Tài nguyên rừng tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 52 - 54)

3.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Hà Giang có trữ lượng tài nguyên khoáng sản khá phong phú, theo số liệu đã ghi nhận trên địa bàn tỉnh có khoảng 175 mỏ và điểm khoáng sản. Trong đó khoáng sản rắn đáng kể có thể kể đến như: sắt, vàng, mangan, boxit,… và khoáng sản nhiên liệu có trữ lượng lớn như đá vôi,…

Ngoài ra Hà Giang còn có một số khoảng sản kim loại và phi kim loại đã phát hiện được nhưng chưa có đánh giá chi tiết về chất lượng và trữ lượng như:

Xí Thầu (Đồng Văn); quặng đồng Vần Chải (Đồng Văn); quặng Acsen ở Lũng Vàng (Vị Xuyên); quặng Apatit ở phía Tây Nam Làng Den (Bắc Quang); quặng Mica xuất hiện ở Bản Ven, Nam Đông, Nậm Học (Hoàng Su Phì), Làng Việt (Xín Mần); đá quý xuất hiện ở Tùng Bá (Vị Xuyên), Đồng Yên (Bắc Quang)…

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Hà Giang khá đa dạng, tuy nhiên trữ lượng ít, phân tán, nhiều mỏ phân bố ở vị trí khó khai thác, giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm và xa thị trường tiêu thụ. Một số loại đã và đang được khai thác như than, đá đen, đá vôi, nước khoáng… nhưng hầu hết đều chưa được đánh giá một cách cụ thể về tiềm năng, trữ lượng và chất lượng. Cần phải tiến hành điều tra khảo sát kỹ nguồn tài nguyên này để xây dựng kế hoạch khai thác phục vụ phát triển công nghiệp.

3.1.1.9. Tài nguyên nhân văn

Hà Giang hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống với các nhóm ngôn ngữ khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc. Đặc biệt, do địa hình phần lớn là đồi núi nên để tăng gia sản xuất lương thực người Hà Giang phải cày cấy, trồng trọt lương thực trên những hốc đá sườn đồi do đó "cày nương hốc đá" là một nét văn hoá đặc sắc của Hà Giang mà không phải nơi nào cũng có. Ngoài ra chợ tình Khâu Vai và các phong tục tập quán như đám ma, đám cưới… và các nhạc cụ như đàn môi, khèn, sáo ngang bằng lưỡi đồng… đã góp phần tạo cho Hà Giang một kho tàng văn hoá phong phú và hấp dẫn.

Là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Nùng, Tày, Lô Lô, Giáy, Pu Péo… cùng chung sống đoàn kết trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Điều đó chứng tỏ cho Hà Giang luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng

tỉnh Hà Giang giàu, đẹp, văn minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 52 - 54)