Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 29)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất quế tại huyện Văn Yên, tỉnh yên Bái

Huyện Văn Yên hiện có gần 50.000 ha diện tích đất trồng quế. Với khí hậu và đất đai phù hợp cây quế sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt hàm lượng tinh dầu cao nên Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên; sản phẩm quế vỏ cũng được Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Văn Yên. Từ đó uy tín trên thị trường trong và ngoài nước của cây quế Văn Yên được nâng cao, thị trường quế ổn định, giá bán các sản phẩm quế tăng gần gấp 2 lần so với những năm trước.

Theo người dân nơi đây, cây quế trồng từ 4-6 năm bắt đầu cho khai thác tỉa thưa, mỗi năm có 2 vụ khai thác, vụ tháng 3 và vụ tháng 8. Theo kinh nghiệm của đồng bào người Dao, đây là 2 thời điểm quế dễ bóc vỏ, thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển và bảo quản.

18

Mỗi năm, huyện Văn Yên xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn vỏ quế khô các loại, sản lượng cành lá quế khoảng 63.000 tấn/năm, sản lượng tinh dầu khoảng 300 tấn/năm, sản lượng gỗ quế gần 51.000 m3/năm. Nhiều hộ gia đình người Dao có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ trồng quế, hàng nghìn gia đình có cuộc sống ổn định và trở nên giàu có nhờ cây quế. Nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm trên 700 tỷ đồng. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tạo đà cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

Hiện toàn huyện có 200 ha quế hữu cơ, để đạt chuẩn quế hữu cơ người dân phải trồng, chăm sóc hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì nhiêu của đất và đa dạng sinh học; không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, phân bón tổng hợp… Đây cũng là cơ hội, động lực giúp người dân Văn Yên nâng cao vị thế cây quế, tạo dựng, nâng tầm thương hiệu quế Văn Yên có chỗ đứng vững chắc và vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thời gian tới, huyện Văn Yên tiếp tục vận động người dân trồng quế theo vùng quy hoạch, sản xuất theo hướng hữu cơ, hướng người dân làm nông nghiệp xanh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, huyện khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm quế gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại địa phương; xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm từ quế; tư vấn, hỗ trợ, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chế biến sâu các sản phẩm quế đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp.

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất quế tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Cây quế từ bao đời nay đã trở thành cây trồng truyền thống mang lại thu nhập chính cho đồng bào Cor Trà Bồng. Nó phủ khắp đại ngàn, nương rẫy ai nấy đều có, được ví như cây “xóa nghèo” đắc lực cho người dân nơi đây.

19

Tuy nhiên, thực tế chung cho thấy diện tích trồng quế ở địa phương này còn khá manh mún, nhỏ lẻ, chưa cân xứng với tiềm năng sẵn có. Các nông hộ vẫn chủ yếu duy trì lối canh tác thủ công, lạc hậu chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sự đột phá lớn trong sản xuất; chưa quan tâm nhiều đến việc thâm canh tăng năng suất nên chất lượng sản phẩm làm ra chưa chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Họ không chú trọng việc trồng giống quế thuần mà ưu tiên chọn giống ngoại lai có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn (thường thì từ 5-7 năm) để sớm cho thu hoạch. Từ đó, vô tình đẩy giống quế bản địa vào thế khó cạnh tranh.

Để góp phần xây dựng, phát triển thương hiệu, tạo đầu ra ổn định cho cây Quế ; đồng thời nâng cao mức sống cho người dân, tạo công ăn việc làm ổn định, hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái, huyện Trà Bồng đã tính toán đến chuyện đầu tư mở rộng vùng chuyên canh cây quế trên địa bàn, trong giai đoạn 5 năm (2016- 2020). Mục tiêu của dự án là đến năm 2020 nâng tổng diện tích trồng quế toàn huyện lên 2.800ha, trong đó hơn 1.780ha vùng chuyên canh; hằng năm cung ứng ra thị trường hơn 3.100 tấn vỏ quế và 4.200 tấn cành, lá.

