Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.3.1. Các tài liệu và công trình nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp bền vững

- Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản (2001), Dự án sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ¸TCLN, số 3/2001.

- Nguyễn Thị Miền (2015), Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Chuyên ngành kinh tế phát triển, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

22

bền vững trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

1.3.2. Công trình nghiên cứu về sản xuất cây quế bền vững

- Trần Cửu, (1983), Vấn đề phát triển cây Quế ở huyện Trà Bồng. Tạp chí Lâm nghiệp, 9.

- Phạm Xuân Hoàn (2001), Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng quế (C.cassia Blume) tại tỉnh Yên Bái, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, 2001.

- Lê Đình Khả và cộng sự (2003), Chọn giống Quế có năng suất tinh dầu cao. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 10.

- Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006), Chọn và nhân giống Quế (C. cassia. Bl). Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2002-2006. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

1.4. Đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận văn

Việc nghiên cứu tổng quan tài liệu đã giúp tác giả có thêm kiến thức và phương pháp trong quá trình thực hiện luận văn.

Từ những kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp bền vững và phát triển cây quế nêu trên, cho thấy các công trình nghiên cứu về cây quế ở nước ta khá đa dạng, phong phú và toàn diện. Các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau, đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong việc nghiên cứu, phát triển cây quế. Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu về sự phát triển của cây quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh nhưng thông qua các nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả phương pháp tiến hành, kinh nghiệm tổng kết thực tiễn trong quá trình nghiên cứu về phát triển sản xuất cây quế, từ đó tác giả có thể đưa ra các giải pháp để phát triển cây quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

23

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 80 km theo đường quốc lộ 18A hướng Hạ Long đi Móng Cái. Huyện Ba Chẽ có toạ độ địa lý và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

Độ vĩ Bắc từ 2107'40" đến 21023'15"

Độ kinh Đông từ 106058'5" đến 107022'00" Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn

Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả Phía Đông giáp huyện Tiên Yên

Phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành các thung lũng hẹp. Độ cao trung bình từ 300 - 500 m so với mực nước biển. Độ dốc trung bình từ 20 - 250.

2.1.1.3. Khí hậu

Ba Chẽ nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh khu vực miền Đông, khí hậu của Huyện có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình giao động từ 26 - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình giao động từ 12 -160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.

24

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất và tháng 3, 4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285 mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077 mm, nhỏ nhất là 1.086 mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo thành hai mùa trái ngược nhau là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.

- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 2000 mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp. Vì thế mùa mưa kéo dài và khi xẩy ra mưa cục bộ với thời gian dài và lượng mưa tập trung thì xuất hiện lũ dầu nguồn gây thiệt hại từ thượng lưu đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

- Bão: hàng năm bão xuất hiện từ tháng 6, 7, 8, 9. Trung bình có 3 - 4 cơn bão ảnh hưởng tới Ba Chẽ, gây ra mưa nhiều làm xuất hiện lũ lớn như năm 2008 vừa qua.

2.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống sông suối của huyện Ba Chẽ chịu ảnh hưởng sự chia cắt của địa hình đã hình thành nên hệ thống sông suối chằng chịt.

Sông Ba Chẽ là con sông lớn nhất trong hệ thống sông suối của Huyện được bắt nguồn từ các dãy núi phía Tây Bắc chạy dọc theo các xã rồi đổ ra

25

biển. Vùng ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ văn của Sông Ba Chẽ là thị trấn Ba Chẽ và vùng hạ lưu. Do trực tiếp ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều nên những thời kỳ triều cường kết hợp với mưa lớn ở thượng lưu thường gây lũ lụt, cốt ngập lụt thấp nhất là +6m. Ngoài ra còn hệ thống các sông, suối nhỏ như:

Sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm theo hướng Bắc đổ về sông Ba Chẽ, đây là nhánh sông đầu nguồn chính của sông Ba Chẽ.

Sông Đoáng bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ.

Sông Làng Cổng bắt nguồn từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ.

Suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ. Suối Khe Lọng bắt nguồn từ phía Bắc xã Thanh Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ.

Suối Khe Nháng cũng bắt nguồn từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác. a. Tài nguyên nước.

Ba Chẽ có hệ thống sông suối chằng chịt vì thế tạo nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống mương dẫn nước tưới cho lúa và hoa mầu. Ngoài lượng nước mặt trên các con sông suối, Ba Chẽ còn có nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt.

