Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tập đoàn FLC (Trang 62 - 67)

3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh ta ̣i Công ty cổ phần tập đoàn FLC

3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 3.4 Bảng chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng giảm 2013 so 2012 Tăng giảm 2014 so 2013

1. Tỷ suất sinh lời của tài

sản (%) 0,49 4,78 7,96 870,65% 66,34%

2. Số vòng quay của tài sản

(vòng) 0,94 0,82 0,45 -12,89% -45,09%

3. Suất hao phí của tài sản

so với doanh thu thuần 1,07 1,22 2,23 14,80% 82,13%

4. Suất hao phí của tài sản

so với LNST thuế TNDN 202,88 20,90 12,57 -89,70% -39,88%

Nhận xét:

- Ta thấy số vòng quay của tài sản năm sau thấp hơn năm trước: Năm 2013 giảm 12,89% so với năm 2012, năm 2014 giảm 45,09% so với năm 2013. Chứng tỏ tài sản vận động chậm hơn, đây là nhân tố làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời của tài sản năm sau cao hơn năm trước: Năm 2013 tăng 870,65% so với năm 2012, năm 2014 tăng 66,34% so với năm 2013; chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tăng.

- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm sau cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt, hoặc với mức đầu tư tài sản như nhau thì doanh thu thuần năm sau thấp hơn năm trước.

- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau thấp hơn năm trước, điều đó chứng tỏ khi doanh nghiệp muốn một mức lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau bằng năm trước thì cần đầu tư tài sản ít hơn, hoặc với mức đầu tư tài sản như nhau thì lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm sau lại cao hơn năm trước.

Đánh giá:

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đã tăng cao, thể hiện quả tỷ suất sinh lời tăng cao. Tuy nhiên số vòng quay của tài sản giảm, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần cao. Nguyên nhân là do công ty đang thực hiện đầu tư vào nhiều dự án lớn, chưa mang lại doanh thu cho đơn vị. Mặt khác, tài sản của đơn vị tăng cao, mức hàng hóa tồn kho tăng, chi phí xây dựng dở dang quá lớn. Như vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm và có các biện pháp sử dụng hiệu quả các tài sản đầu tư thêm.

Bảng 3.5 Bảng so sánh chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

FLC Vin group Đại Dương FLC Vin group Đại Dương FLC Vin group Đại Dương 1. TSSL của tài sản (%) 0,49 5,62 2,08 4,78 13,82 1,43 7,96 3,60 4,77 2. Số vòng quay của tài

sản (vòng) 0,94 0,10 0,11 0,82 0,02 0,14 0,45 0,01 0,14

3. Suất hao phí của tài

sản so với DTT 1,07 10,49 9,32 1,22 58,56 6,94 2,23 89,84 7,30

4. Suất hao phí của tài

sản so với LNST TNDN 202,88 17,80 48,05 20,90 7,23 70,02 12,57 27,78 20,98

(Nguồn: Phụ lục 03, 06, 09)

Nhìn vào Bảng 3.5 ta thấy: - Về tỷ suất sinh lời của tài sản:

+ Năm 2012, tỷ suất sinh lời của tài sản của Công ty thấp hơn rất nhiều tỷ suất sinh lời của các công ty có cùng mô hình kinh doanh. Cụ thể: Tỷ suất sinh lời của Công ty là 0,49%, tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup là 5,62%, của Tập đoàn Đại Dương là 2,08%.

+ Năm 2013, tỷ suất sinh lời của vốn của Công ty là 4,78%, thấp hơn tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup (13,82%) và cao hơn tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Đại Dương (1,43%).

+ Năm 2014, tỷ suất sinh lời của vốn của công ty đã vượt 2 đơn vị còn lại. Cụ thể: tỷ suất sinh lời của Công ty năm 2014 là 7,96%, tỷ suất sinh lời của Tập đoàn Vingroup là 3,6%, của Tập đoàn Đại Dương là 4,77%.

