Trình độ và cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 48 - 50)

Chương 1 : Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ở Việt Nam

2.1. Ảnh hướng của Nho giáo đến đến định hướng nghề nghiệp

2.1.1. Trình độ và cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

1. Trình độ học vấn

Tỷ lệ biết chữ chung của cả nước là 92,6%, trong đó cao nhất là ở các vùng Đồng bằng Bắc Bộ (99,4%), Bắc Trung Bộ (98,6%) và Đông Nam Bộ (97,5%). Số năm đi học cao nhất bình quân tăng từ 4,6 năm (1979) lên 5,1 năm (1989); năm 1998 đạt 7,3 năm; trong đó thành thị đạt 8,8 năm, nông thôn đạt 6,9 năm; vùng cao nhất là Đồng bằng sông Hồng đạt 8,6 năm, vùng thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long đạt 5,9 năm [70]

Mặc dù trỉnh độ giáo dục phổ thông ở Việt nam là tương đối cao nhưng trỉnh độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực nước ta còn thấp.

Đến cuối năm 2003 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động là 17,5% [71]. Cụ thể:

- Có khoảng 4,9 triệu lao động có trỉnh độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề

- Khoảng 1,47 triệu lao động có trỉnh độ trung học chuyên nghiệp - Khoảng 1,3 triệu lao động có trỉnh độ cao đẳng, đại học

- Hơn 10.000 thạc sỹ

- Riêng tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư đến tháng 5-2002 có khoảng 13.500 người [72].

2. Cơ cấu trình độ đào tạo:

+ Hiện nay chúng ta có một vấn đề tồn tại đòi hỏi phải mau chóng chấn chỉnh, đó là vấn đề cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động được đào tạo, cụ thể là tỷ lệ lao động có trỉnh độ đại học trở lên - A (lấy đơn vị là 1) so với số lao động học xong trung học chuyên nghiệp - B và số công nhân kỹ thuật – C; tỷ lệ A:B:C đó là 1:1,1:3,7 [72]

Đem tỷ lệ này so sánh với tỷ lệ của các nước phát triển và đang phát triển, chúng ta lại gần với các nước phát triển hơn là các nước đang phát triển, một điều bất hợp lý.

Bảng 2.1 Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tại các nước phát triển, đang phát triển so với Việt Nam [73],

Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật (A+B) (%)

So với công nhân kỹ thuật(C) (%)

Các nước phát triển 82 18

Các nước đang phát triển 28 72

Việt Nam 36 64

Tỷ A:B:C 1:1,1:3,7 này nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trỉnh độ lao động được đào tạo của chúng ta. Đáng lưu ý là sự mất cân đối này chẳng những chưa được khắc phục mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng trong thời gian tới, bởi vì số học sinh bậc công nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp được đào tạo từ năm 1991 trở lại đây ngày càng giảm nhanh so với sự gia tăng học sinh bậc đại học, cao đẳng. Điều này làm cho nguồn lao động được đào tạo vốn đang rất thiếu ở nước ta nhưng lại bị ế thừa; tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", người "thiết kế" nhiều hơn người "thi công" về mặt tỷ lệ so với yêu cầu của thị trường lao động là một thực tế ở nước ta hiện nay.

+ Xem xét so sánh tỷ lệ cơ cấu đội ngũ lao động kỹ thuật của các nước phát triển và đang phát triển, Việt Nam lại cũng đứng gần các nước phát triển, lại càng thấy cơ cấu lao động của chúng ta rất bất hợp lý cần phải chấn chỉnh lại.

Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ lao động kỹ thuật các nước phát triển và đang phát triển [73] Các nước Loại hình cán bộ Các nước phát triển (%) Các nước đang phát triển (%)

1. Các nhà phát minh và đổi mới công nghệ 14 2.5

2. Các nhà quản lý 22 6.5

3. Các nhà kỹ thuật và công nghệ 36 9

4. Công nhân lành nghề 18 22

5. Công nhân không lành nghề và lao động giản đơn

Trong cơ cấu của lực lượng lao động nước ta, tỷ lệ lao động được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn rất bất cập về cơ cấu. Chúng ta thiếu cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là chuyên gia đầu ngành và công nhân lành nghề- kỹ thuật viên.

+ Cơ cấu ngành nghề trong số lao động kỹ thuật, cán bộ có trỉnh độ đại học cũng chưa hợp lý

Trong gần 60% số lao động làm việc ở lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thì số được đào tạo mới chỉ chiếm 7% [72]. Đây thực sự là một trở ngại lớn nhất khi tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tỷ lệ số sinh viên học ngành nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) cũng chỉ chiếm 5,05% tổng số sinh viên công lập [72], một tỷ lệ quá thấp so với yêu cầu của một nước chủ yếu còn là nông nghiệp như nước ta. Nguyên nhân ở đây có nhiều, nhưng trước hết là do chính sách chửa đủ mạnh để khuyến đưa khoa học vào sản xuất nông nghiệp, chưa khuyến khích cán bộ kỹ thuật về cơ sở sản xuất nông nghiệp. Trong nhân dân còn tâm lý coi thường các nghề nông, thậm chí coi công việc của nhà nông không phải là nghề. Nhiều cán bộ kỹ thuật cũng còn sợ lao động nông nghiệp "một nắng hai sương".

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)