Sông Miện đoạn Hà Giang Quản Bạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 50 - 52)

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Hà Giang là 792.948,3 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 655.717,4 ha, chiếm 82,69 %; sử dụng vào mục đích đất phi nông nghiệp là 32.725,5 ha chiếm 4,13 %; đất chưa sử dụng còn 104.505,4 ha chiếm 13,18% diện tích tự nhiên.

Theo kết quả điều tra, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Hà Giang, gồm có 7 nhóm đất chính gồm:

*Nhóm đất phù sa: Diện tích 14.433,8 ha chiếm 1,84% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh.

* Nhóm đất lầy và than bùn: Diện tích 38,8 ha chiếm tỷ lệ không đáng kể so với diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Bắc Quang.

* Nhóm đất đen: Diện tích 1.028,7 ha chiếm 0,14% diện tích tự nhiên. Nhóm đất đen gồm 2 loại đất: đất đen cacbonat (Rv) ; đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat (RDv)

* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (từ 900- 1.800m): Diện tích 208.684 ha chiếm 26,46% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh.

* Nhóm đất mùn trên núi cao: Nhóm đất này chỉ có 1 loại đất: đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A). Diện tích 6.903,3 ha chiếm 0,88% diện tích tự nhiên. Phân bố ở các huyện Hoàng Su Phì, Vị Xuyên.

* Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Nhóm đất này chỉ có 1 loại đất: Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D). Diện tích 7.847,2 ha chiếm 1% diện tích tự nhiên. Phân bố ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh.

3.1.1.6. Tài nguyên nước + Nước mặt:

Hà Giang tuy có nguồn nước mặt với tổng lượng dòng chảy rất phong phú, nhưng không dồi dào, không cân đối vì không đồng đều cả về thời gian và không gian. Mùa mưa nước ở thượng nguồn sông Lô, sông Gâm, sông Chảy… đổ về, do đó các hồ đập các nhánh sông mương máng các khe suối đều nhiều nước. Vì địa hình cao dốc, mùa khô nước rất khan hiếm, cây trồng thường xuyên bị thiếu nước. Mực nước ngầm sâu, các giếng khoan, giếng đào về mùa khô đều khô hạn, nhất là các huyện vùng cao như: Quản Bạ, Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh là những huyện thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt của con người và cung cấp nước tưới cho cây trồng.

+ Nước ngầm: Nước ngầm ở Hà Giang có 2 dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ

hổng và nước khe nứt.

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Hà Giang năm 2010 có khoảng 524 nghìn ha. Theo kết quả điều tra của ngành lâm nghiệp, hiện tại tài nguyên rừng của tỉnh khá phong phú:

- Rừng giàu với các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmu, hoàng đan, kim giao… tập trung ở một số địa bàn vùng cao, địa hình hiểm trở; một phần diện tích rừng ở Hà Giang hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt.

- Động vật rừng trước đây rất phong phú gồm nhiều loại chim thú quý như vọc đen má trắng, gấu ngựa, báo gấm… nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài

thú quý hiếm bị suy giảm cả về số loài cũng như về cá thể, trong đó nhiều loài đã bị tuyệt diệt.

Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của nhà nước nên diện tích rừng của Hà Giang đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên việc quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đốt nương làm rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn tái diễn, việc quy hoạch rừng và giao rừng cho hộ dân cũng là vấn đề khó khăn về địa bàn quản lý, về kinh phí hỗ trợ… nên chất lượng rừng thấp, chưa đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh hà giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)