Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 38)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớcvề xây dựng nông thôn mới

1.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình tổng hợp về phát triển KT -XH, chính trị, an ninh và quốc phòng ở khu vực nông thôn. Do đó quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới chính là việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó trọng tâm là các nội dung sau:

a) Xây dựng một nền Nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh Công nghiệp và Dịch vụ ở nông thôn

Ngƣời dân nông thôn phụ thuộc chủ yếu và các hoat động sản xuất, do dó trong các nội dung xây dựng NTM thì phát triển sản xuất hàng hoá là nội dung quan trọng nhất. Theo các tài liệu nghiên cứu và các văn bản chỉ đạo, điều hành thống nhất quan điểm về nội dung phát triển sản xuất hàng hóa cần tập trung vào các vấn đề sau: Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trƣờng và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia trƣớc mắt và lâu dài; Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng; Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế nông sản thay thế nhập khẩu; Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, thông tin hoá, thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản.

Bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần phải phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch chung. Chính quyền địa phƣơng các cấp cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và nhu cầu thị trƣờng. Dựa trên lợi thế so sánh của từng địa phƣơng, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chƣơng trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Sản xuất hàng hóa cần các dịch vụ hỗ trợ, do đó tập trung nâng cao chất lƣợng các loại dịch vụ phục vụ các ngành sản xuất, đời sống của dân cƣ nông thôn.

Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn không những là Nhân tố đảm bảo thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh tế dịch vụ mà còn nâng cao đời sống cho ngƣời dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm:Đƣờng giao thông liên xóm, liên xã, đƣờng nối các cụm dân cƣ với hệ thống trục giao thông, hệ thống thuỷ lợi, các công trình chăm sóc y tế, trƣờng học, công trình văn hoá... đƣợc xếp thứ tự là các hạng mục ƣu tiên cần đƣợc phát triển để đáp ứng với yêu cầu thiết yếu của đời sống và sản xuất. Chính quyền các cấp và ngƣời dân sẽ cùng nhau xác định mức độ quan trọng để xác định nhu cầu và tiến hành đầu tƣ theo trọng điểm.

Những công trình phát triển Cơ sở hạ tầng trực tiếp ảnh hƣởng đến sản xuất bao gồm:Hệ thống thuỷ lợi; hệ thống chuồng trại chăn nuôi tập trung để thay đổi phƣơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cƣ. Theo đó các hộ dân có quy mô chăn nuôi lớn có thể mở rộng ở khu tập trung này thƣờng đƣợc quan tâm và đầu tƣ thích đáng để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và tạo ra các động lực cho phát triển kinh tế địa phƣơng, tạo việc làm và nâng cao đời sống ngƣời dân. Theo phƣơng thức này thì Việc phát triển Cơ sở hạ tầng gópthúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc du nhập và thử nghiệm các ngành nghề mới vào địa phƣơng hoặc trang bị những thiết bị hoặc những biện pháp sản xuất mới gắn liền với tìm kiếm và định hƣớng thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, xây dựng NTM không chỉ tập trung vào sản xuất hàng hoá mà còn đảm bảo các vấn đề an sinh- xã hội. Bởi vậy, các công trình đầu tƣ xây dựng trung tâm, trạm y tế, trung tâm giáo dục- văn hoá cũng cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. Đầu tƣ cho lĩnh vực này phải thống nhất quan điểm nhƣ sau:Để việc đầu tƣ hiệu quả, cần phải xác định rõ quy mô và mức độ phục vụ của các công trình an sinh xã hội để đảm bảo các công trình đó có quy mô phù hợp với nhu cầu thực sự của địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ.

c) Quản lý các vấn đề về Văn hoá - Xã hội - Môi trường ở Khu vực nông thôn

Việc phát triển văn hoá là một trong những động lực để giải phóng sức lao động, giải phóng sức tƣ duy sáng tạo trong việc đẩy mạnh sản xuất cho chính ngƣời dân và cho cộng đồng. Giải phóng tƣ duy trí tuệ đƣợc xem là sức mạnh nội sinh của cộng đồng cƣ dân nông thôn trong công cuộc phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và xây dựng NTM nói riêng. Mục tiêu là xây dựng vùng nông thôn văn minh hiện đại, ngƣời nông dân mới trong nông thôn có quan điểm sống lạc quan và vui tƣơi.

