Chương 1 : Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ở Việt Nam
2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến quan điểm giáo dục đào tạo con người
2.2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với giáo dục đào tạo con người Việt Nam
Trong lịch sử, Nho giáo rất quan tâm đến con người, giáo dục con người. Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và nền giáo dục chính thống Việt Nam cũng in đậm dấu ấn của Nho giáo, vì vậy ở một góc độ nào đó thì Nho giáo là một trong những bộ phận của truyền thống Việt Nam, tư tưởng giáo dục của Nho giáo cũng là một bộ phận của giáo dục truyền thống.
Thực chất thì trong lịch sử Việt nam có nhiều loại hình học tập nhưng khi nói đến việc học là mọi người chỉ nghĩ đó là học Nho học, nói đến người học lại chỉ nghĩ đến đó là nho sinh. Loại hình giáo dục ngoài học Nho học còn có nhiều loại: học Phật, học Đạo, học võ, học tính toán, học thuốc, học địa địa lý, học tướng số... Các lớp học thì phân ra từng nhóm với số người nhiều ít khác nhau, năng lực của thầy và trò thì không theo một chuẩn mực cố định, tất cả dựa vào sự đánh giá chủ quan của mỗi người. Nếu so sánh các loại giáo dục thì giáo dục của Nho học có hệ thống hơn cả. Có các cấp học từ trung ương đến tận địa phương: quốc học, tỉnh học, phủ học, huyện học, hương học; triều đình cắt cử người trông coi việc học và dạy học, có các chức danh: trung ương
có Tư đồ (triều Trần, Lê) hoặc thượng thư bộ Lễ (triều Nguyễn), các tỉnh có các Đốc học, phủ có Giáo thụ, huyện có Huấn đạo, ở các làng việc dạy học có các thầy đồ, nho sĩ. Người học thì có: sinh viên (Quốc tử giám), khóa sinh, nho sinh. Hệ thống giáo dục đó về cơ bản được giữ nguyên qua các thời đại nên đã chi phối mạnh đến việc học tập của dân, làm cho mọi người có thói quen hễ nói đến việc học là học Nho, nói đến người học là Nho sinh.
Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến đều coi trọng việc học, cả nhà nước và xã hội đều thấy việc học là vô cùng quan trọng, mọi người đều coi có học mới có thể thành người được, có học mới có thể biết được đạo làm người. Con người trong xã hội sống đều dựa vào "đạo, lấy câu "Nhân bất học bất tri đạo" (Lễ Ký) - Người không học thì không biết đạo để tự răn mình. Trẻ em từ nhỏ đã được răn dạy rằng "Ấu bất học lão hà vi" - Trẻ không học thì lớn biết làm gì. Triều đình phong kiến cũng rất con trọng việc học, coi rằng để chọn được người tài trị nước thì không gì bằng con đường học tập và thi cử. Có thể nói, do ảnh hưởng của Nho học mà cả xã hội Việt Nam ngày xưa đều rất coi trọng việc học. Và tư tưởng hiếu học đó đã trở thành truyền thống hiếu học của dân tộc ta.
Triều đình coi thi cử là biện pháp tốt nhất và chủ yếu để tuyển người, dùng người. Thời Lý chưa có điều kiện tổ chức các kỳ thi đều đặn, càng về sau việc thi cử càng chặt chẽ, đến đời nhà Trần việc thi cử đã đưa vào nền nếp với những quy định rõ ràng, cứ 7 năm tổ chức một lần, đến đời nhà Lê và kéo dài cho đến triều Nguyễn thì cứ 3 năm tổ chức một lần. Người đỗ đạt sẽ được ra làm quan, nghĩa là được đổi đời và có thân phận, đang từ thân phận nghèo hèn sẽ trở nên danh giá, có địa vị, tiền tài, bổng lộc. Ngay cả người đậu ở cấp thấp, tuy không được ra làm quan nhưng cũng được triều đình miễn cho hầu hết các nghĩa vụ phu phen, tạp dịch, đi lính; nếu đậu cao, đậu tiến sĩ thì được nhà vua ban cho ăn yến, chơi vườn thượng uyển, được khắc tên trên bia đá, được vua ban cho mũ áo rước về làng vinh qui bái tổ, để hiển danh. Từ điều kiện đó mà trong xã hội có nhiều người đã không chọn con đường sản xuất làm ăn mà chọn con đường công danh, lấy mục tiêu học tập - thi cử là mục tiêu cả đời, suốt đời đi học mong thi đỗ để làm quan. Xã hội cũng có tâm lý
coi trọng những người suốt đời học tập, thi cử đó - "chẳng tham ruộng cả ao liền, tham vì cái bút cái nghiên anh đồ".