Trong những năm gần đây do việc khai thác rừng cạn kiệt đã tàn phá thảm thực vật đầu nguồn làm giảm khả năng điều tiết nguồn nước giữa các mùa trong năm, đồng thời chịu ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu đã phần nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên nước của địa phương. Đó là tình trạng thiếu nước về mùa khô và dư thừa nước về mùa mưa.

26

Nhìn chung, trữ lượng nước của Ba Chẽ khá dồi dào, chất lượng nước đảm bảo, độ pH trung tính phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các con sông suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.

b Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của Ba Chẽ để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo.

- Diện tích đất có rừng năm 2019 của huyện như sau:

+ Diện tích đất rừng sản xuất: 48.844 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 45.083,8 ha.

+ Diện tích đất phòng hộ: 7.847,2 ha, trong đó diện tích đất có rừng phòng hộ là 6.420,3 ha.

Rừng tự nhiên ở Ba Chẽ phát triển rất phong phú về chủng loại với nhiều loài cây gỗ có giá trị cao về kinh tế và giá trị về đa dạng sinh học như các loài: Lim xanh, dẻ gai, dẻ đá, trám, sến, táu...

Rừng còn là nơi phân bố của các loài tre nứa phục hồi sau khai thác có thể khai thác làm nguyên liệu công nghiệp giấy, làm ván sàn tre và xây dựng. Ngoài ra rừng còn khá phong phú về các loại lâm sản phụ có giá trị cao làm dược liệu như: Ba Kích, Đẳng Sâm, Sa Nhân, .... và các loại song mây, ràng ràng làm nguyên liệu cho ngành mây tre đan xuất khẩu.

Trên diện tích đất trống đồi núi trọc nhiều vùng có khả năng phát triển trồng rừng và các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây sưa, dó bầu....

c) Đất đai, thổ nhưỡng

Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh của Trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 3 nhóm đất chính. Cụ thể như sau:

27

* Nhóm đất phù sa (P) - FLUVISOLS (FL):

- Đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông. Đất phù sa phân hoá theo mẫu chất, điều kiện địa hình và hệ thống sử dụng đất. Nhóm đất này phân bố khắp các xã của huyện nhưng tập trung nhiều ở các xã Đồn Đạc, Nam Sơn, Thị trấn Ba Chẽ. Đất phù sa có diện tích 1.768,55 ha chiếm 2,91% tổng diện tích tự nhiên của huyện

- Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét, cấp hạt cát có tỷ lệ từ 16,91 - 27,18%, cấp hạt sét từ 23,87- 41,23%, còn lại là cấp hạt limon. Đất có phản ứng từ chua đến chua vừa pHKCl 4,55-5,42. Hàm lượng mùn tầng mặt trung bình (1,95%), các tầng dưới đều nghèo (<1%). Đạm tổng số tầng mặt trung bình (0,134%), các tầng dưới nghèo; Lân tổng số tầng mặt khá (0,17%), các tầng dưới nghèo (0,021-0,036%); Kali tổng số ở các tầng đều thấp (0,53- 0,61%). Lân dễ tiêu tầng mặt trung bình (8,6 mg/100g đất), các tầng dưới rất nghèo (<5mg/100g đất); kali dễ tiêu ở các tầng đều rất nghèo (2,5- 5,4mg/100g đất).Tổng lượng Cation kiềm trao đổi từ rất nghèo đến nghèo (1,6-5,4meq/100g đất), dung tích hấp thu (CEC) từ nghèo đến trung bình (6,34-11,43 meq/100g đất).

* Nhóm đất vàng đỏ (F) - ACRISOLS (AC)

- Đất vàng đỏ chiếm diện tích lớn 59.068,79 ha chiếm 97,06% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ rộng hầu hết ở các xã trong huyện. Gồm các loại đất:

+ Đất vàng đỏ điển hình - Hapli Ferralic Acrisols + Đất vàng đỏ đá sâu - Endo lithi Ferralic Acrisols

+ Đất vàng đỏ đá lẫn nông - Epi Skeleti Ferralic Acrisols

- Đây là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic) với khả năng trao đổi cation < 24meq/100g đất và độ no bazơ < 50%, tối thiểu là ở một phần của tầng B thuộc độ sâu 0-120 cm, không có tầng E đột ngột ngay ở trên một tầng có tính thấm chậm. Đất có phản ứng chua đến ít chua (pHKCl từ 4,72-5,05). Cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu thấp (tương ứng 7,7 meq/100g đất và < 19

28

meq/100g đất). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt đạt từ khá đến giàu (2,47-3,08%), xuống sâu hàm lượng mùn giảm dần. Đạm tổng số trung bình đến giàu (0,169-0,236%) và giảm nhanh xuống tầng dưới. Kali tổng số và dễ tiêu trung bình (tương ứng 1,29-2,22% và 9,7-18,6 mg/100g đất). Lân tổng số trung bình (0,06-0,08%), lân dễ tiêu nghèo (4,3-8,2 mg/100g đất).

