Đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang có truyền thống cách mạng; một bộ phận dân cư có trình độ, tập quán, kinh nghiệm sản xuất, sử dụng đất đai quý báu, thích hợp với điều kiện vùng núi, năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một cách tích cực và bền vững.
- Những khó khăn, thách thức
Nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thu ngân sách trên địa bàn còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
Sự chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế cũng như nội bộ từng ngành kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm. Tuy đã có quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng và quy hoạch từng lĩnh vực nhưng chưa đồng bộ, khó thực hiện hoặc tổ chức thực hiện chưa triệt để.
Vị trí của tỉnh nằm ở vùng núi cao, biên giới, hệ thống giao thông chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, cách xa trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… nên giao lưu phát triển kinh tế với bên ngoài còn hạn chế, khả năng thu hút vốn đầu tư kém.
Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông, lâm nghiệp ở quy mô tập trung. Xuất đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội... lớn.
Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ tích luỹ còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (15,8%), trình độ dân trí còn thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp, phần lớn tăng trưởng dựa vào đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của các yếu tố năng suất còn thấp.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các công trình cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, bệnh viện, các công trình văn hoá,.. còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ. Vấn đề an ninh, quốc phòng có nhiều diễn biến phức tạp.
Một số nguồn tài nguyên chưa được đánh giá, khảo sát đầy đủ đã hạn chế phần nào khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn tỉnh.
Chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, hàng hóa xuất khẩu chưa mạnh; các cơ sở chế biến với quy mô lớn và công nghệ tiên tiến còn rất hạn chế. Quy mô năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương còn nhỏ bé, năng lực quản lý còn rất bất cập; công nghệ lạc hậu; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đời sống còn chậm.
Công tác phòng chống cháy rừng và tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số cơ sở công nghiệp chưa được xử lý, việc khắc phục còn chậm.
Công tác quản lý và chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; tỷ lệ học sinh khá, giỏi và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng còn thấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế, nhất là đội ngũ
bác sỹ còn thiếu nhiều so với yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thể thao, du lịch chưa mạnh, chưa có cơ chế thích hợp để phát huy tối đa nguồn lực của cộng đồng và toàn xã hội tham gia.
Chất lượng đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn, chưa đào tạo được những nghề có hàm lượng tri thức cao.
Thu nhập bình quân đầu người thấp so với cả nước. Xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững, hộ cận nghèo còn lớn, tỷ lệ tái nghèo cao, vẫn còn xảy ra thiếu đói giáp hạt tại một số vùng trong tỉnh.
- Đầu tư cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Công tác giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tương triển khai chưa được sâu rộng.
3.1.2. Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Giang năm 2018
Thứ
tự Loại đất Mã
Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị hành chính (ha) Cơ cấu so với tổng diện tích tự nhiên (%) (1) (2) (3) (4) (5)
Tổng diện tích đất tự nhiên 792.948,3 100 1 Đất nông nghiệp NNP 655.717,4 82,69
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 194.475,7 24,53 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 459.164,6 57,91 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.864 0,24 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 213,1 0,027
2 Đất phi nông nghiệp PNN 32.725,5 4,13
2.1 Đất ở OCT 7.116,4 0,89
2.2 Đất chuyên dùng CDG 16.920,1 2,13
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 9,4 0,001
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13,7 0,001 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 343,9 0,04 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 8.219,4 1,04 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 96,4 0,0,12 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6,2 0,00
3 Đất chưa sử dụng CSD 104.505,4 13,18
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 1.904 0,24 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 92.925,9 11,72 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 9.675,5 1,22
(Nguồn: Thống kê đất đai tỉnh Hà Giang năm 2018 )
Thực hiện Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
