Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 55 - 60)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Trấn Yên, tỉnh Yên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Trấn Yên là huyện miền núi vùng thấp nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái, có toạ độ địa lý từ 210

31’48’’ đến 21047’38’’ vĩ độBắc; 104038’37’’ đến 104059’ kinh độ Đông. Ở phía Bắc giáp huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ, ởphía Đông giáp huyện Yên Bình và TP Yên Bái, phía Tây giáp huyện Văn Chấn. Huyện Trấn Yêncó diện tích tự nhiên 62.914,3 ha, dân số 84.675 ngƣời, có 21 đơn vị hành chính(20 xã và01 thị trấn). Thị trấn Cổ Phúc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện, có vị trí cách thành phố Yên Bái 10km.

Nhƣ vậy, huyện Trấn Yên có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh Yên Bái, vị trí thuận lợi cũng giúp cho quá trình huy

động nguồn lực cho xây dựng NTM và phát triển kinh tế của huyện đa dạng hơn.

Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

b) Địa hình

Trấn Yên là huyện có địa hình chuyển tiếp từ Trung du lên miền núi. Ở phía Đông Bắc dãy Púng Luông, thung lũng sông Hồng chạy giữa cắt huyện thành hai phần không đều nhau, hơi lệch về phía dãy núi Con Voi.Địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam phần lớn có địa hình đồi bát úp, đỉnh bằng, sƣờn dốc thoai thoải thuận tiện cho việc trồng cây lƣơng thực và cây công nghiệp. Một số xã nằm xen kẽ dƣới chân núi Con Voi và dãy Púng Luông có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, đồi núi xen kẽ với các thung lũng sâu gây nên nhiều khó khăn cho việc đi lại và giao lƣu kinh tế.

Điều kiện địa hình của huyện Trấn Yên ảnh hƣởng không nhỏ đến việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện lƣới và nƣớc sạch nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp ở quy mô rộng lớn. Bên cạnh đó, việc

đi lại giữa các xác cũng còn nhiều khó khăn ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác tuyên truyền, quản lý nhà nƣớc về xây dựng NTM trên địa bàn huyện.

c) Khí hậu – thủy văn

Trấn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, là vùng mƣa phùn nhiều nhất tỉnh; nhiệt độ trung bình từ 22 - 230 C, nhiệt độ cao nhất là 38,90C, thấp nhất là 3,30C. Biên độ dao động nhiệt trong ngày lớn, thƣờng gây nên sự khó thích ứng của con ngƣời và sinh vật nói chung. Chính nền nhiệt độ cao và độ ẩm lớn trong các tháng mùa xuân, đã hình thành một vùng tiểu khí hậu dễ phát sinh nhiều loại sâu bệnh cho gia súc gia cầm, cây trồng.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.135 mm. Năm có lƣợng mƣa cao nhất lên tới 3.256 mm, năm có lƣợng mƣa thấp nhất là 1.238 mm. Lƣợng mƣa không đều trong các năm, lại phân bổ không đều trong các tháng. Các tháng mƣa ít thƣờng là tháng 11, 12 năm trƣớc và tháng 1, 2 năm sau. Các tháng mƣa nhiều vào cuối hạ đầu thu từ tháng 8 đến hết tháng 10. Lƣợng bốc hơi trung bình 630 mm/năm.

Hƣớng gió trong năm thay đổi theo mùa. Mùa đông hƣớng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc. Mùa hè hƣớng gió chính là gió Đông và Đông Nam. Ít có gió Tây, bởi phía Tây của huyện là dãy núi Pú Luông chắn gió. Hàng năm, xuất hiện sƣơng mù từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 01 năm sau, sản xuất nông nghiệp thƣờng gặp phải những ngày sƣơng muối giá rét, phát sinh dịch bệnh đối với trâu bò và hoa màu.

Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện Trấn Yên có chiều dài 23 km, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam chia huyện thành hai miền gồm các xã tả ngạn và hữu ngạn, mặc dù là tuyến giao thông đƣờng thuỷ quan trọng nhất của huyện Trấn Yên, song cũng đối mặt với nhiều nguy cơ ngập lụt vào mùa mƣa.

cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt với các loại cây trồng truyền thống (quế, dâu tằm, chè xanh,...). Trong thời gian tới, huyện Trấn Yên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; đặc biệt chú trọng các hoạt động hỗ trợ có chiều sâu, lựa chọn sản phẩm nông nghiệp có lợi thế. Mục tiêu phát triển nông thôn mới của huyện là quảng bá và phát triển một số sản phẩm nông nghiệp truyền thống; đồng thời, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, và giải quyết tốt thị trƣờng tiêu thụ.

d) Tài nguyên * Tài nguyên đất

Phân theo quá trình hình thành, co một số nhóm đất phổ biến trên địa bàn huyện Trấn Yên gồm:

+ Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.131,4 ha, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên toàn huyện, thành phần cơ giới cát pha, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong đất thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu, phân bổ chủ yếu ở 2 bên bờ sông Hồng.

