Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh bắc giang (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dƣơng và Quảng Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên, tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông, diện tích tự nhiên là 3.843,9 km2. Bắc Giang có 10 huyện, thành phố gồm Thành phố Bắc Giang và 09 huyện, trong đó có 06 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên). Toàn tỉnh hiện có 230 xã, phƣờng, thị trấn.

Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến vùng đồng bằng Sông Hồng, trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hệ thống giao thông của tỉnh tƣơng đối thuận lợi với hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông; đƣờng bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, QL 31, Quốc lộ 37, Quốc lộ 279; các tuyến đƣờng sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Quảng Ninh - Kép - Thái Nguyên; đƣờng sông với 3 con sông lớn trên địa bàn là sông Cầu, sông Thƣơng, sông Lục Nam đảm bảo kết nối thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nƣớc sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng, các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn và các tỉnh trong khu vực.

3.1.1.2. Khí hậu

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng Đông bắc bộ với 4 mùa rõ rệt: Mùa đông khô, lạnh từ tháng 11 năm trƣớc tới tháng 1 năm sau; mùa hè nóng, mƣa nhiều từ tháng 5 tới tháng 7; mùa xuân ấm, ẩm từ tháng 2 đến tháng 4; mùa thu khí hậu ôn hòa từ tháng 7 đến tháng 10. Nhiệt độ

trung bình năm khoảng 230-240 C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất, khoảng 150C, tháng nóng nhất là tháng 06, tháng 07 có nhiệt độ trung bình khoảng 290

C. Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.600 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 05 đến tháng 09 hàng năm, tháng 12, tháng 01, tháng 02 là những tháng có lƣợng mƣa thấp nhất trong năm. Độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó các tháng mùa đông có độ ẩm không khí từ 74% - 80%, các tháng mùa hạ lên tới 85%.

Số giờ nắng trung bình ở tỉnh khoảng từ 1.200 đến 1.450 giờ. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 7 đến tháng 9, trung bình số giờ nắng mỗi tháng từ 140 đến 180 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng 1 và tháng 3, trung bình chỉ từ 12 đến 36 giờ mỗi tháng.

3.1.1.3. Địa hình

Địa hình của tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, độ cao và độ dốc trung bình giảm dần (từ gần 500m xuống còn khoảng 100m so với mặt nƣớc biển và từ khoảng 200

xuống gần 00), bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, hồ. Địa hình của tỉnh bao gồm 02 tiểu vùng: vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, với đặc trƣng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng, độ cao trung bình 100 ÷ 150m, độ dốc từ 10 ÷150; vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao, địa hình chia cắt mạnh, tiếp giáp với đỉnh Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh và vùng núi tỉnh Lạng Sơn. Độ cao trung bình ở vùng địa hình này 300 - 400m, cao nhất là đỉnh Yên Tử (1.086m), độ dốc phần lớn trên 25o

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh bắc giang (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)