Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 54)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

a) Chọn địa điểm nghiên cứu: Tại Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. - Lý do:

+ Huyện Ba Chẽ có diện tích trồng quế lớn thứ 4 tại tỉnh Quảng Ninh; + Nhân dân trên địa bàn huyện đã sản xuất quế từ nhiều năm trước, do đó đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất quế.

+ Tác giả đang công tác tại huyện Ba Chẽ nên rất am hiểu về tình hình phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn, trình độ sản xuất quế của nhân dân, do đó rất thuận lợi cho công tác thu thập số liệu điều tra.

b) Chọn xã đại diện làm điểm nghiên cứu:

- Chọn 03 vùng sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ đó là xã Đồn Đạc, xã Thanh Sơn và xã Lương Mông.

- Lý do:

+ 03 xã trên có diện tích trồng quế nhiều nhất huyện Ba Chẽ.

+ Đại diện cho vùng sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của quế.

+ Đã có diện tích cho thu hoạch sản phẩm, đời sống nhân dân được nâng lên sau khi thu hoạch và bán sản phẩm quế.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được nghiên cứu trước đó; Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách về phát triển sản xuất của tỉnh, Trung ương, từ cơ quan tổ chức, các báo cáo tổng kết từ Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Ba Chẽ, Niên giám Thống kê huyện Ba Chẽ và từ nguồn Internet thu thập chủ yếu những thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện và tình hình sản xuất, diện tích trồng - thu hoạch, sản lượng quế qua các năm từ 2017-2019.

43

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp...

Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (chi cục thống kê), các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong huyện, xã và các hộ sản xuất quế.

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra xu hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất quế nguyên liệu.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Số mẫu cần khảo sát: Chọn hộ nông dân điều tra, phỏng vấn tại 03 xã theo phương pháp SLOVIN: tổng số hộ trồng quế N = 893 hộ, sai số e = 10%, số hộ cần điều tra n= 90 hộ.

Chọn hộ điều tra: Phải đảm bảo tính khách quan, đại diện cho các mô hình sản xuất ở từng vùng, chọn ngẫu nhiên 40 hộ có diện tích trồng quế tại xã Đồn Đạc, 20 hộ tại xã Lương Mông và 30 hộ tại Thanh Sơn để điều tra và suy rộng ra toàn huyện. Số lượng mẫu điều tra được phân chia như sau:

Bảng 2.5. Phân loại số lượng mẫu chọn điều tra năm 2019

STT Địa điểm điều tra Tổng số (hộ) Mẫu chọn (hộ)

1 Xã Đồn Đạc 402 40

2 Xã Lương Mông 196 20

3 Xã Thanh Sơn 295 30

Tổng 893 90

44

Qua đó chọn số lượng hộ điều tra dựa vào danh sách các hộ trong thôn bản, chọn ngẫu nhiên số hộ cần điều tra theo danh sách sau đó trực tiếp đến phỏng vấn từng hộ.

Bảng 2.6. Phân chia hộ theo diện tích

Phân loại hộ Số hộ Diện tích quy ước (ha)

Hộ ít 25 Từ 0,5 ha đến 1,5 ha

Hộ trung bình 45 Từ 1,5 ha đến 3,0 ha

Hộ nhiều 20 > 3,0 ha

Cộng 90

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)

Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất quế, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển sản xuất quế trong tương lai.

Nội dung của phiếu điều tra gồm các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của các chủ hộ; Các nguồn lực của hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn, tình hình sản xuất quế… những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác đầy đủ vào phiếu điều tra.

2.3.2.3. Phương pháp SWOT

Đây là phương pháp nhằm giúp cộng đồng có thể tự tìm ta các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương nơi họ đang sinh sống.

Từ những kết quả phân tích đó có thể đề xuất hoặc đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai.

