Một số đặc điểm hình thái của 10 giống đậu xanh nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập gen defensin liên quan đến khả năng kháng mọt ở cây đậu xanh (Trang 44 - 46)

STT Tên giống Màu sắc hạt Vỏ hạt Hình dạng

hạt

Khối lƣợng 1000 hạt (g)

1 DT Xanh mốc Nhăn Trụ 51,27 ± 0,15

2 DX123 Xanh bóng Nhăn Bầu dục 66,28 ± 0,01 3 DX14 Xanh mốc Nhăn Bầu dục 65,55 ± 0,01

4 DX16 Xanh mốc Trơn Trụ 59,48 ± 0,03

5 DX17 Xanh bóng Nhăn Ô van 53,35 ± 0,02

6 DX2 Xanh bóng Trơn Bầu dục 69,07 ± 0,05

7 DX22 Xanh bóng Trơn Ô van 69,14 ± 0,03

8 DX5 Xanh mốc Trơn Trụ 62,19 ± 0,02

9 DX6 Xanh bóng Trơn Ô van 64,13 ± 0,02

10 DX7 Xanh mốc Nhăn Trụ 48,41 ± 0,13

DT DX123 DT14 DX16 DX17

DX2 DX22 DX5 DX6 DX7

Kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, 10 giống đậu xanh thu thập được có sự đa dạng về màu sắc hạt, vỏ hạt, hình dạng hạt và khối lượng 1000 hạt. Hầu hết màu vỏ hạt của các giống đậu xanh nghiên cứu có 2 dạng là màu xanh mốc hoặc xanh bóng, vỏ hạt trơn hoặc nhăn.

Các giống đậu xanh khác nhau có khối lượng khác nhau, khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào kích thước và độ đồng đều của hạt. Hạt có kích thước nhỏ có chất lượng hạt cao hơn so với hạt có kích thước lớn, hạt to dễ tổn thương hơn hạt nhỏ. Tuy nhiên, thường kích thước hạt lớn thì khối lượng 1000 hạt sẽ lớn, sản lượng giống đậu xanh cao hơn, mục đích hướng đến tăng năng suất trong sản xuất đậu xanh. Khối lượng của 10 giống đậu xanh dao động từ 48,41 g đến 69,14 g. Trong các giống đậu xanh thì giống DX22 có khối lượng 1000 hạt cao nhất đạt 69,14 g vượt hẳn so với các giống đậu xanh còn lại, thấp nhất là giống DX7 có khối lượng 48,41 g. Có thể xếp thứ tự khối lượng 1000 hạt của các giống đậu xanh từ cao đến thấp như sau: DX22 > DX2 > DX123 > DX14 > DX6 > DX5 > DX16 > DX17 > DT > DX7.

3.2. Khả năng kháng mọt của các giống đậu xanh nghiên cứu

Hiện nay, bên cạnh việc sản xuất ra các giống đậu xanh có năng suất cao, phẩm chất tốt cần phải chú ý đến khả năng của hạt với các yếu tố chống chịu trước điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là mọt. Mọt là nguyên nhân gây ra những tổn thất nặng nề về số lượng và chất lượng hạt đậu xanh. Do đó, cần phải nghiên cứu để chọn tạo ra các giống đậu xanh có khả năng kh ng mọt tốt đ p ứng nhu cầu sản xuất.

Dưới đây chúng tôi tiến hành đ nh gi khả năng kh ng mọt của các giống đậu xanh nghiên cứu qua 2 trường hợp:

+ Đ nh gi khả năng kháng mọt dựa trên tỷ lệ số lượng hạt bị hại. + Đ nh gi khả năng kh ng mọt dựa trên tỷ lệ khối lượng hạt bị hại.

3.2.1. Xác định khả năng kháng mọt dựa trên tỷ lệ số lượng hạt bị hại

Để x c định được khả năng kh ng mọt của các giống đậu xanh nghiên cứu, số lượng hạt bị mọt ăn đã được x c định ở các thời điểm 20 ngày, 25 ngày,

30 ngày và 35 ngày lây nhiễm mọt nhân tạo, kết quả được trình bày ở bảng 3.2. Giống có tỷ lệ số lượng hạt bị ăn sau thời gian lây nhiễm thấp hơn thì giống đó khả năng kh ng mọt tốt hơn và giống nào có tỷ lệ số lượng hạt bị ăn cao hơn thì giống đó khả năng kh ng mọt kém hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập gen defensin liên quan đến khả năng kháng mọt ở cây đậu xanh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)