CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.3. Tình hình thực tiễn về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chứ cở Việt Nam
Nông lâm trường quốc doanh được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở các vùng đất mới, phát triển sản xuất nông, lâm sản hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp; làm trung tâm xây dựng một số vùng kinh tế mới, nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng ở những vùng xung yếu, khó khăn. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp, các nông, lâm trường quốc doanh đã có những chuyển đổi quan trọng cả về tổ chức quản lý và nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống người lao động. Nông lâm trường quốc doanh đã có đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên nhiều địa bàn nông thôn, miền núi. Nhiều nông, lâm trường đã trở thành nòng cốt phát triển một số ngành hàng nông, lâm sản quan trọng, hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tạo thuận lợi cho xây dựng cơ sở chế biến nông, lâm sản…
Tuy nhiên, các nông lâm trường còn những yếu kém sau đây: Hiệu quả sử dụng đất đai còn thấp, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều; quản lý đất đai, tài nguyên rừng còn nhiều yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với nông trường xảy ra ở nhiều nơi. Chủ trương giao khoán đất đai, vườn cây, rừng ổn định lâu dài cho hộ thành viên chậm được thực hiện, hoặc thực hiện không đúng; một số nông, lâm trường đã khoán trắng cho người nhận khoán. Sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, số nông, lâm trường làm ăn có lãi chưa nhiều, mức nộp ngân sách hàng năm ít, công nợ phải trả lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông, lâm trường xuống cấp nghiêm trọng. Đời sống cán bộ, công nhân viên còn nhiều khó khăn, việc đóng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân viên trong nông, lâm trường chưa được thực hiện nghiêm túc. Một số nông trường chưa
quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào tại chỗ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số gắn bó với nông trường, ổn định sản xuất, đời sống. Bộ máy quản lý của các nông, lâm trường tuy có giảm nhiều so với trước, nhưng vẫn còn lớn, hiệu quả điều hành thấp.
Sau quá trình sắp xếp lại các nông lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị. Hiện nay trên cả nước còn có 408 nông trường, lâm trường (gồm 156 doanh nghiệp nông nghiệp, 163 doanh nghiệp lâm nghiệp, 89 ban quản lý rừng) đang quản lý, sử dụng là 3.794.850 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.623.539ha (chiếm 95,49% tổng diện tích); đất phi nông nghiệp là 71.706 ha (chiếm 1,89%); đất chưa sử dụng là 99.065 ha, chiếm 2,62%; diện tích đã bàn giao cho địa phương quản lý 529.415 ha. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn kém hiệu quả; việc rà soát, sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường theo Nghị quyết số 28-NQ/TW thực hiện còn chậm, chất lượng và hiệu quả đạt được thấp; việc quản lý, sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập.
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay còn có 13 đơn vị quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường Quốc doanh, trong đó có 03 công ty lâm nghiệp; 01 công ty nông nghiệp; 04 Ban Quản lý rừng phòng hộ; 06 Ban Quản lý rừng đặc dụng và Vườn quốc gia với tổng diện tích 119.772,59 ha. Nhưng hiện nay tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty còn nhiều bất cập, yếu kém; tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai giữa hộ dân với các Công ty ngày càng diễn ra phức tạp; do đó cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với pháp luật đai hiện hành và phù hợp với tình hình từng địa phương.
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá về tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường ở Việt Nam các nông lâm trường ở Việt Nam
- Hiện trạng sử dụng đất chung của các nông lâm trường trước khi thực hiện rà soát, sắp xếp theo Nghị quyết số 28-NQ/TW tính đến ngày 31/6/2012: Cả nước có 653 nông trường, lâm trường, ban quản lý rừng và khu bảo tồn, vườn quốc gia (gồm 200 doanh nghiệp nông nghiệp, 164 doanh nghiệp lâm nghiệp, 210 ban quản lý rừng, 45 khu bảo tồn và 34 vườn quốc gia; sau đây gọi chung là nông, lâm trường) đang quản lý, sử dụng diện tích là 7.996.467,00ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là
7.670.139,00ha chiếm 95,9% tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; đất phi nông nghiệp là 89.710,00ha chiếm 1,1% tổng diện tích đang quản lý, sử dụng; đất chưa sử dụng là 236.618,00ha chiếm 3% tổng diện tích đang quản lý, sử dụng.
