Tình hình sâu bệnh hại quế trên địa bàn các xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 76)

TT Sâu

bệnh

Thời điểm

gây hại Mức độ gây hại

Thành phần gây hại Cách phòng trừ 1 Sâu đục thân Thường xuyên Cây bị chết khô cành, thân Sâu

Chặt bỏ cây bị sâu hại nặng. Dùng vôi quét

lên thân cây nhằm ngăn cho sâu đẻ trứng

2 Bệnh đốm lá và khô cành quế Vụ xuân Lá non bị bệnh thường xoăn lại. Cành non bị bệnh thường xuất hiện các đốm hình bầu dục và bị khô héo. Nấm Cắt lá bị bệnh ngay từ khi mới xuất hiện đốm bệnh, đưa ra khỏi rừng và đốt lá bị bệnh để

tránh lây lan. Phun booc đô hoặc benlat để

hạn chế bệnh

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2019)

Qua điều tra cho thấy, quế trồng tại huyện Ba Chẽ là cây trồng ít bị sâu bệnh hại, sâu hại thường gặp là sâu đục thân, tỷ lệ gây hại thấp. Biện pháp phòng trừ: Chặt bỏ cây bị sâu hại nặng. Thời kỳ vũ hóa dùng đất, vôi quét lên

60 Thương buôn Người sản xuất Xuất khẩu qua đường thân cây nhằm ngăn cho sâu đẻ trứng. Khi sâu non đã chui vào thân thì dùng CS2 bịt lỗ sâu đục.

- Trên một số diện tích trồng quế tại huyện Ba Chẽ đã xuất hiện bệnh đốm lá và khô cành quế, bệnh do nấm gây ra khi gặp thời tiết nóng, ẩm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, quả và cành. Trên lá xuất hiện các đốm tròn mày nâu sẫm. Lá non bị bệnh thường xoăn lại. Cành non bị bệnh thường xuất hiện các đốm hình bầu dục và bị khô héo. Biện pháp phòng trừ: Cắt lá bị bệnh ngay từ khi mới xuất hiện đốm bệnh, đưa ra khỏi rừng và đốt lá bị bệnh để tránh lây lan. Phun booc đô hoặc benlat để hạn chế bệnh.

3.2.3. Tiêu thụ sản phẩm quế

3.2.3.1. Thị trường tiêu thụ

Đầu ra cho sản phẩm là một vấn đề quan trọng và được người sản xuất quế quan tâm hàng đầu. Tiêu thụ là khâu quyết định đến nhu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích, sản lượng và sự tồn tại lâu bền của cây quế. Việc thu mua sản phẩm quế trên địa bàn huyện chủ yếu theo hình thức thuận mua vừa bán. Hầu hết các cơ sở chế biến quế, tư thương đều chưa thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh đó việc tổ chức thu gom sản phẩm quế hết sức khó khăn do khoảng cách từ nơi thu hoạch đến nơi tiêu thụ rất xa, các diện tích quế trồng rải rác, phân tán ở nhiều nơi làm gia tăng chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm cao, việc tiêu thụ qua nhiều tầng nấc trung gian nên người sản xuất ít có lãi.

Sản phẩm quế của huyện Ba Chẽ mới chỉ là nguyên liệu thô, thị trường xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch, dẫn đến mức giá bán sản phẩm thấp hơn nhiều hơn so với giá trị thực. Nông dân luôn ở thế bị động, dễ bị rủi ro, ít nắm bắt thông tin thị trường, phụ thuộc nhiều vào thương lái nên thường xuyên bị ép giá.

Vỏ quế tươi, khô của các hộ dân được tiêu thụ theo kênh tiêu thụ sau: Thương

61

* Ưu điểm: Tạo việc làm cho nhiều thành phần kinh tế trên địa bàn huyện. Tổng thu nhập ngành thương mại - dịch vụ của huyện tăng.

* Nhược điểm: Giá bán sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào các thương buôn và qua nhiều kênh tiêu thụ làm lợi nhuận của người sản xuất quế giảm.

3.2.3.2. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ

Trong những năm qua tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ chưa được thực hiện tốt. Hầu như chưa có đơn vị thu mua, chế biến nào tham gia ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo hình thức thuận mua vừa bán. Nguyên nhân chủ yếu là đo:

+ Nông dân sản xuất mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất, chưa tạo ra được các sản phẩm có chất lượng đáp ứng được yêu cầu nhà chế biến. Họ chưa quen với phương thức làm ăn mới, chưa liên kết với các cơ sở thu gom để hình thành vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh nên chưa tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và thiếu tính bền vững.

