Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre (Trang 69 - 72)

2.2. Đánh giá chung về cơ cấu kinh tế nơngnghiệp của tỉnh và những

2.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Những biến đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của Bến Tre trong những năm qua đã tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc phát triển kinh tế nĩi chung và nơng nghiệp nĩi riêng. Đĩ cũng chính là những tiền đề thuận lợi cho việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp Bến Tre vào những năm tiếp sau của kế hoach 5 năm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VII của tỉnh.

Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nơng nghiệp của Bến Tre cũng cịn những vấn đề đáng quan tâm và cần giải quyết:

- Trước hết là vấn đề ruộng đất

Bến Tre là một tỉnh đấ hẹp người đơng, bình quân đất nơng nghiệp trên một đầu người là 0,1247 ha (thấp nhất trong các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long). Hiện nay quá trình tích tụ ruộng đất theo hướng chuyên mơn hố bị chậm lại, trong đĩ một phần là do chính sách ”hạn điền” đã và đang hạn chế các hộ nơng dân giàu cĩ khả năng sử dụng đất mới hoặc nhận chuyển nhượng từ các hộ cĩ ngành nghề phi nơng nghiệp. ở miền Nam nĩi chung và ở Bến Tre nĩi riêng, chính sách này dẫn đến tình trạng khốn manh mún chia nhỏ quỹ đất, đang gây khĩ khăn cho quá trình thuỷ lợi hố và cơ giới hố nơng nghiệp, nhất là chưa cĩ đầu tư thích đáng cho cơng nghiệp chế biến và dịch vụ phục vụ nơng nghiệp, nên khu vực phi nơng nghiệp vẫn phát triển tự phát, khơng ổn định.

Trong nơng thơn, xuất hiện ngày càng nhiều số hộ nơng dân đi làm thuê, trong đĩ, đại bộ phận là nơng dân nghèo khơng cĩ đất hoặc đất quá ít. Số nơng dân này khơng cĩ đủ tư liệu sản xuất, chỉ chuyên bán sức lao động nên cuộc sống khĩ khăn và khơng ổn định, khoảng cách về thu nhập giữa nơng dân này với nơng dân giàu ngày càng xa. Đĩ là vấn đề xã hội phức tạp, nhưng

khơng thể khơng giải quyết, điều này tạo ra lực cản cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp, sản xuất độc canh, tự túc cịn phổ biến.

- Cơ sở hạ tầng nơng thơn tuy cĩ được tăng cường so với trước, nhưng nĩi chung cịn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đặc biệt là giao thơng nơng thơn mặc dù đã phát triển đến 155/160 xã, tuy nhiên cấp độ đường vẫn cịn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hố với qui mơ tải trọng lớn. Cơng nghiệp phục vụ cho nơng nghiệp cịn yếu kém, khâu chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển mạnh, đã làm cho người dân mất nhiều ưu thế trong sản xuất, nhất là lúc chính vụ, hàng nơng sản bị ứ đọng, khơng tiêu thụ kịp, gây nhiều thiệt hại cho nơng dân; thơng tin liên lạc nơng thơn cịn yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng, mất cân đối lớn với địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố nơng nghiệp.

Hơn thế nữa, địa hình của Bến Tre bị chia cắt bởi nhiều sơng rạch nên đầu tư thuỷ lợi khĩ khăn và tốn kém, hệ thống thuỷ lợi nội đồng vẫn chưa phát triển đồng bộ với cơng trình đầu mối nên việc khai thác, sử dụng để phục vụ cho sản xuất cịn nhiều bất cập. Việc kiến thiết đồng ruộng chưa được người dân quan tâm đúng mức đã làm hạn chế đến việc tưới tiêu và cải tạo ruộng vườn.

- Thị trường tiêu thụ hàng hố nơng sản cịn rất hạn hẹp, giá cả nơng sản biến động bất thường. Điều này tạo sự bất an trong việc đầu tư sản xuất của người dân, vì vậy người dân thường chạy theo thị trường, sản xuất tự phát khơng theo quy hoạch làm ảnh hưởng đến việc định hướng phát triển nơng nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp.

- Lực lượng cán bộ kỹ thuật và quản lý nơng nghiệp cịn thiếu, nhất là ở các huyện nên việc thực hiện các chương trình phát triển nơng nghiệp cịn hạn chế. Đặc biệt đối với các xã yêu cầu cần thiết là phải cĩ cán bộ nơng nghiệp

làm cơng tác tư vấn và kỹ thuật cho nơng dân, cũng như trong cơng tác khuyến nơng, khuyến ngư. Điều này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc chuyển đổi cây trồng, vật nuơi một cách phù hợp với tiềm năng sinh thái của từng vùng, phát huy thế mạnh của từng ngành kinh tế, đáp ứng yêu cầu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Tĩm lại, trên cơ sở về tiềm năng, lợi thế và sự quyết tâm của Tỉnh uỷ, của ngành nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp Bến Tre thời gian qua đã cĩ sự chuyển dịch đúng hướng, tốc độ nhanh hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cơ bản đã bố trí cây trồng và vật nuơi phù hợp với từng vùng sinh thái. Tuy vậy, “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố cịn chậm” và “Trong nơng – lâm - ngư nghiệp, một số tiềm năng về đất đai, mặt nước,các lợi thế ở từng vùng chưa được phát huy và khai thác thật hiệu quả”[11, tr 19], nhiều vấn đề bức xúc như: tình hình sử dụng đất đai; cơ sở hạ tầng nơng thơn phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, thị trường tiêu thụ nơng sản… cần phải giải quyết để nhanh chĩng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nhằm phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện, gĩp phần hồn thiện cơ cấu kinh tế của tỉnh - cơ cấu nơng - cơng nghiệp - dịch vụ.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NƠNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẾN TRE ĐẾN

NĂM 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bến Tre (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)