2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành ngành dệt may
Dệt may là một trong những hoạt động có từ xƣa nhất của con ngƣời. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài ngƣời đã bắt chƣớc thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con ngƣời. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lƣỡng Hà và sợi bông ở ven sông Indus. Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ thuộc vào thổ nhƣỡng và sinh hoạt kinh tế: các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lƣỡng Hà, Trung Đông và Trung Á), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và lụa (tơ tằm) tại Trung Quốc. Các dân tộc Inca, Maya, Tolteca, v.v. tại châu Mỹ thì dùng các sợi chuối và sợi thùa. Theo Kinh Thi của Khổng Tử, tơ tằm đƣợc tình cờ phát hiện vào năm 2640 trƣớc Công nguyên. Sau khi vua Phục Hy, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở thành một ngành phồn thịnh, một trong những hàng hoá đầu tiên trao đổi giữa Đông và Tây. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc là nƣớc duy nhất sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm. Con Đƣờng Tơ Lụa, còn đƣợc truyền tụng đến ngày nay, không chỉ là địa bàn của các nhà buôn mà còn mở đƣờng cho các luồng giao lƣu văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, và cả các cuộc viễn chinh binh biến.
Tuy các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật, nhƣng trong suốt 5 ngàn năm, con ngƣời vẫn chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên, lấy từ cây cỏ nhƣ các sợi bông, sợi đay, sợi gai dầu, sợi lanh, hay từ thực vật nhƣ da, sợi len, tơ tằm, …. Vì thế sản xuất bị giới hạn, vải vóc vẫn là sản phẩm quí, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quí tộc, thƣợng lƣu, đại đa số dân chúng chỉ mặc vải thô, quanh quẩn với một vài màu mè kiểu cọ. Mãi đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ Anh và sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá,
chạy bằng hơi nƣớc, ngành dệt mới thật sự ra khỏi sản xuất thủ công để trở thành một kỹ nghệ. Tuy nhiên, con ngƣời vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên, và nhiều nhà khoa học ở Châu Âu đã tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt, với giá rẻ. Phải đợi đến năm 1884, một ngƣời Pháp, bá tƣớc Hilaire Bernigaud de Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo, sau 6 năm nghiên cứu, song song với nhà khoa học Louis Pasteur, để tìm cách khắc phục các bệnh dịch tàn phá các cơ sở nuôi tằm. Năm 1889, ông Chardonnet trƣng bày tại Hội chợ triển lãm thế giới Paris một máy kéo sợi nhân tạo và những tấm lụa nhân tạo đầu tiên. Năm sau, ông khánh thành nhà máy sợi nhân tạo, bắt đầu sản xuất năm 1892. Nhƣng lúc ấy các phƣơng pháp chƣa hoàn chỉnh và giá thành còn cao nên phải đợi đến đầu thế kỷ 20, cơ sở này mới hoạt động với qui mô lớn và thành công. Ngành dệt may từ đó cũng phát triển ngày càng nhanh, cùng với đà tiến triển của kinh tế và thƣơng mại. Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lƣợng sợi hoá học trên thế giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm, nhƣng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi, và cứ thế tăng vọt. Năm 1900, trên thế giới có 1,6 tỷ ngƣời, tiêu thụ 3,8 triệu tấn sợi, hầu nhƣ toàn bộ là các sợi tự nhiên - bông (81%) và len (19%)-, số sợi hoá học dƣới 1000 tấn. Năm 1975, thế giới tiêu thụ 26 triệu tấn sợi, trong đó 50% bông, 6% len và 44% sợi hoá học. Nhƣ thế, chỉ trong 3 phần tƣ thế kỷ, số lƣợng tiêu thụ đã nhân lên 4,3 lần cho sợi bông; 2,2 lần cho sợi len, và 11 000 lần cho sợi hoá học. Mức tăng trƣởng phi thƣờng này tuy thế khựng lại sau năm 1973, vì cuộc khủng hoảng về dầu lửa và giai đoạn kinh tế suy thoái sau đó. Ngoài ra, vì dầu hoả là nguyên liệu chính của sợi hoá học, khuynh hƣớng thay thế các sợi tự nhiên bằng sợi hoá học cũng chậm lại và ngày nay sợi tự nhiên, chủ yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trƣờng, và sợi hóa học chỉ chiếm đa số với khoảng 60% .