45

2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

2.3.3.1. Phương pháp phân tích số liệu a) Phương pháp tổng quan lịch sử:

Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực liên quan đến đề tài hoặc nội dung nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng sản xuất quế tại huyện Ba Chẽ. Đồng thời, phương pháp này giúp chúng tôi định hướng các giải pháp cho tương lai.

b) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh để xác định xu hướng và biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

c) Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh quế của các tác nhân cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Phương pháp này được tôi sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế tại huyện Ba Chẽ.

2.3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập, chi phí, hiệu quả cần được tổng hợp, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính Excel, chính xác và đạt hiệu quả cao.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất

- Diện tích, năng suất, sản lượng quế qua các năm; - Chi phí đầu tư cho sản xuất quế;

46

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế

* Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất;

- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường một năm), đây là tổng thu của hộ.

GO = ∑Q*P Trong đó: Q: là khối lượng sản phẩm

P: là giá của sản phẩm.

- Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá tình sản xuất kinh doanh của từng cá nhân. Chi phí trung gian được thể hiện qua công thức sau:

IC=∑ Cj*Gj

Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j. Gj: đơn giá đầu vào thứ j.

Trong trồng quế Cj là: Giống, phân bón, công phun thuốc bảo vệ thực vật, tiền thuốc BVTV, chi phí khác (tiền thuê lao động thu hoạch, tiền công vận chuyển phân bón và thuốc trừ sâu, tiền làm đất, công cụ dụng cụ sản xuất, bảo vệ,...). Gj là: Đơn giá các chi phí trung gian trong sản xuất quế.

- Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là phần giá trị gia tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức:

VA=GO-IC

Các bộ phận của giá trị gia tăng VA bao gồm:

Chi phí công lao động (W): W là một bộ phận của giá trị gia tăng. Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài tôi sử dụng đơn giá tính ngày công lao động do người dân cung cấp.

47

Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Do trong trồng quế TSCĐ có giá trị không lớn nên tôi không tính phần khấu hao TSCĐ vào đề tài.

- Lợi nhuận:

TPr = GO-TC Trong đó: GO là giá trị sản xuất

TC là tổng chi phí

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau, phương pháp thường dùng là:

- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC

Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lại được bao nhiêu giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao.

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): Tỷ xuất GTGT theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức:

TVA=VA/IC

Qua chỉ tiêu này cho thấy: Cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng GTGT, TVA càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng có hiệu quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất.

+ Tỷ xuất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian (TTPr): TTPr =TPr/IC

- Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động

Năng suất lao động: Là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong một đơn vị thời gian.

48

Năng suất lao động = GO/CLĐ

Về phương pháp tính toán: Đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán chính xác được công lao động người ta quy đổi từ mỗi ngày công theo quy định 8 giờ làm việc bằng một công lao động.

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLĐ + Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: TPr/CLĐ

- Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động là để nâng cao thu nhập, số việc làm được tạo ra bởi phát triển sản xuất quế.

- Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân. - Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình...Số hộ nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên do phát triển sản xuất quế.

- Góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng.

2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo.

- Giải quyết việc làm cho người lao động. - Thu nhập và đời sống các hộ trồng quế.

2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

- Tình hình sử dụng đất.

49

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Thực trạng sản xuất quế

Quế là một loại cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG) cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu quế hiện đã không còn dồi dào. Nhất là hiện nay, người dân chuyển sang trồng cây keo nhiều hơn cây quế, do cây keo sớm thu lợi nhuận hơn (chỉ khoảng 4-5 năm là thu hoạch). Vì lợi ích trước mắt, người trồng quế đã tự thu hẹp diện tích trồng, làm giảm sản lượng sản phẩm.

Do hạn chế của nền sản xuất tự cung tự cấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, quảng canh, chủ yếu là lao động thủ công bằng chân tay nên sản xuất quế vẫn nằm trong tình trạng nhỏ bé, phân tán, năng suất chất lượng lao động thấp, kỹ thuật cũng đang dừng lại ở những kinh nghiệm truyền thống.

