông dân dạy nghề và bà đã truyền lại cho 5 người con.Với lợi thế nằm trong vùng du lịch Sa Pa, thừa hưởng bài thuốc tắm lá của người Dao đỏ và để quảng bá, giúp người dân làm giàu từ nghề thuốc này, chính quyền, Hội nông dân đã giúp bà con dân tộc Dao, Mông thành lập "Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa- Napro", chuyên kinh doanh thuốc tắm lá. Công ty hoạt động theo phương thức các hộ đóng góp cổ phần và hưởng theo phần trăm cổ phần. Việc thành lập công ty, ngoài ý nghĩa quảng bá bài thuốc độc đáo của dân tộc Dao còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, với thu nhập từ 100 - 120 nghìn đồng/người/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết việc làm cho lao động các dân tộc ít người trên địa bàn huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)