Hỗ trợ 100% chi phí giống và 100% chi phí phân bón là phương án đầu tư được huyện lựa chọn để thực hiện. Theo đó, nhà nước sẽ hỗ trợ về giống, phân bón, đầu tư xây dựng đường lâm sinh, xây dựng vườn ươm giống quế, tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất quế, xây dựng mô hình trình diễn… Về phía nông dân trong vùng dự án có trách nhiệm tự đầu tư công lao động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế và được hưởng lợi toàn bộ giá trị đem lại từ rừng quế.

Bình quân dự án sẽ trồng 343ha quế/năm. Ba giống quế được huyện chọn trồng là giống quế Trà Bồng, Thanh Hóa và Lạng Sơn, trong đó vẫn ưu tiên cơ cấu giống bản địa, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng giống quế Trà Bồng đạt trên 80%. Bên cạnh đó, quế sẽ được trồng xen canh với 200 ngàn cây

20

dứa (giống Queen) trên diện tích khoảng 100ha ở những khu vực đất đai tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới theo hình thức lấy ngắn nuôi dài.

Để phục vụ tốt cho dự án, huyện Trà Bồng đã đầu tư xây dựng vườm ươm với quy mô 1 ha tại thôn 3, xã Trà Thủy đảm bảo cung ứng 1,9 triệu cây giống có chất lượng. Huyện cũng đầu tư xây dựng 23,7 km đường lâm sinh gồm 11 tuyến, trong đó lồng ghép từ Chương trình xây dựng nông thôn mới là hơn 10 km; mở 21 lớp tập huấn kỹ thuật tại 7 xã thuộc vùng dự án, bình quân mỗi lớp khoảng 50 lượt người tham gia.

Cùng với đó, huyện đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và tác dụng của tổ hợp tác sản xuất, khuyến khích họ tham gia để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc thành lập tổ hợp tác còn giúp các thành viên trong tổ yên tâm sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; đảm bảo phát triển bền vững, giúp cho các thành viên trong tổ mạnh dạn ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, không bị thương lái ép giá.

Huyện chủ trương thành lập Hội Quế Trà Bồng làm đại diện hợp pháp cho người trồng quế, làm cầu nối giữa các cơ quan nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp trong việc sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế. Ngoài ra, hội còn có nhiệm vụ thông tin giá cả, kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm soát nhãn mác, đồng thời phát hiện, xử lý đối với những trường hợp vi phạm nhãn mác trên thị trường…nhằm duy trì và phát triển thương hiệu Quế Trà Bồng. Huyện còn kêu gọi sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp chế biến vào lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu. Xây dựng mô hình liên kết giữa sản xuất với chế biến quế bằng hợp đồng...

Toàn bộ sản lượng quế thu hoạch nằm trong vùng dự án sẽ cung cấp cho các nhà máy chế biến như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hương Quế Trà Bồng; Nhà máy tinh dầu quế Trà Bồng; các cơ sở chế biến quế nhỏ lẻ và các

21

thương lái trong và ngoài tỉnh. Hiện các cơ sở, đơn vị này đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nguyên liệu để phục vụ cho việc chế biến phục vụ xuất khẩu. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển mạnh thương hiệu quế Trà Bồng trong tương lai.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh về phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững

Một là: Chính quyền các địa phương cần chỉ đạo nông dân trồng quế đúng vùng quy hoạch; Việc liên kết sản xuất giữa nông dân với doanh nghiệp cũng cần được đẩy mạnh; Cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân trong việc phát triển vùng nguyên liệu quế hữu cơ của huyện;

Hai là: Cần quản lý chặt chẽ nguồn giống quế, tổ chức các lớp chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến các sản phẩm từ quế, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trên cây quế, mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tham gia sản xuất quế theo hướng bền vững ...