Kế hoạch về việc thống kê đất đai hàng năm trên địa bàn tỉnh; tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, cài đặt phần mềm cho cán bộ cấp huyện, xã. Đến nay đã hoàn thành công tác thống kê đất đai các năm 2015, 2016, 2017, 2018 cho 195 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố và cấp tỉnh.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai, kết quả đã phản ánh đúng thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng đất của các đối tượng trên địa bàn. Làm cơ sở để phục vụ cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tình hình biến động đất đai năm 2015 năm 2018: Đất nông nghiệp:Diện tích theo kết quả thống kê năm 2018 là 655.717,4 ha, tăng 18.322,32 ha so với năm 2015, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 194.475,7ha giảm 4.124,59ha; đất lâm nghiệp 459.164,6ha tăng 22.412,41ha so với thống kê đất đai năm 2015; đất nuôi trồng thủy sản 1.864,0ha giảm 3,93 ha so so với năm 2015; đất nông nghiệp khác 213,1 ha tăng 38,43 ha; Do thời gian qua thực hiện chủ trương của tỉnh nên đã cải tạo diện tích đất chưa sử dụng sang diện tích đất nông nghiệp để trồng các cây nông lâm nghiệp có thể trồng trên đất nông nghiệp mới cải tạo; Đất phi nông nghiệp diện tích là 32.725,5 ha chiếm 4,13% tổng diện tích tự nhiên, tăng 303,34 ha do chuyển từ đất nông nghiệp sang, trong đó: đất ở 7.116,4 ha tăng 31,54 ha; đất chuyên dùng 16.920,1 ha tăng 423,84 ha; đất tôn giáo 9,4 ha tăng 0,57ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 343,9 ha giảm 0,36 ha so với năm 2015; đất sông suối và mặt nước 8.219,4ha giảm 158,79ha; Đất chưa sử dụng: 104.505,4 ha chiếm 13,18 % tổng diện tích tự nhiên, giảm 18.625,71 ha so với thống kê đất đai năm 2015 do chuyển sang đất nông nghiệp, đất giao thông và đất ở;
3.2. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức sử dụng vào mục đích lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2018
3.2.1. Tình hình giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010-2018
Trong những năm từ 2010 đến hết năm 2018 trên địa bàn tỉnh không có tổ chức, công ty lâm nghiệp cũng như các ban quản lý rừng không được nhà nước giao
đất để thực hiện các dự án trồng rừng hoặc bảo vệ phát triển rừng, mà chủ yếu nhà nước cho thuê đất để thực hiện các dự án trồng rừng và bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh được thể hiện tại Bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Kết quả cho các tổ chức thuê đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2018
TT Huyện, thành phố Diện tích (m2) Đối tượng Công ty Nông lâm nghiệp Ban quản lý rừng Tổ chức khác 1 Yên Minh 8.669.922,6 8.669.922,6 2 Vị Xuyên 5.790.904,6 5.790.904,6 3 Bắc Quang 38.350.600,0 38.350.600,0 Tổng cộng 52.811.427,2 38.350.600,0 14.460.827,2
(Nguồn: Số liệu điều tra )
Trong giai đoạn 2010-2018 trên địa bàn tỉnh thực hiện thuê đất cho các tổ chức kinh tế thuê để thực hiện các dự án trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích là 52.811.427,2 m2. Diện tích đất lâm nghiệp được phân bổ tại các huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, với điều kiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trồng rừng và bảo vệ chăm sóc rừng tạo màu xanh chống xói mòn đất đai.
3.2.2. Tình hình rà soát và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 -2018
Bảng 3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức đang quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn
2010-2018 TT Huyện, thành phố Tổng diện tích rà soát (m2) Tổng diện tích được cấp (m2)
Phân ra các nhóm đối tượng
Công ty Nông lâm nghiệp Ban quản lý rừng Khác
1 Huyện Yên Minh 8.669.922,6 8.669.922,6 8.669.922,6
2 Huyện Vị Xuyên 5.790.904,6 5.790.904,6 5.790.904,6
3 Huyện Bắc Quang 104.640.200 104.640.200 104.640.200
Tổng cộng 119.101.027,2 119.101.027,2 104.640.200 14.460.827,2
(Nguồn: Số liệu điều tra )
Qua bảng 3.3 tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp của các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2018 với tổng diện tích đã được cấp giấy là 119.101.027,2m2, đất của chủ yếu của các công ty cổ phần chè Hùng An, Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo, Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo, Công ty lâm nghiệp Cầu Ham; còn lại diện tích đất của các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất để trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn vừa qua.
3.3. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của các công ty Nông lâm nghiệp, Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
*. Hiện trạng sử dụng đất của các công ty Nông lâm nghiệp, Ban quản lý rừng
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất của các Công ty nông lâm nghiệp, Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang tính đến ngày 31/12/2018
STT Tên đơn vị
Diện tích đất nông lâm trường quản lý sử dụng (ha)
Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp, trồng cây Đất lâm nghiệp Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
1 Công ty Lâm nghiệp
Ngòi Sảo 2.951,58 2.950,3 1,28
2 Công ty Lâm nghiệp
Cầu Ham 3.416,10 3.414,7 1,4
3 Công ty lâm nghiệp
Vĩnh Hảo 3.842,38 3.835,06 7,32 4 Công ty chè Hùng An 261,66 256,5 5,16 5 Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Mê 5.924,2 5.924,2 6 Ban quản lý rừng phòng hộ Hoàng Su Phì 22.762,4 22.762,4 7 Ban quản lý rừng phòng hộ Yên Minh 7.617,5 7.617,5 8 Ban quản lý rừng phòng hộ Vị Xuyên 15.115,4 15.115,4 9 Ban quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh 15.012 15.012 10 Ban quản lý rừng đặc dụng Bát Đại Sơn 5.039,37 5.039,37
11 Khu bảo tồn thiên
nhiên Chí Sán 5.453,9 5.453,9
12 Ban quản lý rừng đặc
dụng Phong Quang 8.563,05 8.563,05
13 Khu bảo tồn thiên
nhiên Bắc Mê 8.791,79 8.791,79
14
Vườn quốc gia Du Già cao nguyên đá Đồng Văn
15.006 15.006
Tổng cộng 119.742,17 256,5 119.485,67 15,16
(Nguồn: Số liệu điều tra )
Tính đến ngày 31/12/2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 08 đơn vị quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh, trong đó có 01 công ty cổ phần chè Hùng An; 03 Công ty lâm nghiệp; 04 ban quản lý rừng phòng hộ; 06 ban quản lý rừng đặc dụng và vườn quốc gia với tổng diện tích đang quản lý là 119.742,17 ha; trong đó: Đất lâm nghiệp với diện tích 119.485,67ha; đất sản xuất nông nghiệp và đất trồng cây lâu năm với diện tích 256,5ha; đất phi nông nghiệp (đất xây dựng trụ sở, đất sản xuất kinh doanh) với diện tích là 15,16ha.