+ Về phía tư thương: Chưa có đủ nguồn lực để thực hiện việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như chia sẻ lợi ích, rủi ro với nông dân khi giá cả xuống thấp. Công tác thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm thực hiện chưa chính xác, chưa đầy đủ và chưa thỏa mãn được nhu cầu của người sản xuất. Theo khảo sát thực tế thì phần lớn sản phẩm quế của người dân đều do thương lái đứng ra thu mua rồi xuất bán qua đường tiểu ngạch, giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại nơi sản xuất nên gây thiệt thòi cho người trồng quế.

3.2.4. Hiệu quả sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Xét về mặt hiệu quả kinh tế cho thấy, tổng giá trị sản xuất được tạo ra trong một chu kỳ kinh doanh quế (15 năm) là rất lớn, người sản xuất thu được 493.500.000 đồng/ha (bình quân mỗi năm thu được 32.900.000 đồng). Tổng

62

chi phí sản xuất bình quân phải bỏ ra là 71.880.000 đồng/ha, trong đó chi phí trung gian là 21.030.000 đồng và chi phí lao động là 42.500.000 đồng.

Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế sản xuất quế (Tính bình quân cho 1 ha)

TT Chỉ tiêu Ký hiệu ĐVT Giá trị

1 Tổng giá trị sản xuất GO Đồng/ha 493.500.000

2 Tổng chi phí TC Đồng/ha 71.880.000

3 Chi phí trung gian IC Đồng/ha 21.030.000

4 Chi phí lao động IL Đồng/ha 42.500.000

5 Giá trị gia tăng (VA=GO-IC) VA Đồng/ha 474.470.000 6 Hiệu quả sản xuất

- Tổng giá trị sản xuất/ tổng chi phí GO/TC Lần 6,87 - Tỷ suất lợi nhuận VA/TC Lần 6,60 - Tổng giá trị sản xuất/chi phí lao động GO/IL Lần 11,61 - Giá trị gia tăng/chi phí lao động VA/IL Lần 11,16 - Giá trị gia tăng/chi phí trung gian VA/IC Lần 22,56

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2019)

Giá trị gia tăng người trồng quế tạo ra được là 474.470.000 đồng/ha. So sánh giữa tỷ lệ sinh lợi GO/TC là 6,87 lần, giá trị gia tăng/tổng chi phí (VA/TC) là 4,39 lần. So sánh hiệu quả giữa giá trị sản xuất với lao động (GO/IL) là 11,61 lần và giá trị gia tăng/chi phí lao động (VA/IL) là 11,61 lần, giá trị gia tăng so với chi phí trung gian (VA/IC) là 22,56 lần. Như vậy giá trị ngày công lao động của người trồng quế rất cao, tuy nhiên do mức đầu tư ban đầu cũng khá cao nên không phải hộ nông dân nào cũng có đủ nguồn lực để đầu tư sản xuất quế, mặc dù họ biết là lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so với cây trồng lâm nghiệp khác như cây Keo, Bạch đàn nhưng do thiếu vốn và giá bán sản phẩm không ổn định nên họ chưa mạnh dạn để đầu tư.

63

3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và nguyện vọng của người dân sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh của người dân sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Bảng 3.9. Phân tích SWOT sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Điểm mạnh

1. Là cây trồng bản địa của huyện.

2. Huyện Ba Chẽ có diện tích đất lâm nghiệp lớn.

3. Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu phù hợp.

4. Thu nhập từ cây quế cao hơn các loại cây lâm nghiệp khác

5. Người dân có kinh nghiệm trồng quế

6. Là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp, chế biến

Điểm yếu

1. Giá cả không ổn định, chủ yếu xuất bán qua đường tiểu ngạch, thị trường phụ thuộc lớn nước ngoài.

2. Chu kỳ sinh trưởng dài (trên 15 năm mới cho thu hoạch)

3. Sản lượng không ổn định, phụ thuộc nhiều vào giống, điều kiện chăm sóc, đất đai, khí hậu.

4. Người dân thiếu kiến thức chăm sóc quế; khả năng áp dụng KH&CN hạn chế

5. Thiếu vốn đầu tư, chưa xây dựng được nhà máy chế biến sản phẩm quế

Cơ hội

1. Nhu cầu sử dụng ngày càng cao, được nhiều ngành, lĩnh vực sử dụng (dược liệu, gia vị…).

2. Xu thế thị trường mở rộng.

3. Có chính sách vay vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp nông thôn.

4. KH&CN ngày càng phát triển, -> công nghệ chiết xuất tinh dầu ngày càng cải tiến -> Nâng cao giá trị sản xuất.

5. Công nghệ lai tạo giống ngày càng phát triển

Thách thức

1. Thị trường tiêu thụ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài

2. Vốn đầu tư cho công nghệ chế biến cao

3. Thị trường hàng hóa đa dạng, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm

64

3.3.2. Nguyện vọng của người dân sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

Trong quá trình sản xuất quế bên cạnh những thuận lợi thì hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn và có những nguyện vọng về chính sách nhà nước hỗ trợ giúp nông dân trong quá trình sản xuất quế đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)