Định hướng giáo dục đào tạo con người trong thời kỳ Côngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 76 - 79)

Chương 1 : Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ở Việt Nam

2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến quan điểm giáo dục đào tạo con người

2.2.2. Định hướng giáo dục đào tạo con người trong thời kỳ Côngnghiệp

hóa - Hiện đại hóa

Việc đào tạo giáo dục con người, xây dựng phát triển nguồn lực con người để đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong văn kiện Đại hội đảng VII có nêu rõ mục tiêu giáo dục đào tạo "Hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động, sang tạo, có đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ

trẻ theo hướng toàn diện, có năng lực chuyên sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần".

Các phẩm chất căn bản của con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa được chỉ ra ngày càng rõ nét. Trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII cũng phác họa mô hình con người Việt Nam cần hướng tới, đó là "con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". Tinh thần này được khẳng định lại trong Nghị quyết đại hội Đảng VIII, nghị quyết Trung ương 2 (nghị quyết về giáo dục và đào tạo) đã chỉ rõ:"nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa-hiện đại hóa dất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc; có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỉ luật, có sức khỏe, là người thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng và chuyên".

Như vậy giáo dục đào tạo con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa vẫn là con người phát triển toàn diện vừa có tài vừa có đức. Tuy nhiên nội dung tài và đức có những nét khác về nội dung so với mẫu người đạo đức Nho giáo, khác với mẫu người tư sản, hướng tới con người tự do như Mác đã đề cập.

Quan niệm của Nho giáo, của cha ông ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định "đức là gốc của con người". Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII cũng khẳng định giáo dục đào tạo phải hướng tới đào tạo những con người "có đạo đức trong sáng".

Để đáp ứng công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng Xã hội chủ nghĩa trước hết con người phải có đức. Đặc biệt là trong bối cạnh hiện nay: tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ

chưa được khắc phục, thì việc giáo dục đào tạo xây dựng con người có đức càng trở nên quan trọng. Bởi vậy mà Đảng ta hết sức nhấn mạnh đến vấn đề đạo đức con người. Đạo đức hiện nay phải bao chứa trong nó giá trị truyền thống của người Việt Nam cũng như những giá trị mới của xã hội hiện đại. Điều đó có nghĩa là không hoàn toàn giữ nguyên các nội dung các giá trị đạo đức cũ, cũng như không rập khuân những giá trị đạo đức hiện đại như của phương Tây. Trên cơ sở giữ lại cái cối lõi, cái hạt nhân hợp lý, chọn lọc kế thừa vận dụng vào xã hội hiện đại mà có những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp với truyền thống con người Việt Nam nhưng lại thích ứng với xã hội mới.

Giá trị tinh thần của người Việt Nam là " yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, thờ kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, thương yêu giống nòi, tôn trọng lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh". Giáo sư Trần Văn Giàu khái quát đó là các đặc tính: Yêu nước, thương người, cần cù, sáng tạo, trọng nhân nghĩa. Mặc dù trong những năm đổi mới chuyển sang kinh tế thị trường các mức thang giá trị xã hội có nhiều biến đổi, tư duy con người cũng đổi khác nhưng nhìn chung con người Việt Nam vẫn đề cao giá trị đạo đức. Bàn về giá giá trị đạo đức mới có nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ không thể giữ y nguyên các giá trị đạo đức cũ như : nhân - nghĩa - lễ - trí - tín của Nho giáo xưa mà phải có những bổ sung thay đổi. Đạo đức cũng không chỉ được xem xét thuần túy trong mối quan hệ giữa người với người, ngày nay đạo đức cần được xem xét trong quan hệ với môi trường thiên nhiên - đạo đức môi sinh, xem xét trong quan hệ với công việc - đạo đức nghề nghiệp, xem xét trong các quan hệ kinh tế... Đạo đức cũng phải được xem xét đánh giá tùy trong hoàn cảnh cụ thể, nói khái quát thì người có đạo đức trong gia đình phải là một thành viên tốt trong các quan hệ gia đình, ra ngoài xã hội phải là một công dân tốt trong các quan hệ xã hội.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang đứng trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ thông tin, quan hệ nước ta với các nước trên thế giới ngày càng tăng... đã tạo ra nhiều tiền đề khách quan cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác các nguy cơ khách quan dẫn đến tụt hậu xa về kinh tế

luôn tiềm tàng ẩn hiện... Những vấn đề đó đòi hỏi con người Việt Nam trong thời kỳ này phải có những chuyển biến lớn mới có khả năng đáp ứng nhiệm vụ của công cuộc Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Tìm hiểu về con người Việt nam trước đây cho thấy, suốt ngàn năm chịu ảnh hưởng sâu nặng của Nho giáo trong hệ tư tưởng, trong chuẩn mực đạo đức, trong giáo dục làm con người Việt Nam có những hạn chế rất lớn, tư duy có sức ỳ nặng, xa lạ với tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến. Nền sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu xa lạ với tác phong công nghiệp, kỷ luật công nghiệp. Quan niệm đẳng cấp nặng nề cùng thứ bậc chặt chẽ trong lãng xã, dòng họ khuôn con người vào "danh vị" xa lạ với tư duy sáng tạo. Muốn đất nước ta trở thành nước công nghiệp tiên tiến phải có những cuộc cách mạng thay đổi hẳn những nếp cũ trong lối tư duy con người Việt Nam - mà một trong những lĩnh vực phải làm trước tiên đó là giáo dục đào tạo con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)