Chế độ học tập và thi cử đó tác động đễn toàn xã hội cả tốt và xấu. Mặt tốt là tạo được truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống coi trọng người có học. Chế độ trên còn đào tạo ra những con người biết sống đúng đạo làm người, biết quan tâm đến người khác, biết sống có văn hóa, và tạo nên nhưng "con người có nhân cách lớn" kiên cường, vững vàng "như cây thông đứng vững trong gió bão" với tấm lòng son sắt vì nước, vì dân, chứ không phải chỉ là những "túi đựng kiến thức" như cây sậy sẵn sàng rạp mình trước gió nhẹ. Mặt xấu là chế độ khoa cử đó đã tạo ra tâm lý học là để đỗ đạt, việc học trở thành việc học để thi chứ không phải để thực hành làm việc, người dạy và người học theo lối từ chương chứ không khuyến khích để ý nghiên cứu và phát huy những ý nghĩa sâu xa của Nho học. Mục đích học để đi thi mong đỗ làm quan nên rất ít người đạt được nguyện vọng, chỉ một số ít người thi đỗ và một số ít nữa được bổ nhiệm ra làm quan, số còn lại thì quay về làng với tình cảnh "thợ cày không hay, cày không biết", ngậm ngùi cực nhọc với cuộc sống. Nội dung học tập của Nho giáo cũng không tính tới giáo dục mỹ học và thể dục là những mặt rất cần cho sự phát triển toàn diện của con người. Ngay cả mặt kiến thức của Nho học cũng không chú trọng tới những những kiến thức về giới tự nhiên và về sản xuất vật chất là những kiến thức cần thiết cho sự phát triển của xã hội, khiến cho người học bỡ ngỡ trước các hiện tượng và quy luật vận động của giới tự nhiên, đi tới thần bí hóa, khiến họ không tham gia vào được quá trình sản xuất, không đóng góp trực tiếp cho quá trình đó, có khi còn kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thực trạng nền giáo dục của chúng ta hiện nay có thể nói là đang đứng trước những nguy cơ khủng hoảng rất lớn, nó thể hiển không chỉ qua những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục mà quan trọng hơn là nó chưa kịp thích ứng những chuyển đổi to lớn của nền kinh tế-xã hội đất nước hiện nay, chưa đáp ứng được những nhu cầu nhân lực ngày càng cao, chưa thích ứng được với nền kinh tế thị trường. Có ý kiến cho rằng, chúng ta chỉ có những biện pháp đơn lẻ, giải quyết những hiện tượng mà thiếu một triết lý cho nền giáo dục,
chúng ta đang cố gắng bảo tồn những giá trị dường như đã lỗi thời so với thực tiễn, đã có bài báo nhận xét "giáo dục là một ốc đảo giữa thị trường". Trong nhiều những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ những tư tưởng không còn phù hợp, những hệ lụy về tư duy và tâm lý từ quá khứ và truyền thống để lại.