Để thực hiện đƣợc yêu cầu này, việc xây dựng và quản lý các cơ sở văn hoá xã hội tốt hơn, khang trang hơn... chỉ là một trong nhiều yếu tố mang tính hình thức. Cần có những nội dung thiết thực trong việc xây dựng con ngƣời vừa có trình độ chuyên môn vừa có văn hoá là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và có tính lâu dài. Trong xây dựng NTM, cần nhất quán quan điểm thực hiện đó là không chỉ tạo ra các nhà văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng mà điều cốt yếu là phải xây dựng các phong trào hoạt động văn hoá, thể thao, phát triển dân trí có tính thiết thực và đƣợc cộng đồng tham gia. Do đó xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá xã hội luôn luôn phải đi đôi với những nội dung của những hoạt động này.

Địa phƣơng xây dựng NTM cần phải là địa phƣơng có phong trào văn hoá mới, vì văn hoá mới là tiêu chí cần thiết trong xây dựng con ngƣời mới, phát huy nền dân chủ nhân dân, xây dựng một cuộc sống văn hoá tinh thần lành mạnh.

Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực nông thôn thì việc giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng là yếu tố quan trọng để phát triển một cách bền vững. Bên cạnh đó, việc giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng cũng là một trong những nội dung đảm bảo cho cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn nữa nếu có điều kiện kết hợp giữa

bảo vệ môi trƣờng với phát triển cảnh quan thiên nhiên ở khu vực nông thôn còn tạo điều kiện lớn cho mục tiêu khai thác tiềm năng du lịch sinh thái. Trong nội dung giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng của xây dựng NTM, trƣớc mắt đó là cuộc vận động về một nông thôn mới xanh - sạch - đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi, không có phế thải của sản xuất và sinh hoạt thải thẳng ra các cánh đồng, ao hồ... mà không đƣợc xử lý. Tiếp theo là việc cả cộng đồng cùng tham gia đầu tƣ xây dựng hệ thống cống rãnh trong các xóm làng, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải và thu gom rác thải. Về lâu dài, nông thôn phải đúng là nơi cảnh quan và môi trƣờng thực sự lý tƣởng cho cuộc sống và là lá phổi xanh trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nƣớc.

d) Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị, xã hội vững mạnh

Yêu cầu cấp thiết trong quá trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp Nông thôn là xây dựng đƣợc hệ thống chính trị, xã hội ở địa phƣơng thật sự trong sạch và vững mạnh là điều rất quan trọng, mà điều quan trọng ở đây là nâng cao trình độ, đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ tại địa phƣơng về chuyên môn nghiệp vụ để có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Ngƣời nông dân giờ đây đang tự chủ vƣơn lên, nắm bắt thị trƣờng, chuyển đổi mục đích, phƣơng pháp canh tác để làm giàu trên mảnh đất của mình rất cần có sự định hƣớng, có ngƣời dẫn dắt. Để nông dân làm đƣợc nhƣ vậy, Nhà nƣớc cần đầu tƣ và giúp đỡ nhiều hơn, cụ thể hơn cho nông dân nâng cao trình độ về sản xuất, quản lý, thị trƣờng…

đ) Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Việc xác định các loại nguồn lực và cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM đòi hỏi phải bao quát tƣơng đối đầy đủ các nguồn lực trong xã hội. Các hình thức và chính sách huy động phải đa dạng, linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả huy động. Thực tế các nguồn lực đều là hữu hạn, nhu cầu vốn đầu tƣ để xây dựng NTM là rất lớn, do vậy, cần có chính

sách phù hợp nhằm huy động nhiều nguồn lực (trong và ngoài nƣớc; của nhà nƣớc và tƣ nhân; của cộng đồng,…). Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 thay thế Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010. Theo Quyết định 1600/QĐ-TTg, cơ chế huy động nguồn vốn xây dựng NTM đƣợc thực hiện nhƣ sau: Vốn ngân sách chiếm khoảng 30% (vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chƣơng trình khoảng 24%; vốn lồng ghép từ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn khoảng 6%); vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ƣu đãi và tín dụng thƣơng mại) khoảng 45%; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 15%; huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ khoảng 10%.