Tuy nhiên đất vàng đỏ phân bố ở những khu vực có địa hình dốc nên trong quá trình khai thác, sử dụng đất cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm cho đất vào mùa khô và cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất.

* Nhóm đất nhân tác (NT) - ANTHROSOLS (AT)

Đất nhân tác là đất hình thành do tác động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang.

- Đất có sự thay đổi về chế độ nhiệt, chế độ không khí, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và hàng loạt đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên. Tầng đất từ 0-40 cm thường bị glây và hàm lượng hữu cơ cao hơn các tầng dưới. Tuy nhiên, ở các tầng đất sâu hơn 50cm thường chua hoặc ít bị xáo trộn, nên còn giữ được đặc trưng của mẫu chất ban đầu.

Tuy nhiên đây là loại đất tốt ở địa hình bằng thoải, hầu hết có độ phì nhiêu khá, gần nguồn nước; rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất có phản ứng của đất chua pHKCl từ 4,5-4,6 và có sự thay đổi lớn giữa các tầng đất. Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt từ 1,27-1,55%, xuống các tầng dưới hàm lượng hữu cơ giảm nhanh. Đạm tổng số trung bình (0,1-0,15% ở lớp đất mặt), ở các tầng dưới đạm tổng số giảm. Lân tổng số trung bình từ 0,06-0,1%, lân dễ tiêu nghèo 4 - 10 mg/100g đất. Kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Lượng canxi và manhe trao đổi rất thấp dưới 2,0 meq/100g đất. Dung tích hấp thu (CEC) từ 10-14,7 meq/100g đất, thành phần cơ giới thường là thịt trung bình, tỷ lệ sét vật lý đạt trên 40%.

29

- Hướng sử dụng và cải tạo: Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi thích hợp trồng lúa nước và hoa màu, để ngăn cản tình trạng đất bị hình thành tầng glây hoặc kết von chặt cần có hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước thường xuyên để trồng 2 vụ lúa hoặc thêm 1 vụ rau màu..

* Đất đai theo công dụng kinh tế

Bảng 2.1. Đất đai phân theo công dụng kinh tế giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2019/2017 (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 60.651,25 60.651,25 60.651,25 100,00 I. Đất nông nghiệp 54.284,32 55.323,11 55.713,15 102,63

1. Đất sản xuất nông nghiệp 2.052,26 2.056,48 1.949,40 94,99

1.1. Đất trồng cây hàng năm 1.461,47 1.461,29 1.564,70 107,06 1.2. Đất trồng cây lâu năm 590,79 595,19 384,70 65,12

2. Đất lâm nghiệp 52.175,15 53.209,72 53.497,30 102,53 2.1. Đất rừng sản xuất 46.174,58 47.209,15 46.045,30 99,72 2.2. Đất rừng phòng hộ 6.000,57 6.000,57 7.451,90 124,19 2.3. Đất rừng đặc dụng - - - - 3. Đất nuôi trồng thủy sản 53,51 53,51 54,15 101,20 4. Đất nông nghiệp khác 3,40 3,40 212,30 6.244,12

II. Đất phi nông nghiệp 1.538,39 1.538,81 1.998,10 129,88

1. Đất ở 127,89 128,30 332,40 259,91

2. Đất chuyên dùng 490,53 490,50 560,30 114,22 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 5,12 5,11 4,30 83,98 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 96,73 96,80 107,30 110,93 5. Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng 818,12 818,10 993,80 121,47

III. Đất chưa sử dụng 4.828,54 3.789,33 2.940,00 60,89

30

Qua biểu 2.1 ta thấy, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 60.651,25 ha, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp có sự biến động theo chiều hướng tăng từ 54.284,32 ha lên 55.713,15 ha do diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tăng lên sau kiểm kê rừng.

- Diện tích đất phi nông nghiệp biến động tăng, trong đó đất ở tăng từ 127,89 ha lên 332,4 ha do quá trình đô thị hóa.

- Đất chưa sử dụng giảm từ 4.828,54 ha xuống còn 2.940 ha. Diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)