Trong tổng diện tích 7.996.467,00 ha được giao các nông lâm trường đang sử dụng dưới các hình thức như sau: Tự tổ chức sản xuất (bao gồm cả diện tích giao khoán) 7.431.820,00ha; đang liên doanh liên kết 42.510,00ha; đang góp vốn để sản xuất kinh doanh 508,00ha; đang cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái pháp luật 14.629,00ha; để bị lấn chiếm, tranh chấp chồng lấn chưa giải quyết xong 78.486,00ha; chưa sử dụng, sử dụng vào các mục đích khác 428.515,00ha.
- Tình hình sử dụng đất của các nông lâm trường sau khi thực hiện rà soát, sắp xếp theo Nghị quyết số 28-NQ/TW tính đến ngày 31/6/2012: Cả nước đã sắp xếp lại còn 408 nông trường, lâm trường (gồm 156 doanh nghiệp nông nghiệp, 163 doanh nghiệp lâm nghiệp, 89 ban quản lý rừng) đang quản lý, sử dụng là 4.013.784,00ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.843.335,00ha chiếm 95,49% tổng diện tích quản lý, sử dụng; đất phi nông nghiệp là 74.082,00ha chiếm 1,89% tổng diện tích quản lý, sử dụng; đất chưa sử dụng là 96.367ha, chiếm 2,62% tổng diện tích quản lý, sử dụng. Diện tích các nông, lâm trường đã bàn giao cho địa phương quản lý trong quá trình sắp xếp lại các năm qua là 529.415,00ha.
Trong tổng diện tích 4.013.784,00ha các nông, lâm trường đang sử dụng dưới các hình thức: Tự tổ chức sản xuất (bao gồm cả diện tích giao khoán) 3.730.755,00ha; đang liên doanh, liên kết với tổ chức khác 41.972,00ha; đang góp vốn để sản xuất kinh doanh 508,00ha; đang cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái pháp luật 14.318,00ha; bị lấn chiếm, tranh chấp chưa giải quyết xong 73.900,00ha; chưa sử dụng hoặc sử dụng vào mục đích khác 152.330,00ha.
- Tình hình đo đạc bản đồ, xác định ranh giới, mốc giới sử dụng: Cả nước hiện nay chỉ có các nông lâm trường trên địa bàn 2 tỉnh Hà Tĩnh và Hòa Bình đã thực hiện; còn lại phần lớn các nông, lâm trường ở các địa phương đều chưa thực hiện việc rà soát, xác định, cắm mốc ranh giới và đo đạc ranh giới nông, lâm trường để làm thủ tục giao đất, thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và hiện nay vẫn đang sử dụng các loại bản đồ được đo vẽ ở các thời kỳ khác
nhau (bản đồ giải thửa lập trước năm 1993, bản đồ hành chính cấp xã,…).
- Tình hình thực hiện giao đất, cho thuê đất: Sau khi sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị các nông, lâm trường trên cả nước đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích 3.378.879ha chiếm 94,32% tổng diện tích các nông, lâm trường sử dụng.
- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Sau khi sắp xếp, đổi mới theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị có 233 nông, lâm trường trên cả nước được cấp giấy CNQSD đất với tổng diện tích 2.297.809,00 ha đạt 57,00% diện tích cần cấp.
- Tình hình giao khoán đất trong các nông, lâm trường: Nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ người nhận khoán trong quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép sang làm nhà ở, công trình dịch vụ gây nhiều bức xúc (điển hình là một số nông lâm trường trên địa bàn Hà Nội). Một số nông lâm trường để người nhận khoán chuyển nhượng đất cho người ở các thành phố, địa phương khác không nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh nông nghiệp mà để đầu cơ, chờ cơ hội bán đất kiếm lời,...
- Tình trạng tranh chấp vi phạm pháp luật đất đai trong các nông, lâm trường: Việc lấn chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn đất, chuyển mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật tại các nông lâm trường vẫn còn nhiều dưới các hình thức, nhiều trường hợp kéo dài đã nhiều năm nhưng chậm được giải quyết; nhiều nông lâm trường tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp trong những năm gần đây, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, một số tỉnh Miền Đông Nam Bộ.
