Dân tộc H'Mông tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 54 - 56)

3.1.1.10. Thực trạng môi trường

Với đặc thù là tỉnh miền núi địa hình chia cắt mạnh nên hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, bạc mầu diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh. Trong một thời gian dài rừng bị tàn phá, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhân dân canh tác nương rẫy trên đất dốc, các biện pháp canh tác không hợp lý nên vào mùa mưa đất bị rửa trôi làm trơ sỏi đá và gây ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay do chưa có điều kiện nên việc đánh giá và lập bản đồ về hiện trạng suy thoái đất chưa được thực hiện để đánh giá chính xác mức độ suy thoái đất trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.1.11.Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2017 (do

năm 2018 tại thời điểm điều tra chưa có niên giám thống kê năm 2018) ước đạt

7,36%, vượt mục tiêu mà Nghị quyết đề ra là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây (năm 2015 tăng 5,3%; năm 2016 tăng 6,56%); trong đó khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 3,48% đóng góp 1,08 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng; khu vực công nghiệp - XDCB tăng 13,85% đóng góp 2,76 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,13% đóng góp 3,14 điểm phần trăm.

- Dân số và nguồn lực lao động: Theo số liệu thống kê, dân số năm 2017 của

tỉnh có 833 nghìn người, mật độ dân số là 105 người/km2; Trên địa bàn tỉnh có 19 đồng bào dân tộc anh em chung sống; đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc H’Mông, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Nùng,....) là 627.380 người chiếm 87,8% dân số của toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số, cư ngụ, sinh sống trên địa bàn tỉnh đông nhất là dân tộc H’Mông chiếm 31,1% dân số của tỉnh.

*. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang

- Các lợi thế và cơ hội phát triển

Hà Giang là một trong những đầu mối giao thông kết nối giữa Việt Nam với nước CHDCND Trung Hoa thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch giữa hai nước nói chung và giữa tỉnh Vân Nam và Hà Giang nói riêng. Thông qua cửa khẩu Thanh Thuỷ, chúng ta có thể khai thác thị trường của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đất rộng, người đông, kinh tế đang trên đà phát triển.

Tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp còn lớn, cho phép phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp tổng hợp, các mô hình kinh tế trang trại, vườn đồi, chăn nuôi gia súc lấy thịt…

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng sắt, chì, kẽm, ăntimon có trữ lượng đủ lớn để khai thác công nghiệp; một số có trữ lượng rất lớn như đá xây dựng, đá vôi,.. là cơ sở để tỉnh phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản ở các mức độ khác nhau.

Tiềm năng phát triển thủy điện với trữ năng thuỷ điện khoảng 700 MW đang bắt đầu khai thác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng của tỉnh cũng như cả nước.

Điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiều danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng; có nền văn hoá đa dạng đặc sắc của 19 dân tộc anh em… có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)