chương trình quốc gia về giải quyết việc làm.
Thực hiện quyết định 134: Với tổng vốn đầu tư của Chương trình là 218.171 triệu đồng. Sa Pa đã triển khai thực hiện đồng bộ 04 chính sách, vận động 35 hộ đồng bào HMông sống rải rác ở các đỉnh núi đến nơi định cư ổn định, nhân dân đến địa điểm định cư mới có cuộc sống ổn định, yên tâm phát triển sản xuất, đời sống được cải thiện; hỗ trợ đồng bào làm mới, sửa chữa được 10.911 nhà, hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung được 576 công trình, hỗ trợ đất sản xuất được 137,21 ha. Thực hiện quyết định 32 về hỗ trợ hộ nghèo vay vốn không lãi phát triển sản xuất, từ năm 2008 đến nay được 2.384 hộ, với tổng số vốn vay là 11.879 triệu đồng; chính sách hỗ trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách cho đồng bào các dân tộc thiểu số với kinh phí là 61.802 triệu đồng. Ngoài ra bằng nguồn vốn lồng ghép của các Chương trình, dự án khác trên địa bàn đã đưa dân ra sinh sống ổn định ở các xóm biên giới, di chuyển đồng bào sinh sống ở các vùng nguy cơ thiên tai đến nơi mới an toàn, ổn định sinh sống, lập nghiệp và thực hiện công tác định canh, định cư, xây
dựng các trung tâm cụm xã để nhân dân giao lưu, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội.
Qua quá trình hoạt động, dự án vay vốn từ quỹ hỗ trợ việc làm đã góp phần đáng kể trong thay đổi nhận thức của nhân dân về việc làm, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, khôi phục ngành nghề truyền thống, phát triển ngành nghề mới, qua đó tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.
Cùng với dự án vay vốn tạo việc làm là dự án hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Từ năm 2006 - 2010 số người được tư vấn qua trung tâm giới thiệu việc làm ngày một tăng lên, từ 4262 người năm 2006 lên đến 19438 người năm 2010. Trong số những người được tư vấn, thì số lao động thiểu số tìm được việc làm mặc dù chiếm con số nhỏ, nhưng đã có sự tăng tiến theo thời gian.
Bên cạnh đó, Từ năm 2006-2010 tỉnh đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 5988 cán bộ làm công tác việc làm, xuất khẩu lao động, bảo hiểm thất nghiệp từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn.
Thông qua các lớp tập huấn đã giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác việc làm, xuất khẩu lao động, bảo hiểm thất nghiệp từ tỉnh đến cơ sở nắm được các quy định của pháp luật về việc làm, xuất khẩu lao động, bảo hiểm thất nghiệp, phương pháp xây dựng và triển khai chương trình việc làm và xuất khẩu lao động, xây dựng xã thí điểm về công tác giải quyết việc làm, tổ chức phiên chợ việc làm.