- Theo bài viết của một số tác giả đăng trên trang Web: http://danviet.vn; http://nongthonviet.com.vn. Thì tình trạng lấn, chiếm, tranh chấp đất đai, vi phạm pháp luật đất đang xẩy ra tại các Công ty nông lâm nghiệp vì các lý do sau: Việc giao đất trước đây chỉ thực hiện trên giấy tờ, không được đo đạc, cắm mốc ngoài thực đại nên dẫn đến giao trùng vào diện tích đất các hộ dân đang sử dụng; các Công ty sau khi chuyển đổi chưa thực hiện chưa rà soát diện tích đất đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và cả diện tích không quản lý, sử dụng để bàn giao lại địa phương,
dẫn đến hàng nghìn héc-ta đất trong thời gian dài không ai quản lý; tại một số đơn vị sau khi chuyển đổi, công tác quản lý đất đai vẫn tiếp tục lỏng lẻo, không được tăng cường dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Đất đai trong các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn phổ biến dưới nhiều hình thức.
1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang Hà Giang
Nhìn chung, tình hình quản lý nhà nước về đất đai đối với các nông, lâm trường quốc doanh trên phạm vi tỉnh Hà Giang còn lỏng lẻo; hiệu lực, hiệu quả quản lý còn hạn chế. Tình trạng không nắm rõ phạm vi ranh giới, quỹ đất của nông, lâm trường còn tương đối phổ biến. Hầu hết các nông, lâm trường chưa được xác định cụ thể ranh giới sử dụng đất, chưa được cắm mốc ranh giới. Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ việc giao đất, cho thuê đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các nông, lâm trường.
Tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường còn nhiều khuyết điểm, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, cho thuê không đúng quy định của pháp luật…
Diện tích đất đai các nông, lâm trường qua kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh; qua thực hiện kiểm kê đất các nông, lâm trường quốc doanh theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 về việc kiểm kê hiện trạng sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng đang quản lý, sử dụng và theo báo cáo của các địa phương còn chênh lệch rất lớn. Vì vậy, việc triển khai thực hiện đo đạc, cắm mốc ranh giới nhằm xác định cụ thể ranh giới, diện tích đất các nông, lâm trường quốc doanh; thực hiện quản lý đất nông, lâm trường quốc doanh một cách chặt chẽ; nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh trên phạm vi tỉnh là hết sức cần thiết và phải triển khai sớm.
Hiện trạng sử dụng đất nông lâm trường và các ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh đang quản lý, sử dụng cho thấy diện tích đất lâm nghiệp rất lớn. Sau các lần rà soát để sắp xếp đổi mới, xây dựng phát triển công ty lâm nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ thì diện tích hiện nay 03 công ty lâm nghiệp đang quản lý là
10.210,15 ha giảm 4.440,54 ha so với tổng diện tích trước khi sắp xếp doanh nghiệp. Diện tích 4.440,54ha đã được trả về cho UBND huyện Bắc Quang và huyện Quang Bình để giao cho các hộ dân quanh vùng sản xuất.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang. - Các cơ quan quản lý đất đai, quản lý và bảo vệ rừng. - Các tổ chức được giao quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2018.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2010- 2018
- Địa điểm nghiên cứu: Tại các công ty nông lâm nghiệp và các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Hà Giang ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp:
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
+ Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Nội dung 2: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 -2018;
+ Tình hình giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức đang quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2018
+ Tình hình rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức đang quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 -2018
Nội dung 3: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của các công ty nông lâm nghiệp; ban quản lý rừng địa bàn tỉnh Hà Giang;
Nội dung 4: Đánh giá công tác thanh kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp, Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 -2018;
+ Kết quả rà soát và đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp của các công ty Nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
+ Kết quả rà soát về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của các công ty Nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
+ Tình hình tranh chấp, lấn chiếm, khiếu nại, tố cáo và sử dụng đất lâm nghiệp vào mục đích khác
+ Một số trường hợp sai phạm điển hình cần khắc phục
Nội dung 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
*. Thu thập số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin, tài liệu, số liệu đã được công bố liên quan đến đề tài như báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh, báo cáo thống kê kiểm kê đất đai năm 2015, báo cáo quy hoạch đất lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất; báo cáo kiểm kê 3 loại rừng của tỉnh Hà Giang. Đây là bước quan trọng quyết định tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hiện trạng, quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp.
*. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp.
Là phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, hạt kiểm lâm, tại 1 số huyện về công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang gồm: Huyện Yên Minh (Đại diện cho các huyện vùng cao núi đá phía Bắc), huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình (Đại