Thế chế xã hội theo Nho giáo chỉ mở ra một con đường độc đạo để sống sung sướng là kiếm danh vị, học - thi đỗ - làm quan. Nho học đã trở thành cánh cửa hầu như duy nhất - thông qua thi cử và đỗ đạt - để tiến thân. Trong văn học cũng như các giai thoại dân gian chúng ta gấp rất nhiều những tấm gương phụ nữ tần tảo nuôi chồng hoặc nuôi con ăn học để lều chõng đi thi trong nỗi đợi chờ khắc khoải một ngày kia anh học trò vinh quy bái tổ rồi "một người làm quan cả họ được nhờ". Có thể nói trong toàn bộ lịch sử Việt Nam cho đến thời Pháp thuộc, anh học trò đồng nghĩa với người học chữ Nho - tức là chữ Thánh hiền, người uyên bác là người thông thạo Tứ thư Ngũ kinh, và như thế nhà Nho có thể coi đồng nghĩa với tri thức. Thế nhưng những tri thức mà Nho học và chế độ học tập- thi cử của Nho giáo đào tạo nên lại có rất nhiều hạn chế. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam đã đào tạo ra hàng nghìn tiến sĩ, trong đó có hơn 50 trạng nguyên. Đại diện tiêu biểu nhất của những tri thức Nho học chính là các tiến sĩ được ghi tên trong văn miếu, nhưng thực ra trong số những người được ghi tên trong bia đá có mấy người để lại một công tích gì đó cho đất nước, đem lại một sự cải cách hoặc tiến bộ nào ngoài một vài câu đối, một vài bài bài phú hay thơ Đường. Rợn ngợp dưới cái bóng quá lớn của các thánh nhân, người học trò Việt Nam tự nhốt mình trong những khuân phép bất di bất dịch, tự hạn chế mục đích và tư duy của mình vào việc thi cử theo khuân mẫu. Tính chất giáo điều của hệ thống thi cử đã hạn chế đến mức cao nhất tu duy sáng tạo, kết quả là chính những người không có tư duy sáng tạo lại có nhiều cơ hội để đỗ đạt và thăng tiến.
Nho giáo quá coi trọng quá khứ, thiên về nêu gương các thánh hiền đời xưa, coi mọi thứ của Thánh hiền nói ra là hoàn hảo, người sau chỉ theo học mà ít tranh luận. Các đời tiếp theo mấy nghìn năm vẫn cứ theo Nho học, ít thay đổi theo thời đại, vì thế tiến bộ quá chậm. Người học chỉ biết tới tên tuổi của một vài "Thánh nhân" và một vài cuốn sách được coi là "Kinh điển". Mọi mục
tiêu đuợc vạch ra từ đây, một chỉ dẫn đều được lấy ra từ đấy. Mọi người noi theo Thánh nhân nhưng không bao giờ có thể trở thành Thánh nhân, mọi người phải học theo Kinh điển nhưng cũng chẳng bao giờ đọc hết Kinh điển. Nếu chúng ta thành công, thì đó là vì ta đã làm theo đúng Kinh điển. Nếu chúng ta thất bại, thì đó là vì ta đã hiểu không đúng lời dạy của Thánh Nhân. Kinh điển, như vậy, trở thành khuôn vàng thước ngọc đồng thời cũng là giới hạn, hay nói đúng hơn là nhà tù của trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, còn giáo dục chỉ còn là một quá trình ám thị để buộc người học phải chấp nhận một cách vô điều kiện những khuôn vàng thước ngọc trong Kinh sách.
Tình trạng trên kéo dài hàng nghìn năm, chính nó đóng vai trò quyết định vào việc tạo nên tâm lý cam chịu và thụ động của đại đa số người Việt, một tâm lý tiếp tục tồn tại và phát huy ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cả ngày nay. Trong các trường học Việt nam, moi người đều công nhận rằng học sinh Việt Nam chăm học, nhưng tiếc thay chăm học không không đi đôi chăm nghĩ. Vì thế có một thực tế có vẻ nghịch lý là đại đa số sinh viên Việt Nam, kể cả những sinh viên du học ở nước ngoài, khi học có kết quả rất tốt nhưng ra trường làm việc lại tồi.
Nền giáo dục của chúng ta hiện nay có khuynh hướng trang bị cho người học lượng kiến thức càng nhiều càng tốt, với mục đích để họ có thể có một nền tảng vững chãi khi ra trường. Khuynh hướng này có cội nguồn lâu đời từ việc sĩ tử phải thông thuộc Tứ Thư, Ngũ Kinh. Tinh thần giáo dục ấy trải qua hàng ngàn năm dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người, kể cả những người làm công tác giáo dục lẫn những người ngoài ngành. Nhưng trong bối cảnh bùng nổ thông tin, sự can thiệp mạnh mẽ của công nghệ vào giáo dục và tự giáo dục như hiện nay thì tinh thần ấy đã không còn phù hợp nữa. Ở nước ta hiện nay, nhiều sinh viên đào tạo ra có nguy cơ lạc hậu ngay khi nhận bằng tốt nghiệp, nhiều cơ sở sử dụng lao động phải bỏ tiền và thời gian ra đào tạo lại, hoặc phải làm những công việc giản đơn không đúng chuyên môn. Đó là vì chúng ta đã quá tập trung vào kiến thức mà ít chú trọng đến kỹ năng xử lý vấn đề, kiến thức nhanh chóng bị lỗi thời, và những kiến thức kinh viện bị lỗi thời mà nhà trường đã trang bị cho sinh viên đa phần không giúp ích gì cho họ trong khi xử lý tình huống thực tế, đôi khi còn lại
làm cản trở họ. Nếu chúng ta tập trung chú trọng đến kỹ năng xử lý vấn đề thì với những kiến thức cơ bản của trường đại học, sinh viên ra trường có thể nhanh chóng nắm bắt vấn đề mới, giảm thiểu nguy cơ lạc hậu và bị sốc trước thực tế. Chúng ta cần phải có những đổi mới căn bản trong nền giáo dục hiện nay, theo tinh thần "thực học, thực nghiệp", chú trọng đến những kỹ năng xử lý vấn đề, tránh tình trạng học sinh không thể mang được những hành trang kiến thức thu nhận trên lớp ra khỏi cổng trường.
