Giải pháp cho giai đoạn kiểm tra thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh bắc giang (Trang 92 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách thực thi chính

4.2.3. Giải pháp cho giai đoạn kiểm tra thực hiện chính sách

4.2.3.1.Hoàn thiện hệ thống thông tin phản hồi

- Xây dựng hệ thống báo cáo từ cơ sở: Một thực tế cho thấy là các báo cáo khuyến công cấp tỉnh hiện nay thƣờng chậm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay chƣa hình thành đƣợc mạng lƣới khuyến công từ cấp huyện đến cấp cơ sở. Do vậy nhu cầu cấp thiết hiện nay là phải hình thành đƣợc mạng lƣới khuyến công cấp cơ sở, bởi ngoài việc thông kê, tham mƣu trong xây dựng và thực hiện các chƣơng trình, đề án khuyến công, mạng lƣới khuyến công cấp cơ sở còn có vai trò tổng hợp cung cấp, báo cáo số liệu, phản ánh tình hình thực tế hoạt động khuyến công ở địa phƣơng một cách chính xác, kịp thời, thƣờng xuyên, có trọng tâm trọng điểm thay cho những báo cáo văn bản hành chính còn chung chung nhƣ hiện nay.

4.2.3.2.Hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá thực hiện chính sách

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giám sát ở cơ sở đƣợc tạo lập theo hƣớng tạo điều kiện cho cộng đồng ở địa phƣơng, cơ sở thực hiện công tác giám sát các dự án khuyến công trên địa bàn. Sở Công Thƣơng Bắc Giang sẽ là cơ quan có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, xem xét nội dung để trả lời, xử lý đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền khi có yêu cầu của Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng hoặc Ban Thanh tra nhân dân; đồng thời có trách nhiệm thực hiện công bố công khai quy hoạch phát triển công nghiệp, các quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến hoạt động khuyến công, đây chính là tiền đề trong tạo điều kiện để cộng đồng địa phƣơng thực hiện giám sát.

Hiện nay chính sách khuyến công Bắc Giang chủ yếu dùng tác động kinh tế thông qua hoạt động hỗ trợ phƣơng pháp này đã phát huy hiệu quả nhất định nhƣng các cơ sở chƣa thực sự mặn mà do kinh phí quá thấp mà nhu cầu thực sự của doanh nghiệp về tài chính là vốn rất lớn. Do vậy thời gian tới chính quyền tỉnh Bắc Giang cần xây dựng cơ chế, chính sách để có sự phối hợp giữa các tổ chức kinh tế, ngân hàng đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội với chính quyền cấp tỉnh mà đầu mối là Sở Công Thƣơng Bắc Giang trong việc tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuộc đối tƣợng thục hƣởng chính sách khuyến công đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi về lãi suất hoặc đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tƣ, đây là chính sách cần đƣợc khuyến khích phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp đồng thời giảm đƣợc gánh nặng ngân sách. Qua điều tra khảo sát thì có tới 37/40 cơ sở có nhu cầu về vốn vay ƣu đãi lãi suất do vậy thời gian tới cần có điều chính chính sách theo hƣớng Trung tâm Khuyến công & Tƣ vấn PTCN có vai trò là trung gian, cầu nối cho cơ cho cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận với các tổ chức tín dụng, cùng với tổ chức tín dụng thẩm định cho vay và hỗ trợ lãi suất theo quy định.

Chính sách đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề cũng cần có sự điều chỉnh tránh tình trạng phân bổ kinh phí dàn trải nhƣ hiện nay (một nhóm đối tƣợng nhƣng nhiều ngành cùng tiến hành thực hiện) gây lãng phí nguồn lực tài chính.

Trong hỗ trợ phải có chọn lọc ƣu tiên cho cơ sở trong làng nghề để làm đầu tàu phát triển, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề CNNT và các làng nghề TTCN trên cơ sở đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân, nâng cao năng lực quản lý từng bƣớc hình thành các hội ngành, nghề tạo ra sự hợp tác nâng cao sứ cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đẩy mạnh các chƣơng trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Nội dung chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng cần đổi mới theo hƣớng nâng cao mức hỗ trợ, có trọng tâm, trọng điểm, theo tỷ lệ %, đảm bảo phù hợp với đối tƣợng và tổng mức đầu tƣ của cơ sở công nghiệp nhằm nâng cao sức hấp dẫn và phát huy hiệu quả của chính sách này.

KẾT LUẬN

Bắc Giang là địa phƣơng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển công nghiệp nhƣng chƣa đƣợc phát huy, hiện vẫn là tỉnh nghèo, giá trị sản xuất công nghiệp thấp, thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ bằng ½ mức thu nhập trung bình cả nƣớc vì vậy đang rất cần các chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp, là một trong những chính sách đó nên khuyến công đang đƣợc chính quyền tỉnh Bắc Giang rất quan tâm. Sau thời gian triển khai thực hiện chính sách đã nhận đƣợc sự đồng thuận của chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phƣơng và có những đóng góp đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bên cạnh những thành tựu thì trong quá trình triển khai thực hiện, tổ chức thực thi chính sách chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, bất cập, những hạn chế, bất cập ấy không rơi trọn vào một khâu hay một quá trình trong tổ chức thực thi chính sách, nó trải dài theo suốt quá trình thực thi. Nguyên nhân chính của những tồn tại, hạn chế đó là do đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công hiện nay còn thiếu về số lƣợng, việc ban hành văn bản hƣớng dẫn của chính quyền tỉnh còn chậm, công tác xây dựng kế hoạch thiếu tính khoa học, chƣa phù hợp với thực tế, kinh phí khuyến công ít, giải ngân chậm, thủ tục hành chính còn rƣờm rà…