Như vậy, trái ngược với 2 đơn vị còn lại là tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2013 tăng so với năm 2012 nhưng năm 2014 giảm so với năm 2013; thì tỷ suất sinh lời của tài sản của Tập đoàn FLC năm sau cao hơn năm trước. Điều lại chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty ngày càng

- Về số vòng quay của tài sản:

Mặc dù số vòng quay của tài sản của Công ty năm sau giảm hơn so với năm trước, tuy nhiên với cao hơn hai đối thủ còn lại. Cụ thể:

+ Năm 2012, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,94 vòng cao hơn so với số vòng quay của tài sản của Tập đoàn Vingroup (0,10 vòng) và của Tập đoàn Đại Dương (0,11 vòng).

+ Năm 2013, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,82 vòng cao hơn so với số vòng quay của tài sản của tập đoàn Vingroup (0,02 vòng) và của Tập đoàn Đại Dương (0,14 vòng).

+ Năm 2014, số vòng quay của tài sản của Công ty là 0,45 vòng cao hơn so với số vòng quay của tài sản của Tập đoàn Vingroup (0,01 vòng) và của Tập đoàn Đại Dương (0,14 vòng).

- Về suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần:

Mặc dù suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần của Công ty năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn thấp hơn so với 2 đơn vị còn lại. Cụ thể:

+ Năm 2012, suất hao phí so với doanh thu thuần của Công ty là 1,07 thấp hơn so với suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (10,49) và của Tập đoàn Đại Dương (9,32).

+ Năm 2013, suất hao phí so với doanh thu thuần của Công ty là 1,22 thấp hơn so với suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (58,56) và của Tập đoàn Đại Dương (6,94).

+ Năm 2014, suất hao phí so với doanh thu thuần của Công ty là 2,23 thấp hơn so với suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (89,84) và của Tập đoàn Đại Dương (7,3).

- Về suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty có sự cải thiện đáng kể. Cụ thể:

+ Năm 2012, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế của Công ty (202,88) cao hơn rất nhiều suất hao phí của Tập đoàn Vingroup (17,80) và Tập đoàn Đại Dương (48,05).

+ Năm 2013, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận của Công ty (20,90) cao hơn Tập đoàn Vingroup (7,23), nhưng thấp hơn Tập đoàn Đại Dương (70,02).

+ Năm 2014, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận của Công ty (12,57) đã thấp hơn so với 2 đơn vị còn lại, Tập đoàn Vingroup là 27,78 và Tập đoàn Đại Dương là 20,98.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình tài chính Dupont

Theo mô hình Dupont thì:

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) x

Số vòng quay của tài sản bình quân (SOA)

Tỷ suất sinh lời của tài

sản (ROA) năm 2012 = 0,49% = 0,526% x 0,94 Tỷ suất sinh lời của tài

sản (ROA) năm 2013 = 4,78% = 5,858% x 0,82 Tỷ suất sinh lời của tài

sản (ROA) năm 2014 = 7,96% = 17,747% x 0,45 Như vậy ROA năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản đã nâng cao, đây là nhân tố thúc đẩy nhà quản trị mở rộng quy mô sản

xuất. Việc tăng đó là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

- Số vòng quay của tài sản năm sau thấp hơn năm trước: Năm 2012 là 0,94 vòng, năm 2013 là 0,82 vòng, năm 2014 là 0,45 vòng.

- Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm sau cao hơn năm trước (Năm 2012 là 0,49%, năm 2013 là 4,78%, năm 2014 là 7,96%); và tốc độ tăng tỷ suất sinh lời của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm số vòng quay của tài sản ( Năm 2013: tỷ suất sinh lời tăng 1.014,27% so với năm 2012, còn số vòng quay của tài sản giảm 12,89% so với năm 2012; năm 2014: tỷ suất sinh lời tăng 202,96% so với năm 2013, còn số vòng quay của tài sản giảm 45,09% so với năm 2013, cho nên tỷ suất sinh lời của tài sản vẫn tăng.

Như vậy, để tăng cao hiệu quả sử dụng tài sản, công ty cần tăng số vòng quay của tài sản bằng cách tăng doanh thu, giải phóng hàng tồn kho, giảm thiểu thời gian xây dựng các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tập đoàn FLC (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)