Phân tích kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 thông qua hệ thống bài tập về phân số (Trang 80 - 85)

1.3.4 .Phương pháp điều tra

3.4. Phân tích kết quả thử nghiệm

3.4.1. Về nội dung tài liệu

Việc dùng các bài tập nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi đã làm cho các bài học trở nên phong phú, sâu rộng hơn. Các bài tập đã khai thác được nhiều khía cạnh khác nhau của kiến thức cơ bản, tạo điều kiện cho học sinh nắm vững những dấu hiệu cơ bản của kiến thức, tránh được cách hiểu hời hợt, hình thức. Đây là cơ sở để học sinh vận dụng vào việc giải nhiều bài tập phong phú và đa dạng, đồng thời giúp học sinh tìm tòi, khám phá và mở rộng kiến thức.

3.4.2. Về phương pháp dạy học

Trong quá trình dạy thử nghiệm, giáo viên thực hiện tốt được vai trò của người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Trong việc hướng dẫn học sinh giải toán, giáo viên đã có những câu hỏi gợi mở thích hợp để học sinh tự tìm ra lời giải một cách tự nhiên không phụ thuộc, áp đặt.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương

Được tiếp xúc với các bài tập nâng cao, học sinh rất hứng thú. Các bài tập này đã lôi cuốn sự tò mò, chú ý của các em, thúc đẩy các em suy nghĩ tranh luận tìm tòi nhiều cách giải hay và ngắn gọn.

Nhìn chung, học sinh có khả năng tiếp thu được các bài tập đã thiết kế. Sau đợt thử nghiệm, hầu hết học sinh ham thích học toán hơn, việc giải các bài toán nâng cao về phân số không còn quá khó khăn đối với các em. Các em đã biết lựa chọn cách giải phù hợp và vận dụng để giải các bài toán nâng cao này bằng cách đưa về dạng cơ bảnđã biết cách giải.

3.4.4. Về kết quả kiểm tra

Kết quả kiểm tra trước thử nghiệm

* Ý định sư phạm về đề kiểm tra:

Bước đầu tìm hiểu về việc bồi dưỡng học sinh giỏi của học sinh thông qua đó lấy số liệu đối chứng với việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi chủ đề “Phân số” để thấy rõ tính hiệu quả.

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra trước thử nghiệm

Lớp

Điểm

Giỏi Khá Trung bình

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

4D 14 46,7 15 50,0 1 3,3

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương

Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra trước thử nghiệm (tính theo %)

Nhận xét:

Biểu đồ 3.1 cho ta thấy hai lớp thử nghiệm và đối chứng tương đương nhau về lực học và khả năng nhận thức: giỏi, khá, trung bình

Kết quả kiểm tra sau thử nghiệm

Sau 3 tiết dạy thử nghiệm bài tập của hệ thống, chúng tôi có tiến hành một bài kiểm tra ở cả hai lớp thử nghiệm và đối chứng (xem Phụ lục 1) để kiểm nghiệm việc dạy học bồi dưỡng học sinh khá, giỏi chủ đề “Phân số” ở lớp 4. Kết quả cụ thể như sau :

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau thử nghiệm

Lớp

Điểm

Giỏi Khá Trung bình

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

4D 19 63,3 11 36,7 0 0 4E 17 56,7 12 40,0 1 3,3 0 10 20 30 40 50 Giỏi Khá Trung bình 4D 4E

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương 0 10 20 30 40 50 60 70 Giỏi Khá Trung bình 4D 4E Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra sau thử nghiệm (tính theo %)

Nhận xét:

Biểu đồ 3.2 cho ta thấy lớp thử nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Số điểm giỏi ở lớp thử nghiệm nhiều hơn lớp đối chứng 6,6 %

* Đánh giá kết quả thử nghiệm:

Qua quá trình thử nghiệm chúng tôi đánh giá một số điểm cơ bản như sau : Một là, so với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thử nghiệm thì chất lượng dạy học một số bài thử nghiệm có những tiến bộ đáng kể. Tỷ lệ học sinh đạt điểm giỏi ở lớp thử nghiệm tăng lên rõ rệt (16,6 %). Kết quả này bước đầu khẳng định việc vận dụng hệ thống bài tập về phân số trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi đem lại hiệu quả cao hơn so với cách bồi dưỡng thông thường. Hai là, kết quả thử nghiệm cho thấy giáo viên đã vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực trong dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở lớp 4 nói riêng và trong dạy học môn toán tiểu học nói chung nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương

Tiểu kết chương 3:

Chương 3 trình bày quá trình thử nghiệm sư phạm mà chúng tôi đã tiến hành trong thời gian nghiên cứu tại trường Tiểu học Phù Lỗ - huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ. Kết quả thử nghiệm cho thấy:

- Việc sử dụng hệ thống bài tập chủ đề “Phân số” (cụ thể là hệ thống bài tập đã thiết kế) trong dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi là có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 nói riêng và ở bậc Tiểu học nói chung.

- Nếu có phương pháp dạy học thích hợp thì hệ thống bài tập nói trên có tác dụng rất tốt trong việc gây hứng thú học tập môn toán cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng học tập môn toán cũng như chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.

Kết quả này đã phần nào khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài:

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hùng Vương

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau: 1) Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề về bồi dưỡng học sinh giỏi và các biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh.

2) Đề tài đã xác định được các căn cứ xây dựng hệ thống bài tập và cấu trúc hệ thống bài tập theo hướng bồi dưỡng học sinh giỏi.

3) Đã áp dụng được các căn cứ và cấu trúc trên vào thiết kế và xây dựng một hệ thống bài tập nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4.

4) Đề tài đã bước đầu đề xuất một số biện pháp hình thành phương pháp dạy học thích hợp để sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập.

5) Bồi dưỡng học sinh giỏi là một vấn đề rất lớn, đòi hỏi phải có thời gian và tiến hành bồi dưỡng theo đúng quy trình và có hệ thống. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhằm bước đầu kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học. Nếu điều kiện và thời gian cho phép, đề tài sẽ được thực nghiệm sớm nhất.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4 thông qua hệ thống bài tập về phân số (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)