Ngày nay khi cơ chế thị trường ngày càng len lỏi vào mọi tế bào xã hội, mọi ngõ ngách của đời sống tinh thần thì các biểu hiện phi đạo đức bùng lên như những cơn lốc làm xao động cả nền tảng đạo đức xã hội. Những hiện tượng con cái bất hiếu, đối xử tệ bạc với cha mẹ, anh em ly tán tranh giành tài sản, các vụ ly hôn xảy ra ngày càng nhiều làm rạn vỡ gia đình truyền thống. Ngoài xã hội, các tệ nạn tham nhũng, ma túy, mại dâm, buôn lậu, làm hàng giả làm nhức nhối cơ thể xã hội. Nghiêm trọng hơn là tại các cơ quan công quyền, tồn tại một số bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất, tham ô, lười biếng, quan liêu, cửa quyền...đã làm giảm đi rất nhiều niềm tin của dân chúng.
Hiện tượng sa sút phẩm chất đạo đức thông thường của một bộ phận học sinh với nhiều lứa tuổi đã bộc lộ, đặc biệt là các phẩm chất đạo truyền thống của dân tộc, ngày càng nhiều số học sinh thiếu lễ độ với người lớn, nói tục chửi bậy, gây gổ đánh nhau, vi phạm pháp luật, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi...một số trở thành sự côn đồ hung hãn, hành động càn quấy, bộc phát không có tính nhân văn. Người lạc quan nhất cũng có thể nhìn thấy sự suy giảm đạo đức đó trong lớp trẻ, điều đó có nguyên nhân một phần là sự yếu kém, chưa chú trọng giáo dục đạo đức đúng mức của ngành giáo dục, nhưng phần chủ yếu đó chính là các hành động của người lớn trong xã hội đã dạy cho lớp trẻ. Con người chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, vì lợi ích vật chất mà sẵn sàng đấu đá, thậm chí chém giết nhau. Trong các cơ quan công quyền, công an, tòa án, y tế, giáo dục, trường học, bệnh viện, kiểm lâm, giao thông, địa chính, bảo hiểm, thương binh xã hội... các tấm gương xấu của người lớn đang hành sự là tham ô, dối trá, lừa bịp, tranh giành, dẫm đạp lên nhau; công an và tội phạm sánh vai, tòa án, kiểm sát ăn bên này ép bên kia, ăn bên kia ép bên
nọ, đổi trắng thay đen, thầy giáo gạ tình lấy điểm, bán điểm, bác sĩ mặc cả kiếm tiền trên sự đau đớn vật vã của bệnh nhân, kiểm lâm đồng nghĩa với lâm tặc, giao thông xây dựng dối trá, cẩu thả, làm vừa xong đã hỏng, ăn chặn không từ tiền thương binh liệt sĩ, xà xẻo các khoản cứu trợ… Khách sạn, nhà hàng, vũ trường biến thành động lắc, ổ mại dâm trá hình, cà phê đèn mờ, quán nhậu trở thành mại dâm biến tuớng tồn tại với số lượng lớn . Những điều như vậy vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ quanh ta và thực ra nhiều điều mà chúng ta biết cũng chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Trong bối cảnh như vậy các giá trị đạo đức Nho giáo hiện nay rất được quan tâm, cả trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nhiều giá trị đạo đức Nho giáo đã được tuyên truyền hồi phục, tuy