Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm CNTT/BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại trung tâm công nghệ thông tin của ngân hang TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 52)

3.1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm CNTT/BIDV

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm CNTT/BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc bộ tài chính với nhiệm vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản xây dựng các công trình quốc tế dân sinh. Với 11 chi nhánh, 200 cán bộ giàu nhiệt huyết của những ngày đầu thành lập, Ngân hàng Kiến thiết đã góp phần phục hồi, cải tạo và xây dựng hàng loạt công trình then chốt như: khu công nghiệp Thượng Đình, các nhà máy cơ khí ở Hà Nội, khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, phân đạm Hà Bắc, các nhà máy điện Hà Nội, Uông Bí, các mỏ than Quảng Ninh,…

Năm 1981 theo quyết định 259/CP của Hội đồng chính phủ ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc bộ tài chính chuyển sang trực thuộc NHNN Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

Tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, ngành ngân hàng bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới. Tháng 5/1990 hai pháp lệnh ngân hàng được ban hành tạo cơ sở pháp lý quan trọng mở đường cho hoạt động ngân hàng chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong thời kỳ này Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã tái lập 1 loạt các chi nhánh bị giải thể sáp nhập trước đó. Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu vẫn là cấp phát một sứ mệnh mới được giao cho Ngân hàng Đầu tư

và Xây dựng đó là thử nghiệm cho vay hay cấp phát trong kế hoạch đầu tư và xây dựng, nhằm cứu sản xuất và xóa bỏ bao cấp trong đầu tư dài hạn.Thực hiện có vay có trả trong đầu tư. Chưa đầy một năm thử nghiệm nhiều nhà máy, xí nghiệp của Việt Nam đã sống trở lại.

Trên cơ sở đó, ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 401/CT thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam với phương châm hoạt động đi vay để cho vay, huy động vốn để phục vụ sản xuất và vực sản xuất dậy. Những sáng tạo trong huy động vốn đã được BIDV thử nghiệm như: phát hành kỳ phiếu đảm bảo giá trị theo vàng, phát hành trái phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, vay vốn Ngân hàng nước ngoài. Ngay trong năm 1992 BIDV đã liên doanh với Ngân hàng Public của Malaysia, thành lập Ngân hàng liên doanh VIP Public, là ngân hàng liên doanh đầu tiên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Đồng vốn có vay có trả đã thực sự thúc đẩy sản xuất ở hàng loạt nhà máy xí nghiệp như: Thủy điện Duy Sơn 2 tỉnh Quảng Nam, công ty mía đường tỉnh Thanh hóa, hệ thống xí nghiệp dệt may trong cả nước đã được đầu tư sản xuất có hiệu quả, nhà máy sửa chữa tàu biển phà rừng cùng với các cảng lớn từ Nam chí Bắc đã khởi sắc, khu gang thép Thái Nguyên được thay thế toàn bộ công nghệ mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngày 18/11/1994 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 293/QĐNH9 điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của BIDV, cho phép BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM phục vụ cho đầu tư và phát triển đất nước. Với khẩu hiệu hành động hướng về thị trường lấy hiệu quả của khách hàng làm mục tiêu hoạt động của ngân hàng. BIDV đẩy mạnh phát triển mạng lưới nhân lực chất lượng cao, ứng dụng CNTT đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng như tín dụng, huy động vốn, thanh toán trong nước, thanh

toán quốc tế, kinh doanh vốn và tiền tệ, bảo lãnh đại lý ủy thác, phát triển mạng lưới thanh toán ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế. Bộ máy hoạt động của ngân hàng được hoàn thiện theo thông lệ quốc tế, Trung tâm CNTT, Trung tâm đào tạo, công ty cho thuê tài chính, công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc được thành lập và đưa vào hoạt động, thành lập công ty chứng khoán BSC - một trong những công ty chứng khoán ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Chủ động tiên phong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO, định hạng tín nhiệm theo chuẩn mực quốc tế, kiểm toán quốc tế độc lập, triển khai dự án hiện đại hóa là nền tảng phát triển dịch vụ của ngân hàng hiện đại.

Trước yêu cầu của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tháng 12/2011 BIDV lần đầu tiên bán đấu giá cổ phần ra công chúng. Tháng 5/2012, chính thức chuyển đổi thành NHTM cổ phần. Từ đây BIDV chuyển đổi toàn diện đồng bộ sang mô hình NHTM hiện đại đa sở hữu và chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nỗ lực của BIDV đã thành quả ngọt, đó là 3 năm liên tiếp được tổ chức quốc tế đánh giá là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

Sau sáu mươi năm hình thành và phát triển BIDV đã trang bị cho mình một hành trang vững trãi, tổng tài sản đạt trên 1 triệu tỷ đồng, mạng lưới 191 chi nhánh, 6 hiện diện thương mại tại nước ngoài, 25 nghìn cán bộ, 9 triệu khách hàng cá nhân, hơn 2000 khách hàng doanh nghiệp, quan hệ đại lý với trên 2300 định chế tài chính lớn trên toàn cầu. Được các tổ chức quốc tế định giá là thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam, top 38 ASEAN và top 500 toàn cầu, top 2000 công ty đại chúng lớn và quyền lực nhất thế giới.

Sơ đồ 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV

Sơ đồ 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV

Cơ cấu tổ chức của BIDV

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV

.

