Mục tiêu và nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý nhà nƣớcvề xây dựng nông thôn mớ

1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới

Tại Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 và đƣợc thay thế bằng Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 đã đề ra các mục tiêu nhƣ sau:

* Mục tiêu tổng quát:Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần cho ngƣời dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự đƣợc giữ vững.

.* Mục tiêu cụ thể:

Dựa trên mục tiêu tổng quát, xác định những mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới bao gồm:

+ Năm 2020, tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới chiếm khoảng 50%. Khuyến khích ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có ít nhất mộtHuyện đạt chuẩn Nông thôn mới;

+ Bình quân trên cả nƣớc đạt 15 tiêu chí/xã và không còn xã đạt dƣới 5 tiêu chí;

+ Các công trình, cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cƣ dân nông thôn nhƣ hệ thống giao thông, điện, trạm y tế xã, nƣớc sạch sinh hoạt, trƣờng học,… cơ bản hoàn thành.

+ Nâng cao chất lƣợng đời sống của cƣ dân nông thôn. Bên cạnh đó, tạo nhiều Mô hình sản xuất gắn với giải quyết việc làm ổn định cho ngƣời dân, thu nhập bình quân năm 2020 tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.

Để đạt những mục tiêu cụ thể, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các cấp chính quyền đã tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, bao gồm: (i) Phù hợp với quy định của pháp luật; (ii) Tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc; trách nhiệm của các bộ, ngành và các cấp ở địa phƣơng và vai trò giám sát của cộng đồng trong quản lý và điều hành thực hiện; (iii) Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; khuyến khích huy động nguồn lực xã hội để thực hiện; (iv) Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên giữa các bộ, ngành, địa phƣơng và các cơ quan có liên quan trong quản lý; (v) Phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia, đóng góp của cộng đồng dân cƣ vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; (vi) Gắn kết chặt chẽ giữa Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với các chƣơng trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thônvà phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)