Để giải quyết đƣợc những tồn tại, hạn chế trên, trong tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang cần phải đổi mới trong truyền thông chính sách, bổ sung biên chế cho Trung tâm Khuyến công và Tƣ vấn phát triển công nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành của tỉnh, sự phối hợp với Cục Công nghiệp địa phƣơng Bộ Công Thƣơng trong bố trí và sử dụng kinh phí khuyến công, cần đổi mới công tác lập kế hoạch khuyến công 05 năm cũng nhƣ hàng năm của tỉnh, đồng thời cần xây dựng cơ chế giám sát việc tổ thực hiện chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh có nhƣ vậy thì tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang mới sớm đƣợc hoàn thiện đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển công nghiệp ở địa phƣơng.

Luận văn đã hoàn thành tuy nhiên khó có thể tránh đƣợc những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học, đồng nghiệp, chuyên gia để luận văn nâng cao chất lƣợng, có những đóng góp tích cực vào thực tế, nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thế Anh và Lê Thị Nhâm, 2005. Một số suy nghĩ về cải cách khuyến công và mạng lưới khuyến công cơ sở. Tạp chí Phát triển Nông thôn của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt nam, Số 15, trang15-17.

2. Nguyễn Sỹ Cảnh, 2013. Tổ chức thực thi chính sáchưu đãi về đất đai nhằm khuyến khích đầu tư vào địa bàn tỉnh Lai Châu. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Đỗ Kim Chung, 2005. Phương thức và chính sách chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công nghiệp nông thôn ở miền núi và Trung du phía bắc. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.

4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang: Nhà xuất bản Thống kê.

5. Phạm Bảo Dƣơng, 2009. Nghiên cứu chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội;

6. Nguyễn Văn Long, 2006. Khuyến công. Hà Nội: Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội;

7. Nguyễn Thị Lệ Thủy và Bùi Thị Hồng Việt, 2012. Chính sách kinh tế - xã hội (chính sách công). Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

8. Vừ A Tiến, 2013. Tổ chức thực thi chính sách của nhà nước về hỗ trợ đồng bào La Hủ, Cống, Mảng. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân; 9. Trung tâm khuyến công và tƣ vấn phát triển công nghiệp Bắc Giang, 2011-

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP A.Thông tin cơ bản về cuộc khảo sát

1. Cá nhân tiến hành:

- Họ và tên: Phan Mạnh Thức

- Đơn vị công tác: Sở Công Thƣơng tỉnh Bắc Giang

2. Mục đích khảo sát: Phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn cao học

B. Nội dung khảo sát

Phần 1. Thông tin chung về ngƣời trả lời phiếu

1.Họ và tên……… ………Tuổi……… Giới tính: Nam  Nữ  2. Đơn vị công tác………Chức vụ……….. 3. Dân tộc Kinh  Dân tộc khác 

4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Trên đại học  Đại học  Cao đẳng 

Trung cấp  Chƣa qua đào tạo 

5. Số năm công tác…….

Phần 2. Đánh giá của DN về giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến công

1. Ông/bà biết đến chính sách khuyến công qua kênh thông tin nào?

Mạng Internet, sách, báo, truyền thanh, truyền hình 

Do cơ quan chính quyền phổ biến 

Qua giới thiệu của bạn bè  Khác 

2. Ông/bà có đánh giá như thế nào về mức độ tạo điều kiện trong hoạt động khuyến công đối với doanh nghiệp thời gian vừa qua?

Bình thƣờng  Thuận lợi  Khó khăn. 

3. Ông/bà có đánh giá như thế nào về mức hỗ trợ kinh phí khuyến công?

4. Ông/bà có đánh giá như thế nào về mức độ các thủ tục hành chính trong hoạt động khuyến công?

Bình thƣờng  Thuận lợi  Khó khăn 

5. Ông/bà có đánh giá như thế nào về năng lực của cán bộ khuyến công trên các mặt sau?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

Tốt Trung bình Kém 1. Trình độ chuyên môn

2. Phƣơng pháp khuyến công

3. Thái độ nhiệt tình và sự năng động

6. Chính sách trong hoạt động khuyến công thời gian gần đây?

Rất phù hợp  Phù hợp  Chƣa phù hợp 

7. Ông/bà cho đánh giá về một số vấn đề sau trong công tác phổ biến chính sách khuyến công?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

Phù hợp Ít phù hợp Chƣa phù hợp 1. Nội dung tập huấn

2. Phƣơng pháp tập huấn 3. Tài liệu tập huấn

8. Theo Ông/bà, để hoàn thiện các giải pháp thúc đẩy hoạt động khuyến công trên địa bàn thì cần phải làm tốt những vấn đề gì?

……… ………

Ghi chú: Ông/bà đánh dấu (X) vào các ô được lựa chọn đối với mỗi câu hỏi

Xin chân thành cảm ơn ông/bà!

Ngày...tháng...năm 2014

Ngƣời đƣợc phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh bắc giang (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)