Từ những vấn đề nêu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về xây dựng NTM phải có cơ chế huy động theo hƣớng đa dạng hóa các nguồn vốn thực hiện chƣơng trình nhƣ: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chƣơng trình; huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án, nội dung cụ thể, do hội đồng nhân dân xã thông qua; huy động các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho các dự án đầu tƣ; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng; huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác. Việc xác định nguồn và phƣơng thức huy động vốn cho xây dựng NTM hoàn toàn phụ thuộc vào chủ trƣơng của chính quyền địa phƣơng cấp huyện căn cứ

vào tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng và tuân thủ các quy hoạch phát triển của cấp trên.

Vai trò của quản lý nhà nƣớc ở đây là tạo lập, huy động các nguồn vốn đầu tƣ, tăng cƣờng khả năng tiếp cận tín dụng cho ngƣời dân để phát triển nông nghiệp, nông thôn.Ngoài ra, việc xã hội hóa nguồn vốn trong xây dựng NTM rất quan trọng, nhiều địa phƣơng đã có bài học kinh nghiệm về nội dung xã hội hóa gắn với xây dựng NTM rất thành công. Chính quyền cấp huyện cần quan tâm thu hút sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài (từ cộng đồng doanh nghiệp, từ ngƣời dân, đội ngũ trí thức,…) thông qua việc xây dựng công khai, kế hoạch về các dự án cụ thể theo từng năm để huy động nguồn lực cho xây dựngNTM. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội trong huy động nguồn lực xây dựng NTM. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng NTM để đảm bảo các hình thức huy động đƣợc thực hiện đa dạng và sử dụng vốn có hiệu quả.

1.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Kiểm tra, giám sát là một nội dung trong quản lý nhà nƣớcvề xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động thể hiện quyền lực của Nhà nƣớc và chính quyền các cấp. Theo đó: Hoạt động động kiểm tra giám sát nhằm xem xét, đánh giá xác định đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới; việc tuân thủ những quy định của pháp luật trong tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình theo các quy định, tiêu chí đã đề ra. Đây là một trong những chức năng của cơ quan quản lý để thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện xây dựng NTM theo đúngchủ trƣơng, chính sách, các thể chế quản lý của Nhà nƣớc. Thông qua việc thực hiện thanh tra, kiểm tra giúp kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các sai phạm, đồng thời xử lý các vi phạm và đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá cho phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phƣơng.

Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các nội dung: (i) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nƣớc về nông thôn mới; (ii) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nƣớc và các nguồn lực khác; (iii) Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; công tác quy hoạch và giám sát về kinh tế, tổ chức sản xuất; (iv) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình quản lý nhà nƣớc về xây dựng NTM.

Đi đôi với hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nƣớc về xây dựng NTM, chính quyền cấp huyện cần định kỳ tổng kết, sơ kết để rút kinh nghiệm (thành công và thất bại) từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, lựa chọn đƣợc cách làm hay và nhân rộng những điển hình trong xây dựng NTM. Cùng với hoạt động kiểm tra, thanh tra cần kịp thời biểu dƣơng khen thƣởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động lực xây dựng NTM cấp huyện thành công.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số huyện và những bài học rút ra cho huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái một số huyện và những bài học rút ra cho huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

1.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số huyện

a) Kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Mục tiêu xây dựng NTM của huyện Kim Bảng đƣợc xây dựng một cách thiết thực và cụ thể. Theo đó huyện xác định:Là huyện có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; nông thôn phát triển; kết cấu hạ tầng từng bƣớc hiện đại; dân chủ đƣợc phát huy, bản sắc văn hóa đƣợc giữ vững, môi trƣờng bảo đảm, an ninh đƣợc tăng cƣờng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, hệ thống chính trị vững mạnh. Sau khi xác

định rõ mục tiêu, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bảng vạch ra lộ trình và những bƣớc đi thực hiện xây dựng NTM phù hợp. Trong quá trình thực hiện, huyện Kim Bảng chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng NTM. Đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực NTM từ cấp huyện đến cấp xã đều là những cán bộ có năng lực, năng động, dám nghĩ, dám làm. Cán bộ phụ trách NTM đều khả năng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)