Tổng quan hàng dệt may Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học KINH tế (Trang 45 - 49)

2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

2.1.2. Tổng quan hàng dệt may Việt Nam từ năm 2000 đến nay

a. Giai đoạn 2000 – 2006: Chuẩn bị cho quá trình gia nhập WTO

Từ năm 2000, ngành dệt may bắt đầu thực hiện chiến lƣợc tăng tốc đầu tƣ, nhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo phần lớn nguyên phụ liệu sản xuất trong nƣớc cho may xuất khẩu. Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện, năng lực ngành sợi đã tăng gấp đôi, từ

1 triệu cọc đƣợc nâng lên 2 triệu cọc sợi. Trong đó có những doanh nghiệp đầu tƣ thiết bị kéo sợi hiện đại nhƣ Phong Phú, Công ty 28, Sợi Phú Bài; đầu tƣ thiết bị sợi của Nhật Bản nhƣ Đông Nam, Thành Công, Việt Thắng, Nam Định, Thắng Lợi…

Trong giai đoạn này, ngành dệt may đã có những bƣớc tăng trƣởng nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế đất nƣớc. Từ năm 2000 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã đạt mức tăng trƣởng bình quân trên 20%/năm, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Nếu năm 2001, Việt Nam chƣa có tên trong danh sách 25 nƣớc xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu vào thị trƣờng Mỹ, thì đến năm 2002, sau khi quy chế quan hệ bình thƣờng Việt - Mỹ đƣợc thông qua, Việt Nam đã vƣơn lên vị trí thứ 20 và giành vị trí thứ 5 vào năm 2003 khi đạt kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ 3,6 tỉ USD. Khi Hoa Kỳ áp dụng quota nhập khẩu đối với một số mặt hàng may mặc của Việt Nam, hàng dệt may Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 7. Nhƣng đến năm 2006, hàng dệt may Việt Nam đã trở lại vị trí thứ 5, phát triển thị trƣờng nội địa tăng trƣởng 15%, doanh số bán lẻ ƣớc đạt 2.05 tỉ USD; Xuất khẩu đạt 5.92 tỉ USD (tăng 24%); Giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may tăng trƣởng 16%.

b. Từ năm 2006 đến 2009: Giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO và chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ các thành viên khác của Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO. Từ 2005, ngành dệt may Việt Nam đã đƣợc EU và Canada xoá bỏ chế độ hạn ngạch khi xuất khẩu vào những thị trƣờng này, nhƣng vẫn bị bó buộc bởi cơ chế hạn ngạch khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Khi chính thức trở thành thành viên WTO, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tốt để phát triển. Các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng mà không lo về hạn ngạch tại bất kỳ thị trƣờng nào. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện thâm nhập mạnh hơn vào thị trƣờng nƣớc ngoài, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.

Tính đến cuối năm 2007, riêng ngành dệt may Việt Nam có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp với trên 2 triệu lao động. Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 7,8 tỷ USD,

tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004 và xếp thứ 9 trong các nƣớc xuất khẩu ngành hàng may mặc trên thế giới.

Trong 11 tháng đầu năm 2008, Ngành dệt, may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu là 8,287941 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 7,440365 tỷ USD.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trƣờng Hoa Kỳ là 4,665010 tỷ USD (chiếm 56,29%); sang Nhật Bản là 740,924 triệu USD (chiếm 8,94%) và sang Đức là 351,937 triệu USD (chiếm 4,25%). Kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ thị trƣờng Trung quốc là 1,875059 tỷ USD (chiếm 25,20%); từ Asean 525,065 triệu USD (chiếm 7,06%) và từ Nhật Bản là 444,444 triệu USD (chiếm 5,97%).

Nhƣng đến năm 2009 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mà dệt may Việt Nam đã có những ảnh hƣởng không nhỏ. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2009 đạt 881,13 triệu USD, đƣa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt măy cả năm 2009 lên gần 9,07 tỷ USD (giảm nhẹ 0,6% so năm 2008). Thị trƣờng Hoa Kỳ, Nhật bản vẫn là thị trƣờng chủ đạo cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu tháng 12 là 490,4 triệu USD, cả năm đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 55,1% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tháng 12 đạt gần 96 triệu USD, tính chung cả năm đạt 954,1 triệu USD, chiếm 10,52%..

c. Từ năm 2010 đến 2014

Năm 2010, ngành dệt may Việt Nam đã có những bƣớc tăng trƣởng khả quan: kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009 .

Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt 15,8 tỷ USD, duy trì mức tăng trƣởng ấn tƣợng 25% so với năm 2010.

Thực tế cho thấy, gia nhập WTO và ký kết các FTA, cùng với các ngành kinh tế khác, dệt may có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu do các rào cản thƣơng mại nhƣ hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ và các nƣớc đã đƣợc dỡ bỏ, bình đẳng về thuế quan giữa các nƣớc thành viên, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ đựơc tốt hơn,…

xuất khẩu sang một số thị trƣờng tiềm năng nhƣ Hàn Quốc, Canada, Trung Đông và giảm sự phụ thuộc vào các thị trƣờng chính. Đơn cử nhƣ xuất khẩu sang thị trƣờng Hàn Quốc đã tăng gấp đôi, đạt kim ngạch 904 triệu USD trong năm 2011.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, quá trình hội nhập cũng đem lại một số biến đổi tích cực cho ngành dệt may xét trên lĩnh vực giải quyết công ăn việc làm (khoảng 2 triệu lao động), nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động giúp dệt may Việt Nam đáp ứng đƣợc nhiều đơn hàng phức tạp, tinh xảo, phần nào gây dựng đƣợc uy tín và thƣơng hiệu trên thị trƣờng thế giới.

Là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, năm 2012 kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam đạt 15,1 tỷ USD, tăng 7,5 % so với năm 2011, chiếm trên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 (là điện thoại các loại & linh kiện) tới 2,38 tỷ USD.

Bảng 2.1: Thứ hạng và tỷ trọng xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2012

Tên hàng Thứ hạng Kim ngạch (Tỷ USD) Tỷ trọng (%) Hàng dệt may 1 15,09 13,2

Điện thoại các loại & linh kiện 2 12,72 11,1

Dầu thô 3 8,21 7,2

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện 4 7,84 6,8

Giày dép 5 7,26 6,3

Hàng thủy sản 6 6,10 5,3

Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng 7 5,54 4,8

Gỗ & sản phẩm gỗ 8 4,67 4,1

Phƣơng tiện vận tải & phụ tùng 9 4,58 4,0

Gạo 10 3,67 3,2

Năm 2013 là một năm thắng lợi của ngành dệt may Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và nguyên phụ liệu ngành dệt may vƣợt qua con số 20 tỷ USD, duy trì tốc độ tăng trƣởng 18%, vƣợt trên 1 tỷ USD so với mục tiêu đặt ra ban đầu.

Năm 2014, dệt may Việt Nam xuất khẩu hơn 24 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm 2013, trở thành một trong những ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học KINH tế (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)