+ Nhóm đất Giây: Có diện tích 1.351,47 ha, chiếm 2,15% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, thành phần cơ giới thịt nặng, thịt trung bình, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong đất cao thích hợp trồng lúa nƣớc. Nhóm đất Glây phân bổ chủ yếu ở những khu vực có địa hình thấp, trũng nhƣ ở xã Minh Quân, ở các thung lũng nằm rải rác ở các xã.

+ Nhóm đất xám: Có diện tích 58.263,05 ha, chiếm 92,69% diện tích tự nhiên toàn huyện, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong đất thấp, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng sản xuất, ở độ dốc dƣới 25º có thể trồng lúa khi có nguồn nƣớc tƣới ổn định. Nhóm đất Xám phân bổ ở tất cả các xã, tập trung nhiều nhất ở các xã: Hồng Ca, Kiên Thành, Lƣơng Thịnh, Việt Cƣờng, Việt Hồng, Y Can, Tân Đồng, Hƣng Khánh, Hƣng Thịnh.

+Ngoài ra còn một số nhóm đất có diện tích ít hơn: Nhóm đất tầng mỏng: Có diện tích 81,11 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên toàn huyện;

Nhóm đất sông, suối, hồ, mặt nƣớc chuyên dùng chiếm 3,2% diện tích toàn huyện; Núi đá: Có diện tích 20,74 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Phân theo độ dốc, trên 90% diện tích đất của huyện có độ dốc trên 15o

, chủ yếu là đất xám, thành phần cơ giới của đất thấp, thích hợp trồng cây lấy gỗ. Do vậy trong phát triển kinh tế nông thôn cần nhấn mạnh tới các giải pháp phát triển kinh tế rừng, phát triển kinh tế tổng hợp (mô hình VAC),… góp phần đa dạng sinh kế cho ngƣời dân.

Phân theo mục đích sử dụng, đất đai đƣợc chia làm 3 loại đất: (i) Đất nông nghiệp 57.631,95 ha, chiếm 91,60 % diện tích tự nhiên, trong đó: đất lâm nghiệp 46.272,34 ha; đất nuôi trồng thủy sản 446,87 ha; (ii) Đất phi nông nghiệp 5.278,13 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên, trong đó: Đất ở 568,37 ha; đất cơ sở tôn giáo 5,70 ha; tín ngƣỡng 6,35 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 77,36 ha; đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 1.906,48 ha; (iii) Đất chƣa sử dụng: 4,22 ha, chiếm 0,01 % diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên rừng

-Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, toàn huyện có 46.272,34 ha đất lâm nghiệp, chiếm 73,55 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó:Diện tích rừng sản xuất 37.618,98 ha chủ yếu là quế, tre Bát độ, keo, bồ đề; diện tích rừng phòng hộ 8.653,37 ha chủ yếu phân bổ ở khu vực có độ dốc trên 25º, không thuận tiện đi lại.

- Đối với diện tích rừng phòng hộ của huyện Trấn Yên trong những năm qua đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ đã phát huy đƣợc hiệu quả, hạn chế rất nhiều tình trạng cháy rừng, làm tăng độ che phủ, ổn định cân bằng môi trƣờng sinh thái.Với tiềm năng lớn về rừng, đất rừng, cùng với các chủ trƣơng chính sách hợp lý của tỉnh, huyện về đẩy mạnh phát triển vốn rừng sẽ mở ra cho huyện nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

* Tài nguyên du lịch và nhân văn

Trấn Yên là huyện có bề dày về lịch sử văn hoá, toàn huyện có 6 dân tộc anh em đã sinh sống nhiều đời. Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc huyện Trấn Yên rất phong phú, chủ yếu là văn hóa phi vật thể bao gồm: văn hóa tinh thần của ngƣời Kinh, với những tinh hoa văn hóa đồng bằng và trung du Bắc Bộ; văn hóa tinh thần giàu bản sắc của đồng bào Tày, Dao, Mƣờng, Cao Lan, Mông. Đặc biệt, đây là vùng giao thoa văn hóa giữa vùng núi Đông Bắc với miền núi Tây Bắc, giữa miền xuôi với miền ngƣợc, đã tạo nên vƣờn hoa văn hóa phong phú sắc màu.

Về tiềm năng du lịch, trên địa bàn huyện Trấn Yên có tổng số 07 di tích đã đƣợc công nhận, trong đó: có 01 di tích cấp quốc gia; có 06 di tich xếp hạng cấp tỉnh gồm. Huyện Trấn Yên có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, nằm trong quần thể du lịch các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, di sản tại khu du lịch xã Vân Hội, xã Việt Hồng và xã Việt Cƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)