.Các yêu cầu khi xây dựng bài tập

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 thông qua hệ thống bài tập về phân số (Trang 40 - 42)

1.3.4 .Phương pháp điều tra

2.2. Cấu trúc hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 chủ đề

2.2.2 .Các yêu cầu khi xây dựng bài tập

Một bài toán khi xây dựng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

2.2.2.1. Nội dung của bài tập toán phải đáp ứng đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương

Các bài tập toán có tác dụng củng cố kiến thức mà học sinh đã được học hoặc rèn luyện kỹ năng vận dụng một quy tắc, một kiến thức mới học hoặc để xây dựng một khái niệm mới.

Các bài tập được xây dựng trong đề tài nhằm mục đích bồi dưỡng, nâng cao kiến thức môn toán cho học sinh. Cho nên khi sáng tác đề toán cần phải lựa chọn những vấn đề phục vụ thiết thực cho yêu cầu giảng dạy môn toán. Do đó, chúng ta cần bám sát vào mục đích, yêu cầu của bài dạy.Từ đó xây dựng được các bài tập nâng cao về phân số nhằm bồi dưỡng cho học sinh khá, giỏi.

2.2.2.2. Bài toán phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khá, giỏi

Các bài tập toán được xây dựng phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tránh tình trạng cho học sinh làm những bài tập quá dễ hoặc quá sức với các em. Do đó khi xây dựng đề toán cần lưu ý những khái niệm, những phép tính, những quy tắc được đề cập đến trong nội dung hoặc cách giải bài toán phải là những điều mà các em đã được học.

2.2.2.3. Bài toán phải đầy đủ các dữ kiện

Bài toán được xây dựng phải đầy đủ, không thừa, không thiếu các dữ kiện nghĩa là những điều đã cho phải đầy đủ để các em tìm ra được một đáp số của bài toán và nếu bỏ bớt đi một trong những điều đó thì sẽ không tìm thấy đáp số xác định của bài toán.

2.2.2.4. Câu hỏi của bài toán phải rõ ràng, đầy đủ

Trong bài toán cùng với một số dữ kiện như nhau có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau nên việc lựa chọn các phép tính để giải bài toán cũng khác nhau. Vì vậy việc hiểu rõ bài toán là điều kiện căn bản để giải bài toán. Khi sáng tác một bài toán cần chú ý phải nêu rõ câu hỏi để học sinh có thể hiểu được chính xác ý nghĩa của nó. Nếu không các em sẽ không thể giải được bài tập đó.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương

Với yêu cầu này đòi hỏi sau khi xây dựng được một bài toán ta phải tự giải chúng một cách cẩn thận rồi mới cho học sinh làm. Nếu ta chỉ ước lượng đại khái đáp số thì khi giải sẽ rất dễ dẫn tới sai lầm.

2.2.2.6. Số liệu của bài toán phải phù hợp với thực tế

Một bài toán được xây dựng phải có tác dụng giáo dục. Một trong những tác dụng giáo dục của bài toán là ở chỗ nó phản ánh được thực tế xung quanh, nó phải làm cho học sinh thấy rõ nguồn gốc và mục đích thực tế của bài toán. Cho nên khi xây dựng một bài toán ta phải lấy những số liệu phù hợp với thực tế để các em thấy được lợi ích khi giải bài toán đó.

2.2.2.7. Ngôn ngữ của bài toán phải ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu

Ngôn ngữ của bài toán ảnh hưởng không ít đến việc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài toán, đến quá trình suy nghĩ chọn phép tính để giải của học sinh. Vì vậy khi xây dựng bài tập cần tránh dài dòng làm cho học sinh khó tập trung suy nghĩ vào trọng tâm của bài toán. Ngôn ngữ sử dụng trong bài toán cần phải ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài toán từ đó tìm ra cách giải đúng.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 thông qua hệ thống bài tập về phân số (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)