Ba là: Phải tạo được sự liên kết, phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan, chính quyền cấp cơ sở; kết nối, có sự tham gia của doanh nghiệp có năng lực đầu tư, năng lực sản xuất; chú trọng nâng cao nhận thức về sản xuất, kinh doanh cho nông dân theo kịp yêu cầu của thị trường; thành lập các hợp tác xã để đảm bảo tư cách pháp nhân; sản xuất theo quy trình, dây chuyền hiện đại, phương thức quản lý khoa học…

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.3.1. Các tài liệu và công trình nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp bền vững

- Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản (2001), Dự án sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ¸TCLN, số 3/2001.

- Nguyễn Thị Miền (2015), Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Chuyên ngành kinh tế phát triển, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

22

bền vững trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

1.3.2. Công trình nghiên cứu về sản xuất cây quế bền vững

- Trần Cửu, (1983), Vấn đề phát triển cây Quế ở huyện Trà Bồng. Tạp chí Lâm nghiệp, 9.

- Phạm Xuân Hoàn (2001), Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng quế (C.cassia Blume) tại tỉnh Yên Bái, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, 2001.

- Lê Đình Khả và cộng sự (2003), Chọn giống Quế có năng suất tinh dầu cao. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 10.

- Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006), Chọn và nhân giống Quế (C. cassia. Bl). Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2002-2006. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

1.4. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn

Việc nghiên cứu tổng quan tài liệu đã giúp tác giả có thêm kiến thức và phương pháp trong quá trình thực hiện luận văn.

Từ những kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển cây quế nêu trên, cho thấy các công trình nghiên cứu về cây quế ở nước ta khá đa dạng, phong phú và toàn diện. Các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau, đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong việc nghiên cứu, phát triển cây quế. Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu về sự phát triển của cây quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh nhưng thông qua các nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả phương pháp tiến hành, kinh nghiệm tổng kết thực tiễn trong quá trình nghiên cứu về phát triển sản xuất cây quế, từ đó tác giả có thể đưa ra các giải pháp để phát triển cây quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

23

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 80 km theo đường quốc lộ 18A hướng Hạ Long đi Móng Cái. Huyện Ba Chẽ có toạ độ địa lý và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

Độ vĩ Bắc từ 2107'40" đến 21023'15"

Độ kinh Đông từ 106058'5" đến 107022'00" Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn

Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả Phía Đông giáp huyện Tiên Yên

Phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành các thung lũng hẹp. Độ cao trung bình từ 300 - 500 m so với mực nước biển. Độ dốc trung bình từ 20 - 250.

2.1.1.3. Khí hậu

Ba Chẽ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh khu vực miền Đông, khí hậu của Huyện có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình giao động từ 12 -160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.

24

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất và tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077 mm, nhỏ nhất là 1.086 mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo thành hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.

- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 2000 mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp. Vì thế mùa mưa kéo dài và khi xẩy ra mưa cục bộ với thời gian dài và lượng mưa tập trung thì xuất hiện lũ dầu nguồn gây thiệt hại từ thượng lưu đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

- Bão: hàng năm bão xuất hiện từ tháng 6, 7, 8, 9. Trung bình có 3 - 4 cơn bão ảnh hưởng tới Ba Chẽ, gây ra mưa nhiều làm xuất hiện lũ lớn như năm 2008 vừa qua.

2.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông suối của huyện Ba Chẽ chịu ảnh hưởng sự chia cắt của địa hình đã hình thành nên hệ thống sông suối chằng chịt.

Sông Ba Chẽ là con sông lớn nhất trong hệ thống sông suối của Huyện được bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây Bắc chạy dọc theo các xã rồi đổ ra

25

biển. Vùng ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của Sông Ba Chẽ là thị trấn Ba Chẽ và vùng hạ lưu. Do trực tiếp ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều nên những thời kỳ triều cường kết hợp với mưa lớn ở thượng lưu thường gây lũ lụt, cốt ngập lụt thấp nhất là +6m. Ngoài ra còn hệ thống các sông, suối nhỏ như:

Sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm theo hướng Bắc đổ về sông Ba Chẽ, đây là nhánh sông đầu nguồn chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)