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất quế còn quá nghèo nàn: công cụ sản xuất thô sơ, thiếu thiết bị và cơ sở để chế biến quế, thiếu sân phơi, thiếu kho chứa hàng, thiếu bao gói sản phẩm bởi vậy sản phẩm rất dễ bị mục, mốc, chất lượng không cao.

Chất lượng lao động trên địa bàn huyện không cao, đặc biệt là lao động thời vụ, năng suất lao động thấp, rất hạn chế đến tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất quế. Hệ thống kinh tế thị trường trong kinh doanh quế chưa phát triển, chưa gắn kết được sản xuất và thị trường, thông tin thị trường về quế còn yếu và chậm.

Ngoài ra, cây quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ bị bệnh tua mực và các loại bệnh khác như: Bệnh đốm lá, khô đọt, thán thư, sâu khô đọt... gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất cây quế. Cây quế chủ yếu nhiễm bệnh từ 3 năm tuổi trở lên. Giống quế bản địa là một loại quế có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao đang bị thoái hoá, nên nếu không có chủ trương,

50

chính sách bảo tồn, cải tạo rừng quế bản địa thì sản lượng, đặc biệt là chất lượng sẽ giảm trong những năm sắp tới... Vì vậy cần phải có biện pháp hỗ trợ và phát triển toàn diện để đem lại năng suất và hiệu quả cho sản xuất quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

3.1.2.1. Diện tích

Bảng 3.1. Diện tích trồng quế hiện có trên địa bànhuyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: ha

STT Đơn vị Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Xã Lương Mông 92,2 90,1 93,4 2 Xã Minh Cầm 4,6 4,6 4,6 3 Xã Đạp Thanh 45,3 42,6 37,8 4 Xã Thanh Lâm 22,5 18,5 16,4 5 Xã Thanh Sơn 180,4 162,0 145,0 6 Xã Nam Sơn 3,1 3,1 3,1 7 Xã Đồn Đạc 349,9 331,4 327,2 8 Thị trấn Ba Chẽ 2,9 2,9 2,9 Tổng 700,9 655,2 630,4

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Ba Chẽ, năm 2019)

Qua bảng 3.1 ta thấy, quế được trồng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Xã có diện tích trồng quế lớn nhất là xã Đồn Đạc với diện tích 327,2 ha năm 2019, chiếm 51,9% tổng diện tích trồng quế toàn huyện. Diện tích trồng quế thấp nhất là thị trấn Ba Chẽ với 2,9 ha năm 2019, chiếm 0,46% tổng diện tích trồng quế toàn huyện. Diện tích trồng quế toàn huyện giảm từ 700,9 ha năm 2017 xuống còn 630,4 ha năm 2019.

Quế là loài cây bản địa phân bố tự nhiên tại huyện Ba Chẽ và được trồng tập trung trên địa bàn huyện từ năm 1997 theo chương trình hỗ trợ trồng

51

rừng của dự án PAM 5322. Quế là cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo và đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ qua nhiều thế hệ. Diện tích trồng quế toàn huyện cao nhất đạt 3.140 ha vào năm 2006. Sản phẩm quế Ba Chẽ được nhiều người biết đến, tuy nhiên do thời gian sinh trưởng trên 15 năm, đầu ra phụ thuộc nhiều vào nước ngoài và giá cả bấp bênh nên diện tích trồng quế tại huyện Ba Chẽ ngày càng bị thu hẹp.

3.1.2.2. Năng suất và sản lượng quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Bảng 3.2. Năng suất và sản lượng quế trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019

Năm Diện tích hiện

có (ha)

Diện tích khai thác trong năm (ha)

Năng suất bình quân (tấn/ha) Sản lượng thu được (tấn) 2017 700,9 33 19,5 643,5 2018 655,2 46 19,9 915,4 2019 630,4 25 21,5 537,5

(Nguồn: Phòng NN& PTNT huyện Ba Chẽ, năm 2019)

Năng suất và sản lượng quế của huyện Ba Chẽ từ năm 2017 đến năm 2019 không có sự biến động lớn, bình quân 1 ha cho năng suất 20,3 tấn/ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất quế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)