2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Tác giả thu thập và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp thông qua:
- Các giáo trình, sách, báo, công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, tạp chí, báo cáo khoa học, báo cáo hội nghị tổng kết chuyên ngành có liên
quan đến vấn đề nguồn nhân lực nói chung và nhân lực CNTT ngành ngân hàng nói riêng được công bố và được xã hội thừa nhận rộng rãi.
- Các văn bản có liên quan đến mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, báo cáo tình hình phát triển nhân sự của BIDV và TT CNTT/BIDV. Chiến lược phát triển của BIDV giai đoạn 2010 - 2020.
- Báo cáo thường niên BIDV và TT CNTT/BIDV qua các năm.
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các số liệu của các phòng ban của TT CNTT/BIDV.
Phương pháp này được áp dụng trong luận văn tại một số phần như: tổng hợp kết quả hoạt động của Ngân hàng qua các năm, tổng hợp tình hình nhân lực của TT CNTT, ...
2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả tập trung vào phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin sơ cấp là tham vấn ý kiến của chuyên gia. Tác giả trực tiếp trao đổi tham vấn ý kiến của các giảng viên trong và ngoài trường về nhân lực. Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý và những người làm công tác thực tiễn về tổ chức cán bộ của một số cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác tổ chức tại BIDV và TT CNTT/BIDV. Đó là những người có kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý nguồn nhân lực. Phương pháp chuyên gia giúp học viên sáng tỏ hơn các nội dung nghiên cứu.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Học viên sử dụng phương pháp thống kê và so sánh để phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê
Số liệu thu thập được sẽ được thống kê thành các bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nhân lực tại TT CNTT/BIDV.
Việc tổng hợp các thông tin để lên các bảng biểu thông qua sử dụng một số công cụ của Microsoft 2010 và một số chương trình ứng dụng khác để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
2.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:
- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ
phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo
- So sánh số tương đối: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa
số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Phương pháp này được sử dụng trong luận văn qua các phần như tổng hợp tình hình biến động nhân sự trong doanh nghiệp qua các năm …
2.2.2.3. Phương pháp chi tiết
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết các chỉ tiêu theo
nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Mục đích cơ bản của phương pháp này là thiết lập mối liên hệ nhân tố tổng thể từ đó áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp. Phương pháp này được áp dụng trong phân tích cơ cấu lao động, trình độ lao động trong tổng thể.
- Chi tiết theo thời gian: Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc
đánh giá kết quả được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu quả cao cho công việc kinh doanh. Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là chỉ ra được quy luật vận động của hiện tượng theo thời gian và được áp dụng trong việc đánh giá tình hình biến động nhân lực qua các năm, tình hình hoạt động của Trung tâm qua các năm.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM CNTT CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM