1.3.4 .Phương pháp điều tra
2.1.2. Căn cứ xây dựng hệ thống bài tập
2.1.2.1. Căn cứ vào các yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo
Ba yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo đó là tính mềm dẻo, tính nhuần nhuyễn và tính độc đáo.
Ba yếu tố trên đều phải hướng vào việc khơi dậy những ý tưởng mới, cụ thể là phát hiện ra những vấn đề mới, tìm ra những giải pháp mới, tạo ra những kết quả mới. Tính mới mẻ ở đây có thể hiểu là mới mẻ đối với một cá thể, đối với một nhóm người, một tập thể hoặc cao hơn nữa là đối với xã hội, đối với loài người. Nhấn mạnh cái mới không có nghĩa là coi nhẹ cái cũ. Cái mới thường nảy sinh và bắt nguồn từ cái cũ. Tính mới mẻ của tư duy không mâu thuẫn với việc nó cũng nảy sinh trên cơ sở của kinh nghiệm. Cái mới bộc lộ trước hết ở sự đánh giá các kinh nghiệm đang được vận dụng một cách mới mẻ, được liên kết với những kinh nghiệm khác. Vì vậy, cần cho học sinh làm các bài tập đã được xây dựng theo một quan điểm nhất quán theo một định hướng rõ rệt (rèn luyện tư duy sáng tạo) để các em có thể vận dụng những kinh nghiệm sẵn có vào những hoàn cảnh mới, liên kết những kinh nghiệm cũ đã tích luỹ được vào việc giải quyết những yêu cầu mới. Để tạo ra những ý tưởng mới, học sinh cần có
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương
học sinh phải tự tìm ra cách giải độc đáo. Học sinh chỉ có thể có được kỹ năng giải bài tập khi các em hoạt động tích cực và tự giác, khi các em trực tiếp tham gia vào hoạt động sáng tạo toán học. Như vậy căn cứ vào các yếu tố đặc trưng của tư duy sáng tạo, hệ thống bài tập cần khơi dậy được trong học sinh những ý tưởng mới, đòi hỏi ở học sinh năng lực tư duy độc lập, tích cực và tự giác, huy động được vốn kiến thức cơ bản, việc vận dụng linh hoạt các hoạt động trí tuệ cùng với việc sử dụng đan xen các phương pháp quy nạp vào thực tiễn.
2.1.2.2. Căn cứ vào đặc điểm môn toán
Đặc điểm của môn toán được phản ánh vào đặc điểm môn toán trong nhà trường phổ thông.
Đối tượng của môn toán ở nhà trường phổ thông là những quan hệ hình dạng, quan hệ số lượng, quan hệ lôgic quan trọng nhất, cần thiết nhất của thế giới khách quan.
Môn toán so với các môn học khác được đặc trưng bởi tính trừu tượng cao độ của nó. Đương nhiên, tính trừu tượng không chỉ có trong toán học mà là đặc điểm của mọi khoa học. Nhưng trong toán học, cái trừu tượng tách ra khỏi mọi chất liệu của đối tượng, chỉ giữ lại quan hệ số lượng và hình dạng không gian, tức là chỉ những quan hệ cấu trúc mà thôi.
Sự trừu tượng hoá trong toán học diễn ra trên những cung bậc khác nhau. Trừu tượng hoá trên các trừu tượng hoá có thể dẫn đến lí tưởng hoá. Tính trừu tượng hoá cao độ chỉ có thể che lấp chứ không hề làm mất đi tính thực tiễn của toán học. Toán học có ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Tính trừu tượng cao độ làm cho toán học có tính phổ dụng có thể ứng dụng được nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thực tế.
Môn toán được đặc trưng bởi tính lôgic chặt chẽ của nó. Vì lý do sư phạm, người ta không sử dụng triệt để phương pháp tiên đề để xây dựng giáo trình toán học. Có nhiều vấn đề còn chưa được thừa nhận, có những chứng minh chưa thật chặt chẽ. Tuy nhiên, nhìn chung giáo trình vẫn mang tính hệ thống, lôgic của nó.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương
Về mặt phương pháp, môn toán được đặc trưng bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa phương pháp quy nạp và suy diễn và điều này được thể hiện ở tất cả các bậc học với yêu cầu tăng dần.
2.1.2.3. Căn cứ vào nhận thức hiện đại về quá trình dạy học
Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục học thì quá trình day học có những tính chất sau:
Trước hết quá trình dạy học phải xem là một quá trình nhận thức. Cơ chế của quá trình nhận thức đã được V.I. Lê-nin nêu trong công thức nổi tiếng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn”. Điều đáng lưu ý là nhận thức học tập của học sinh là nhận thức những cái mà nhân loại đã biết, nên thầy giáo có thể biên soạn tài liệu để hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh theo một trình tự khác với quá trình mà loài người đã tìm kiếm ra.
Những đặc điểm trên của quá trình học tập nhận thức cần được vận dụng khi biên soạn hệ thống bài tập phục vụ cho quá trình dạy học nhằm rèn luyện tư duy cũng như những kỹ năng cần thiết cho học sinh.
Quá trình dạy học là một quá trình tâm lí: Trong quá trình học tập, học sinh phải cảm giác, tri giác, vận dụng trí nhớ, tình cảm, ý chí…
Vấn đề động cơ học tập, hứng thú học tập có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả của quá trình dạy học. Như vậy, để đảm bảo thành công của quá trình dạy học, giáo viên phải đặc biệt chú ý tới mặt tâm lí của quá trình này.
Dạy học là một quá trình xã hội, trong đó có sự tương tác giữa người với người, người và xã hội. Hiểu được tính xã hội của dạy học và ảnh hưởng to lớn của xã hội đối với nhà trường sẽ giúp giáo viên điều khiển quá trình dạy học được thuận lợi.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương
đẩy sự phát triển các chức năng tâm lí đặc biệt là hứng thú, đồng thời chú ý thích đáng đến kinh nghiệm sống và điều kiện thực tế của học sinh.