Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tập đoàn FLC (Trang 38 - 43)

Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp đã rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí đề cập về

vấn đề này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị như: Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh An với đề tài “Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” (2003), Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tuấn Anh với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Duyên Hải” (2005), Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Vinh Quang với đề tài “ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Hòa Bình” (2008), Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Quốc Đạt với đề tài “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan Dầu khí” (2011)...

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh An với đề tài “Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” (2003) đã trình bày được những lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính viễn thông; thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty này.

Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Tuấn Anh với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Duyên Hải” (2005), ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. Luận văn đã có một số đóng góp như: Trình bày rõ khái niệm, mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng và các công ty TNHH nói chung. Phân tích được thực trạng và hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Duyên Hải trong thời gian qua, nêu rõ ưu nhược điểm, tồn tại và nguyên nhân của nó. Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Duyên Hải trong thời gian tới.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Vinh Quang với đề tài “ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Hòa Bình” (2008) đã khái quát được lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh, phân tích được thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty và đưa ra được một số giải pháp chủ yếu

nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty TNHH Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Quốc Đạt với đề tài “ Nâng cao hiệu

quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan Dầu khí” (2011). Đề tài đã hệ thống lại cơ sở lý luận và đưa ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế; phân tích, đánh giá tình hình và thực trạng hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan Dầu khí, có xem xét, đánh giá, so sánh với trung bình ngành và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh và những kinh nghiệm thực tế quý báu. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về “Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn FLC”.

Đề tài “Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn FLC” sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điểm mới của đề tài là nghiên cứu về đối tượng mới; có sử dụng mô hình Dupont trong việc phân tích hiệu quả kinh doanh và có sự so sánh đánh giá với một số đơn vị có cùng mô hình kinh doanh.

Tóm tắt chương 1:

Tác giả nêu bật lên được khái niệm và bản chất thực sự của hiệu quả kinh doanh. Đồng thời Tác giả cũng nêu lên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có 4 quan điểm cơ bản thường hay gặp là: toàn diện và hệ thống, thống nhất lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội, thống nhất lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động, kết hợp hai mặt định tính và định lượng.

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng được nói đến trong chương 1 này như: tỷ suất thuế trên vốn, thu nhập bình quân người lao động, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động,...

Ngoài ra, các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: đối thủ cạnh tranh, kinh tế, pháp luật, khoa học - công nghệ, văn hoá - xã hội, tự nhiên, sản phẩm dịch vụ, tổ chức bộ máy, trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, nhân lực của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng được nhắc đến trong chương 1.

Tác giả tổng hợp những lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, để làm nền tảng đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn FLC trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó áp dụng vào tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn FLC.

Căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh đã tính toán, luận văn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh này. Cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh theo chiều ngang; so sánh các chỉ tiêu ở các thời kỳ khác nhau, phân tích tình hình tăng giảm tuyệt đối và tương đối từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Luận văn sử dụng mô hình Dupont để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra.

Để phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn FLC, Luận văn còn so sánh hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn FLC với một số đơn vị kinh tế có cùng mô hình kinh doanh (Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần, Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương). Công ty cổ phần tập đoàn FLC, Tập đoàn Vingroup - Công ty cổ phần, Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dương đều có mô hình kinh doanh công ty mẹ - con; kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó tập trung vào lĩnh vực bất động sản.

Mặt khác khi phân tích hiệu quả kinh doanh của từng nội dung, luận văn kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ mới xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân tố tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên trong và bên

ngoài, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tập đoàn FLC (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)