Những thách thức

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học KINH tế (Trang 72 - 74)

3.1. Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

3.1.2. Những thách thức

Dệt may của Việt Nam cũng đang phải đƣơng đầu với những thách thức không nhỏ. Một mặt, xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chƣa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nƣớc trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu.

Mặt khác, môi trƣờng chính sách còn chƣa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng nhƣ các cán bộ tham gia xúc tiến thƣơng mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng.

Bản thân các thị trƣờng lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trƣờng, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thƣơng mại. Các rào cản thƣơng mại trên đã đƣợc vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó còn là các hạn chế trong khâu sản xuất vải và nguyên phụ liệu cho may xuất khẩu, yếu về mẫu mã, chủng loại nhãn mác, phần lớn doanh nghiệp chƣa có thƣơng hiệu sản phẩm, năng suất lao động thấp, chi phí giao dịch lớn.

Mặc dù tốc độ tăng trƣởng chung của ngành là rất ấn tƣợng, nhƣng sự phát triển của từng doanh nghiệp trong ngành lại không hề dễ dàng, đặc biệt khi giá vật liệu đầu vào và chi phí nhân công tăng nhanh chóng.

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của ngƣời dân Việt Nam và các nƣớc trên thế giới. Dù Việt Nam là một trong 5 nƣớc xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới và dệt may Việt Nam giữ vị trí thứ hai trong kim nghạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ (sau Trung Quốc) nhƣng theo số liệu thống kê mới nhất của Văn

phòng Dệt May Hoa Kỳ (OTEXA), năm 2012 thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 7,6%, trong khi đó Trung Quốc chiếm tới hơn 60%.

Các quốc gia nhập khẩu thƣờng có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lƣợng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.

Ngoài những thuận lợi nếu đàm phán TPP kết thúc, lĩnh vực dệt may cũng sẽ đối mặt với những thách thức nhƣ:

Thứ nhất, quy định về xuất xứ hàng hóa (áp dụng tỷ lệ nội địa khối) khiến cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì hiện nay ngành dệt may trong nƣớc còn bỏ ngỏ, và hiện vẫn đang nhập nguyên phụ liệu từ nhiều nƣớc không thuộc TPP. Ngoại trừ bông, nhập khẩu từ các thị trƣờng Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia, hầu hết các mặt hàng còn lại đều đƣợc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (các nƣớc không thuộc khối TPP) trong đó Trung Quốc luôn là thị trƣờng cung cấp vải, xơ sợi, phụ liệu chủ lực cho ngành dệt may Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, từ năm 2008 đến năm 2012, mỗi năm chúng ta nhập nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày từ Trung Quốc khoảng 33%, Hàn Quốc 16%, Đài Loan 14,5%. Nếu kết quả đàm phán TPP bắt buộc tỷ lệ nội địa khối cao thì các doanh nghiệp phải tìm kiếm và thay đổi dần nhà cung cấp, một việc làm đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ càng, không phải một sớm một chiều. Hiện nay, các doanh nghiệp FDI (ngay cả những nƣớc không tham gia TPP nhƣ Trung Quốc, Đài Loan) nhanh chân hơn các doanh nghiệp trong nƣớc. Họ đã nhìn ra cơ hội và đã đầu tƣ xây dựng nhà máy dệt, nhuộm ở Việt Nam để hƣởng ƣu đãi do Hiệp định TPP đem lại. Trong khi chúng ta chƣa có giải pháp cụ thể nào để đẩy mạnh lĩnh vực dệt, nhuộm, lĩnh vực cần có để tạo cho dệt may của đất nƣớc phát triển bền vững.

Thứ hai, Hoa Kỳ có thể mở ra hƣơng linh hoạt hơn cho quy tắc xuất cứ thông qua „Short list”, nhƣng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn khó xác định đƣợc chính xác danh mục sản phẩm thiếu hụt tạm thời, sản phẩm thiếu hụt thƣờng xuyên để báo cáo nhà nƣớc nhằm chủ động trong đàm phán.

Thứ ba, trong 12 nƣớc TPP, Việt Nam là nƣớc yếu thế hơn cả về thực lực kinh tế. Doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị cho mình một cách kỹ lƣỡng để có thể

hƣởng đƣợc hƣởng lợi ích của TPP và thu đƣợc lợi thực sự. TPP đặt chất lƣợng lên hàng đầu và không có ƣu tiên cho thành viên nào cả (không nhƣ WTO) mà tất cả các thành viên đều đƣợc đối xử bình đẳng trong sân chơi. Nếu không có sự chuẩn bị từ xa, thì rất có thể lợi từ hoạt động xuất khẩu thì ít mà cạnh tranh với hàng ngoại ngay ở thị trƣờng trong nƣớc lại rất cao. Hoặc sau TPP, Việt Nam cũng tăng trƣởng xuất khẩu dệt may, nhƣng phần tăng trƣởng này nằm phần lớn trong các doanh nghiệp FDI, còn doanh nghiệp Việt Nam thực chất chỉ là phần nhỏ. Hiện nay, trong hơn 3.000 doanh nghiệp dệt may trên cả nƣớc, số lƣợng doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 25% nhƣng kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn chiếm hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc.

Thứ tƣ, nếu TPP thực sự mang lại hiệu quả cho ngành dệt may thì số lƣợng hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng lên đáng kể. Theo đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu. Một số phụ kiện Việt Nam hiện đang cung cấp chính cho may mặc nhƣ chỉ Phong Phú, dây kéo YKK, nút Việt Thuận, keo dựng.. sẽ có thời gian giao hàng lâu hơn. Các đơn hàng của khách hàng đòi hỏi thời gian giao hàng sớm có thể doanh nghiệp Việt Nam không đảm nhận đƣợc và sẽ rơi vào doanh nghiệp FDI mà có các vệ tinh sản xuất nguyên phụ liệu đặt tại Việt Nam, hoặc các nƣớc khác thuộc TPP.

Thứ năm, sau khi hàng rào thuế đƣợc dỡ bỏ, các nƣớc nhập khẩu TPP có thể lạm dụng hàng rào phi thuế quan, ban hành nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật tinh vi, khắt khe hơn.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học KINH tế (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)