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV

(nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV)

Trước nhu cầu thực tế hết sức cần thiết và cấp bách của việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực ngân hàng, từ khoảng giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20, BIDV đã từng bước tuyển dụng, hình thành một nhóm cán bộ IT, trực thuộc và được sự trực tiếp điều hành của Ban Giám đốc với nhiệm vụ chiến lược là Tin học hóa các hoạt động của ngân hàng. Với sự tập trung chỉ đạo đúng đắn và đầu tư phát triển quyết liệt có hiệu quả Ban lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực phấn đấu và năng lực chuyên môn của toàn thể cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là của thế hệ nhân sự IT đầu tiên, lĩnh vực CNTT của BIDV đã phát triển nhanh chóng. Trong đó, bên cạnh hệ thống trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến nhập ngoại, công tác phát triển NNL CNTT đã được thường xuyên quan tâm và thu được những thành tích đáng kể.

Tháng 7/1991, Tổ điện toán thuộc phòng Thống kê tin học BIDV được thành lập với nhân lực là 03 cán bộ và vật lực hiện đại nhất hồi bây giờ là 02 chiếc máy tính 286 hiệu FujiKama. Máy tính chủ yếu chỉ để nhập dữ liệu và tập hợp báo cáo toàn hệ thống và phòng máy tính cũng là nơi duy nhất có máy điều hoà nhiệt độ. Bắt đầu từ đầu năm 1992, máy tính mới được sử dụng để triển khai các ứng dụng và tổng hợp số liệu, lên cân đối hàng ngày phục vụ công tác ghi nhận kế toán tài chính.

Tiếp đó, từ năm 1993 đến năm 1999, nhận thức về sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, phát triển nghiệp vụ, BIDV nâng cấp hệ thống kế toán thủ công lên mạng máy tính và liên tiếp triển khai các chương trình cung cấp dịch vụ ngân hàng đặc biệt trong giai đoạn này là hệ thống thanh toán - đối chiếu liên ngân hàng đã nâng cao tốc độ thanh toán cũng như rút ngắn, thời gian thanh toán từ 10-15 ngày xuống còn 3-5 ngày, đến năm 1997 đã thực hiện thanh toán ngay trong ngày.

Trước nhu cầu đòi hỏi của thực tế về việc “ứng dụng CNTT là một trong các nhiệm vụ chính của ngân hàng”, căn cứ vào năng lực CNTT đã được xây dựng và thử thách qua công việc, ngày 18/10/2001, Giám đốc BIDV đã ký Quyết định Thành lập Trung tâm CNTT/BIDV.

Trong những năm 2001 đến năm 2011, cùng với sự bùng nổ của công nghệ, BIDV đã nhịp nhàng triển khai các hệ thống công nghệ từng bước hiện đại hoá hệ thống giao dịch. Khởi đầu với việc triển khai core-banking tập trung từ năm 2003 và hoàn thành năm 2005. Các giao dịch với khách hàng được thực hiện online 24/24 trên phạm vi toàn quốc, quy trình công nghệ được thay đổi, cơ sở dữ liệu tập trung với hệ thống hạ tầng và viễn thông hiện đại, chất lượng dịch vụ và năng suất lao động được nâng cao đáng kể. Các sản phẩm kinh doanh được hình thành và phát triển liên tục, các sản phẩm đưa ra thị trường tăng qua các năm với hàm lượng CNTT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng giao dịch tài chính toàn hệ thống đã đạt đến con số hàng triệu giao dịch 1 ngày.

Sự lớn mạnh mang tính chuyên nghiệp của Công nghệ thông tin trong BIDV đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ CNTT và hiểu biết nghiệp vụ ngân hàng, năng động trước yêu cầu mới là điều tất yếu. Từ những năm đầu với vẻn vẹn 6 cán bộ CNTT đến nay Trung tâm CNTT đã có hơn 200 cán bộ CNTT với trình độ cao.

Hiện nay, theo xu hướng tất yếu là yêu cầu quản lý công nghệ thông tin tâp trung, Trung tâm CNTT hầu như đã hoàn thành Đề án quản trị CNTT tập trung đồng thời thay đổi mô hình tổ chức với 4 khối chức năng dây chuyền cung cấp hệ thống CNTT và hỗ trợ CNTT một cách tập trung và chuyên nghiệp. Mọi yêu cầu hỗ trợ CNTT được tiếp nhận và xử lý từ một đầu mối có sự quản lý bằng CNTT theo mọi phương thức như điện thoại, thư điện tử, văn bản với khối lượng hỗ trợ hàng năm lên đến 150000 yêu cầu. Đứng sau đội ngũ hỗ trợ là đội ngũ quản trị chuyên nghiệp xử lý các yêu cầu can thiệp sâu cùng với nhiệm vụ duy trì hệ thống. Đồng hành với việc hỗ trợ và duy trì, đội ngũ phát triển ứng dụng với hơn 40 cán bộ đã đóng góp không nhỏ trong những thành công của BIDV như các hệ thống thanh toán song phương, đa

phương, thu chi hộ điện tử. Nhiều phần mềm tự phát triển đạt giải cao có ý nghiã sáng tạo, hiệu quả và thiết thực trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong những năm gần đây BIDV liên tiếp gặt hái được nhiều thành tựu trong lĩnh vực CNTT, được công nhận vị trí ICT hạng nhất trong khối các Ngân hàng tại Việt Nam.Và hơn thế, BIDV còn vinh dự nhận giải thưởng danh giá CIO năm 2009 và 2010 dành cho lãnh đạo CNTT xuất sắc; giải thưởng Doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT hiệu quả nhất năm 2010, giải thưởng Sao Khuê dành cho sản phẩm @security. Liên tiếp trong 5 năm 2006-2010 là đơn vị hàng đầu Việt Nam về khả năng sẵn sàng cho ứng dụng CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng nhân lực tại trung tâm công nghệ thông tin của ngân hang TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)